CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Lý luận về kinh doanh vận tải biển
2.2.1. Các thuật ngữ có liên quan đến kinh doanh vận tải biển
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Từ lâu con người đã biết lợi dụng biển làm tuyến đường giao thông để giao lưu buôn bán giữa
các vùng miền, lãnh thổ, quốc gia. Cho đến nay vận tải biển trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Vận tải biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hóa trên những tuyến đường biển. Thuật ngữ “vận tải biển” trong tiếng Anh thường được dùng là “maritime transport” hay “sea transport”. Có rất nhiều các khái niệm về vận tải biển ở cả phạm vi trong và ngoài nước. Hiệp hội đối tác thuận lợi toàn cầu (GFP) có đƣa ra khái niệm về “maritime transport” nhƣ sau: “Vận tải biển là việc dùng phương tiện chuyên chở để chở hành khách, hàng hóa, sinh vật bằng đường biển hoặc đường thủy. Hoạt động cảng là một công cụ cần thiết để vận hành thương mại hàng hải giữa các đối tác kinh doanh” (GFP - Global Facilitation Partnership for Transportation and Trade). Trong bộ thuật ngữ về vận tải biển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có định nghĩa về “sea transport” nhƣ sau: “Vận tải biển là bất kỳ sự di chuyển của hàng và/hoặc hành khách có sử dụng tàu biển một phần hay toàn bộ hành tr nh, trong đó bao gồm việc vận chuyển hàng qua các cảng, cả việc xếp dỡ hàng”. (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development). Về phía trong nước, có một số chuyên gia trong lĩnh vực này định nghĩa nhƣ sau: “Vận tải biển là một phương thức hoạt động vận tải dùng tàu thuyền (hoặc các phương thức hoạt động vận tải đường biển khác) để tiến hành việc chuyên chở hàng hóa, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải.”
(Vương Toàn Thuyên, 1996, trang 3); “Vận tải biển là một ngành công nghiệp dich vụ đáo ứng nhu cầu vận tải của xã hội thông qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cảng biển này đến cảng biển khác trong không gian và theo thời gian để nhận tiền công vận chuyển.” (Nguyễn Hữu Hùng, 2014, trang 9)
Khi sử dụng trong tiếng Việt, các thuật ngữ có liên quan đến vận tải biển có những cách hiểu và cách dịch khá đa dạng: vận tải biển, hoạt động vận tải biển, hoạt động kinh doanh vận tải biển, lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng hải, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển… Chính vì cách hiểu không nhất quán dẫn đến các thuật
ngữ liên quan đến lĩnh vực vận tải biển đƣợc đề cập và thay đổi qua một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Trong nghị định Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải” có quy định ―dịch vụ hàng hải‖ bao gồm những loại hình dưới đây: Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch vụ đại lý vận tải đường biển; Dịch vụ môi giới hàng hải; Dịch vụ cung ứng tàu biển; Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; Dịch vụ lai dắt tàu biển; Dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng; Dịch vụ vệ sinh tàu biển; Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển (Điều 1, Nghị định số 10/2001/NĐ-CP về Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải có quy định dịch vụ hàng hải).
Cũng trong năm này, Nghị định số 57/2001/NĐ-CP ra đời ngày 24 tháng 8 năm 2001 về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển” quy định: “Kinh doanh vận tải biển là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển.” (Điều 3 Khoản 1, Nghị định số 57/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển”).
Tuy nhiên tại Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển” ban hành ngày 5 tháng 7 năm 2007 đã bãi bỏ Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và Nghị định số 57/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển ở Điều 7 - Hiệu lực thi hành. Các thuật ngữ “ kinh doanh dịch vụ hàng hải” và “ kinh doanh vận tải biển” trên đƣợc thay thế bằng “dịch vụ vận tải biển”. Thuật ngữ này đƣợc quy định nhƣ sau: “Dịch vụ vận tải biển bao gồm: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt hỗ trợ tại cảng biển Việt Nam và các dịch vụ vận tải biển khác.” (Điều 1, Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển”); Nhƣng nghị định này lại không có quy định về thuật ngữ “Kinh doanh dịch vụ vận tải biển”.
Tại thời điểm tháng 7 năm 2007 khi ban hành nghị định này, Việt Nam chƣa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà vẫn đang trong quá trình hoàn tất các cuộc đàm phán song phương và đa phương về các hiệp định của WTO. Chính vì thế trong quá trình dự thảo và ban hành chƣa có sự kết nối, thống nhất với các hiệp định của WTO. Trong phân nhóm dịch vụ vận tải của WTO có
dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển. Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển” chỉ có quy định về “dịch vụ vận tải biển” mà không quy định về “dịch vụ hỗ trợ vận tải biển” nhƣ WTO. Tại điều 5 của Nghị định này chỉ có quy định về ―điều kiện kinh doanh các dịch vụ vận tải biển khác‖, quy định đó nhƣ sau: “Tổ chức, cá nh n kinh doanh dịch vụ vận tải biển khác tại Việt Nam thực hiện theo cam kết giữa Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Nhƣ vậy, “dịch vụ hỗ trợ vận tải biển” chƣa đƣợc đƣa vào nghị định này hay bất kỳ một văn bản luật, nghị định nào của Việt Nam là một thiếu sót, tạo tiền đề cho việc ban hành nghị định mới.
Năm 2014, Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển” đƣợc thay thế bởi Nghị định 30/2014/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2014 về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển”
tại Điều 17 (Hiệu lực thi hành). Với việc ra đời của Nghị định trên, Việt Nam đã có khái niệm chính xác và phân biệt về các thuật ngữ liên quan đến vận tải biển bao gồm: kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển. Đây thực sự là một căn cứ pháp lý có tính thống nhất với các cách hiểu theo thông lệ và các quy định quốc tế, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, điều chỉnh và kiểm soát của các đơn vị có liên quan. Theo nghị định này thuật ngữ “Kinh doanh vận tải biển” đƣợc quy định nhƣ sau: “Kinh doanh vận tải biển là việc kinh doanh có sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý”, (Khoản 1, Điều 2, Nghị định 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển”). Cũng tại nghị định này kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển đƣợc hiểu là dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.
Mới đây nhất, Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển” đã đƣợc ban hành và thay thế cho Nghị định 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển”.
Nghị định mới này về phạm vi điều chỉnh không có sự khác biệt so với nghị định cũ, chỉ là cụ thể hóa hơn “dịch vụ hỗ trợ vận tải biển” thay bằng “dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển”. Nghị định có bổ sung thêm điểm mới so với nghị
định cũ về điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam nhưng lại có một số điểm chưa hợp lý mà tác giả sẽ kiến nghị ở chương cuối cùng của luận án.
Một thuật ngữ có liên quan đến luận án của tác giả là “hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển” chƣa đƣợc quy tại bất kỳ một văn bản luật hay văn bản dưới luật nào của Việt Nam. Qua phân tổng hợp từ bên trên, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển đã cho thấy một sự chƣa nhất quán, minh bạch và có tầm nhìn. Vì thế, bằng việc tổng hợp từ các cách hiểu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra quan điểm riêng của mình về “hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển” nhƣ sau: “hoạt động kinh doanh vận tải biển là hoạt động kinh doanh có sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý có sự tham gia của các cảng trong việc bốc xếp hàng hóa tại các đầu cảng‖. Từ đó có thể hiểu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại Hải Phòng bao gồm các hoạt động giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà địa điểm nhận hàng hóa, hành khách, hành lý và địa điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc cảng biển của Hải Phòng, cụ thể là hoạt động giúp cho việc vận chuyển bằng tàu biển từ các cảng thuộc địa phận Hải Phòng đến các cảng thuộc địa phận khác và từ các cảng thuộc các địa phận khác vào cập các cảng thuộc địa phận Hải Phòng. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để tác giả định hướng phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải biển tại Hải Phòng theo hai nhóm đối tƣợng chính có liên quan là hoạt động kinh doanh vận chuyển đường biển (nghiên cứu về đội tàu) và hoạt động kinh doanh khai thác cảng. Đồng thời đây còn là căn cứ để tác giả lựa chọn biến đại diện cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại Hải Phòng, tác giả sẽ phải lựa chọn một biến vừa đại diện cho mảng cả hoạt động kinh doanh vận chuyển và khai thác cảng của địa phương. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án sẽ chỉ tập trung về hàng hóa thay vì cả ba đối tƣợng là hàng hóa, hành khách và hành lý theo khái niệm nêu trên.