Nghiên cứu về tự do hóa thương mại

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về tự do hóa thương mại

Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tự do hóa thương mại từ trước đến giờ, nhất là trong bối cảnh thế giới đang thay đổi từng ngày. Các học giả nghiên cứu, phân tích, tìm tòi để chỉ ra rằng tự do hóa thương mại thực sự là như thế nào. Tự do hóa thương mại có thực sự đem lại lợi ích cho quốc gia hay tự do hóa thương mại có thể đo được bằng các tiêu chí nào, hoặc tự do hóa thương mại có quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực nào trong phát triển kinh tế. Về mặt lý thuyết, có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu về tự do hóa thương mại trong đó có thể kể đến đầu tiên là Adam Smith – cha đẻ của kinh tế học. Ông đưa ra quan điểm tự do hóa thương mại đầu tiên trong cuốn ―The wealth of nations‖ vào năm 1776. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất thay vì sản xuất mọi thứ để đáp ứng nhu cầu, lý thuyết này là nền tảng cho thương mại quốc tế khi chỉ ra các quốc gia nên thực hiện trao đổi để bù đắp cho nhau khi tiến hành chuyên môn hóa thay vì tự cung tự cấp. Học giả David Recardo cũng đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết của Adam Smith về tự do hóa thương mại trong tác phẩm “Các nguyên lý về Thuế khóa và Kinh tế chính trị” vào năm 1817 (“Principles of Political Economy and Taxation”). Các nhà kinh tế học về sau đều ủng hộ quan điểm này trên cơ sở phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của David Recardo. Về các nghiên cứu thực chứng, cũng có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là các nghiên cứu của các nhà kinh tế học ở thập niên 70 của thế kỷ 20 - các nhà kinh tế học Anne Krueger và Jagdich Bhagvati;

Sachs and Warner. Hai nhà kinh tế học Anne Krueger và Jagdich Bhagvati đã cho ra đời tác phẩm “Protectionism” vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20 dựa trên lý thuyết của Adam Smith khi nghiên cứu về chủ nghĩa bảo hộ ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở phân tích sự không tương đồng giữa việc bảo hộ bằng hạn ngạch và thuế quan, các nhà kinh tế này cho rằng tự do hóa thương mại ở các nước đang phát triển là một quá trình chuyến dịch khỏi các hạn chế bằng hạn ngạch với những tỷ giá hối đoái mất cân bằng. Điều đó hàm ý rằng quá trình tự do hóa thương mại sẽ đƣợc tiến hành đồng thời với những cải cách về thuế và tỷ giá hối đoái hay những cải cách chính sách trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế; Sachs and Warner đã

thực hiện nghiên cứu thực chứng trong giai đoạn những năm 1970 đến 1980 ở nhiều quốc gia khác nhau có thực hiện tự do hóa thương mại và đưa ra quan điểm về tự do hóa thương mại bao gồm năm yếu tố liên quan đến chính sách thương mại. Một quốc gia đƣợc coi là đóng cửa nếu có ít nhất một trong các tiêu chí sau: Tỷ lệ thuế suất trung bình là 40%; Hàng rào phi thuế quan chiếm 40% hoặc hơn nữa trong thương mại; Tỷ giá ở thị trường chợ đen giảm xuống 20% hoặc hơn so với tỷ giá chính thức; Nhà nước độc quyền về đa phần các hoạt động xuất khẩu; Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Thực tế hầu hết các nghiên cứu về tự do hóa thương mại thường gắn với một lĩnh vực cụ thể nào đó. Việc thực hiện tự do hóa thương mại của một quốc gia thường thể hiện ở việc cam kết hạ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nên các nghiên cứu liên quan đến tự do hóa thương mại thường gắn một tổ chức hay một hiệp định cụ thể để đo mức độ tự do hóa thương mại. Tác giả đã tìm hiểu hàng loạt các công trình, các bài viết viết về thước đo tự do hóa thương mại trên thế giới với mục đích tìm hiểu cách thức đo tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển nhằm áp dụng cho việc nghiên cứu. Điển hình cho cách thức đo tác động về tự do hóa thương mại, cụ thể là đo độ mở của thương mại phải kể đến: “Measures of trade openness using CGE annalysis‖ của P.J Lloyd, D. MacLaren vào năm 2000.

Bài viết này dựa trên mô hình cân bằng tổng thể CGE bao gồm một nhóm các biện pháp để đo độ mở của một nền kinh tế dựa trên khoảng cách giữa các đơn vị đƣợc tính toán và sự diễn giải về phúc lợi xã hội để đo độ mở của chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia; Trong năm 2007, một nghiên cứu nữa về vấn đề này là “A guide to Measures of Trade Openness and Policy‖ của H Lane David. Công trình này đã thu thập tổng hợp hơn 30 thước đo khác nhau về tự do hóa thương mại và chia thành sáu nhóm yếu tố: Tỷ lệ thương mại; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu;

Chính sách giá; Thuế quan; Hàng rào phi thuế; Các chỉ số tổng hợp. Trong đó, ba yếu tố đầu tiên liên quan đến sản lƣợng còn ba yếu tố sau liên quan đến chính sách.

Tác giả đã phân tích tương quan từng yếu tố một với nhau để chỉ ra không có một thước đo nào là tốt nhất để đo mức độ tự do hóa thương mại và kết luận với tư cách cá nhân, ông cho rằng biện pháp đo tỷ lệ thương mại mà Sachs-Warner đã đưa ra từ trước đó là ưu thế hơn hẳn và có đề xuất các nghiên cứu về sau liên quan đến tự do

hóa thương mại có thể dùng thước đo này. Trong dự định của tác giả, luận án cũng phải sử dụng mô hình để đo tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển, vì thế tác giả cũng sẽ coi đây là một tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu;

Cletus C. Coughlin, trong một công trình nghiên cứu vào năm 2010 có tiêu đề là:

“Measuring International Trade Policy: A Primer on Trade Restrictiveness Indices” có bàn về nội dung các hàng rào cản trở tự hóa thương mại chính là hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Tác giả có đƣa ra mô hình để đo độ cản trở này thông qua việc sử dụng các chỉ số gây hạn chế trong thương mại quốc tế; Ngoài ra có một nội dung khác khá liên quan đến tự do hóa thương mại đó là toàn cầu hóa về kinh tế đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những bài viết về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa với một lĩnh vực nào đó trong nền kinh tế. Viện Kinh tế Thụy Sĩ KOF (KOF Swiss Economic Institute) trong ấn bản gần đây nhất năm 2015 có chỉ ra toàn cầu hóa về kinh tế bao gồm: Các dòng chảy hiện hành (Thương mại;

đầu tư trực tiếp nước ngoài; đầu tư gián tiếp nước ngoài; thu nhập ròng từ bên ngoài) và sự giới hạn (Hàng rào phi thuế quan; tỷ lệ thuế quan; hàng rào thuế quan;

hạn chế về tài khoản vốn). Trong phân tích này thì rõ ràng toàn cầu hóa về kinh tế thực sự tương đồng với tự do hóa thương mại xét trên khía cạnh mức độ di chuyển của các dòng nguồn lực.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Tự do hóa thương mại là một xu thế, một trào lưu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các bài viết, các công trình nghiên cứu của Việt Nam kế thừa các lý luận về tự do hóa thương mại của thế giới. Ở các nghiên cứu trong nước hay quốc tế thì các chuyên gia kinh tế vẫn đánh giá việc thực hiện tự do hóa thương mại thực chất là việc tham gia tích cực vào các hiệp hội, các tổ chức về kinh tế vì tại đó với các cam kết, thỏa thuận giữa các đối tác hay các nước thành viên có sự cắt giảm tiến tới xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tự do. Điển hình có một bài viết của tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2010) viết về

“Tự do hóa thương mại của Nhật ản – Vai trò và nhân tố tác động”. Bài viết này đã nêu lên để thực hiện tự do hóa thương mại thì chính sách thương mại quốc tế của Nhật đã phải chuyển đổi nhiều, đặc biệt theo chiều hướng hướng đến việc tích cực tham gia vào các FTA để gia tăng lợi ích kinh tế của quốc gia từ việc tăng kim ngạch

xuất khẩu và hưởng lợi từ việc ưu đãi nhập khẩu ở các thị trường FTA. Chính vì thế nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại thì các tác giả trong nước thường có xu thế nghiên cứu tác động của một tổ chức hay hiệp hội ở cấp độ quốc tế hay khu vực mà Việt Nam là thành viên. Có thể kể đến các bài viết sau: “Nghiên cứu, so sánh ảnh hưởng của việc tham gia cộng đồng kinh tế Asean (AEC) và hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái nh Dương (TPP) đối với thương mại quốc tế của Việt Nam”, (Hà Văn Hội, 2014); “Những tác động của Hiệp định thương mại tự do”, (Bùi Thành Nam, 2014); “Tác động của Cộng đồng Kinh tế Asean đến thương mại Việt Nam” (Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân, 2015); “Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế Việt Nam”, (Nguyễn Bích Thủy, 2016). Ngoài việc nghiên cứu tác động tự do hóa thương mại đến kinh tế vĩ mô, các nhà nghiên cứu còn tập trung vào mối quan hệ nhân quả, ảnh hưởng, tác động của tự do hóa thương mại với một lĩnh vực ngành nghề nào đó.

Có thể kể đến một số nghiên cứu sau:“Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” của tác giả Lê Quang Lân (2003);“Tự do hóa thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề an ninh” của tác giả Võ Đại Lƣợc (2012). Ngoài ra Dự án hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) có một số bản báo cáo đánh giá tác động về tự do hóa thương mại đối với Việt Nam như: Báo cáo “Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam” (2010); “Đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam”(2011). Đây là tài liệu viết riêng về thương mại dịch vụ chứ không viết chung gộp cả thương mại hàng hóa như nhiều nghiên cứu khác. Cũng về thương mại dịch vụ, trong năm 2015, hai tác giả Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dũng đã công bố bài báo: “Việt Nam với quá tr nh tự do hóa thương mại dịch vụ hướng đến cộng đồng kinh tế ASEAN”. Trong bài này, nhóm tác giả đã phân tích về các cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong AEC và tình hình thực hiện các cam kết đó. Trong quá trình nghiên cứu về các cam kết dịch vụ, giao thông vận tải và dịch vụ logistics đã đƣợc các tác giả phân tích khá sâu và có đƣa ra kết luận, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)