Nghiên cứu về mô hình tác động

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Nghiên cứu về mô hình tác động

Từ trước đến nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác động của một lĩnh vực này đến một lĩnh vực khác bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và điển hình là áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Trong phần này tác giả tập trung vào việc tổng hợp các mô hình đo tác động theo phương pháp định lượng cả trong và ngoài nước.

1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Một nghiên cứu của Nguyễn Duy Lợi (2011) trong bài viết :“The impact of trade liberalization on the environment in some East Asian countries: An emperical study”, về tác động của tự do hóa thương mại đến môi trường của sáu nước Đông Nam Á giai đoạn 1980 – 2006 đã sử dụng các biến độc lập đại diện cho tự do hóa thương mại bao gồm: GDP bình quân đầu người; Tăng trưởng GDP; Độ mở của chính sách dựa trên số liệu về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; Vốn đầu tư nước ngoài; Mật độ dân số. Từ các biến độc lập này, tác giả đã chạy mô hình định lƣợng để chỉ ra tự do hóa thương mại có tác động đến môi trường thông qua hai biến phụ thuộc là lượng khí CO2 được thải ra môi trường và mức độ tiêu hao năng lượng.

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận những yếu tố bao gồm GDP bình quân đầu người, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và mật độ dân số có ý nghĩa tác động đến môi trường của sáu nước nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á.

Hamad, Mayasa Mkubwa; Burhan Ahmad Mtengwa, Stabua Abdul Babiker, (2014) ―The impact of Trade Liberalization on Economic Growth in Tanzania‖, để phân tích tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Tanzania, nhóm tác giả đã dùng mô hình kinh tế lƣợng để chỉ ra biến đại diện cho tự do hóa thương mại là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế thông qua biến phụ thuộc là tổng thu nhập quốc nội. Có nghĩa là nếu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng sẽ làm cho tổng thu nhập quốc nội tăng lên theo.

Sachs và Warner (1995) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở kinh tế và tăng trưởng kinh tế kết hợp với chính sách (biện pháp thuế quan và phi thuế quan, thị trường chợ đen, độc quyền xuất khẩu của nhà nước và việc độc quyền xuất khẩu đối với các nền kinh tế đóng và mở.

Bessonova el al (2002) đã nghiên cứu tác động của tự do hóa về nhập khẩu và vốn đầu tư nước ngoài đối với các hãng nội địa. Bài báo đã sử dụng chuỗi số liệu từ năm 1993-2000 cho mô hình định lƣợng để cho kết quả khẳng định rằng tổng kim ngạch nhập khẩu và tổng vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến các hãng sản xuất nội địa.

Herath (2010) đã phân tích tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế của Sri Lanka. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy và Chow để khẳng định tự do hóa thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước này.

Công trình nghiên cứu của Khan (2011) về tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Pakistan đã chỉ ra vốn đầu tư nước ngoài và tổng kim ngạch xuất khẩu tác động mạnh mẽ và tích cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

Manni và Afzal (2012) sử dụng mô hình kinh tế lƣợng OLS để phân tích tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển với phân tích số liệu từ năm 1980 đến 2010 của Bangladesh bằng việc sử dụng bốn biến đại diện là tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu đại diện cho tự do hóa thương mại; tăng trưởng và lạm phát đại diện cho tăng trưởng kinh tế.

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước của Việt Nam đa phần sử dụng phương pháp định tính. Mutrap, 2011, “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công thương giai đoạn 2011 – 2015” trong chương trình Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (EU – VIETNAM MUTRAP III đã khái quát về tiến trình hội nhập của Việt Nam và thống kê các cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam đối với các các FTA song phương và khu vực. Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế vĩ mô và các chính sách vĩ mô hiện hành của Việt Nam, nhóm tác giả đã phân tích tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu và thương mại nội

địa của nền kinh tế Việt Nam. Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2016) đã sử dụng các chỉ số thương mại để đánh giá tác động theo ngành của EVFTA trong bài viết “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU: Sử dụng các chỉ số thương mại”; Ban Tài chính quốc tế và Chính sách hội nhập - Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính cũng phân tích định tính về chính sách thuế của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động thương mại, đầu tư và thu ngân sách nhà nước trong công trình “Đánh giá tác động của các FTA đến các ngành kinh tế và thu ng n sách nhà nước”. Bài viết của tác giả Lê Thị Thùy Vân và nhóm nghiên cứu (2015)

“Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do” có liệt kê một số phương pháp định lƣợng nhƣ mô hình nhƣ mô hình lực hấp dẫn, mô hình cân bằng tổng thể khả toán, mô hình cân bằng từng phần khi nghiên cứu về tác động của các nhà nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên nội dung chính của bài viết lại những phân tích định tính về về tác động của hiệp định thương mại tự do đối với nền kinh tế Việt Nam ở các mảng như xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách, thị trường tài chính dịch vụ lại sử dụng phương pháp phân tích định tính.

Trong một vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu của các cá nhân sử dụng phương pháp nghiên cứu định đính đối với dạng đề tài tìm hiểu đánh giá tác động. Cũng như các nghiên cứu ở nước ngoài, việc đánh giá tác động của một hoạt động này đến một hoạt động khác thường sử dụng biến độc lập là các yếu tố gây nên tác động đối với biến phụ thuộc để đƣa và mô hình nghiên cứu. “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam”, Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Hương (2015) đã nhận định việc tham gia tích cực các hoạt động hội nhập trong AEC, đặc biệt là thực hiện các hoạt động nhằm tự do hóa thương mại đã thể hiện những chuyển biến trong kinh tế Việt Nam. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các hoạt động hội nhập này đến luồng hàng hóa và thương mại của Việt Nam. Kết quả mô hình cho thấy hội nhập thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong AEC đã có tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam; “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam”, Vũ Thanh Hương (2016) đã phân tích bằng mô hình

định lượng để chỉ ra rằng việc cắt giảm thuế quan có tác động đến thương mại song phương giữa Việt Nam và EU trong đó việc cắt giảm thuế quan của Việt Nam có tác động đến kim ngạch thương mại nhiều hơn so với việc cắt giảm thuế quan của EU; Tác giả Ngô Thị Mỹ (2016) “Nghiên cứu tác động của các nh n tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” đã sử dụng mô hình trong lực để phân tích những yếu tố nào có tác động tiêu cực và tích cực đối với kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng một dạng nghiên cứu về tác động dựa trên phân tích định lƣợng để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc mà trong luận án này tác giả cũng dự kiến sẽ phân tích theo; “Các nh n tố tác động tới cam kết với tổ chức của nh n viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dịch vụ”

Nguyễn Thị Hồng Hà (2017) Tác giả đã thông qua điều tra khảo sát 818 nhân viên tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Hà Nội về các yếu tố tác động tới cam kết của nhân viên với tổ chức tại các Doanh nghiệp SME. Sau khi phân tích tác động bằng mô hình định lƣợng, tác giả đã khẳng định đƣợc bốn yếu tố tác động đến cam kết của nhân viên với tổ chức (cam kết tổ chức) trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dịch vụ tại Hà Nội. Đó là (i) Phong cách lãnh đạo; (ii) Sự phù hợp giữa cá nhân với tổ chức; (iii) Sự hài lòng với chế độ chi trả lương/thưởng;

và (iv) Môi trường làm việc. Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau và đã đƣợc xác định cụ thể. Trong đó, cả 4 yếu tố có tác động tích cực (thuận chiều). Tác giả còn chỉ ra cam kết tổ chức có tác động tiêu cực (ngƣợc chiều) tới ý định rời bỏ tổ chức. Mức độ tác động cũng đƣợc xác định cụ thể ở nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)