Thực trạng hệ thống cảng biển

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 89 - 102)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại Hải Phòng

3.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực vận tải biển tại Hải Phòng

3.2.2.1. Thực trạng hệ thống cảng biển

Hải Phòng là thành phố duy nhất trong khu vực phía Bắc hội tụ đầu đủ các phương thức vận tải kết nối đến các khu vực khác trong cả nước và quốc tế thông qua mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa (Hình 3.5). Đây là thành phố tập trung đầu mối giao thông quan

trọng của cả nước, cửa chính hướng ra biển của các tỉnh phía Bắc và nằm trên hành lang kinh tế Việt – Trung (Hình 3.6). Hệ thống cảng biển đƣợc quy hoạch thành cảng cửa ngõ quốc tế khu vực phía bắc với công suất thiết kế vào năm 2020 khoảng 91-98 triệu tấn/năm, trong đó riêng cảng Lạch Huyện đạt 35 – 50 triệu tấn/năm.

Hình 3.5. Bản đồ tổng thể hệ thống các cảng biển Việt Nam

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Hình 3.6. Vị trí các cảng của Cảng Hải Phòng

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam a. Nguốn vốn đầu tƣ

Nguồn vốn đầu tư hạn hẹp ở đây được phân tích theo hai hướng: Thứ nhất, nguồn vốn hạn hẹp của Thành phố đầu tƣ vào ngành; Thứ hai là nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc mở rộng phát triển sản xuất.

Thứ nhất, Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển quốc gia, là cửa chính ra biển của khu vực Miền Bắc. Do đó, cùng với sự thuận lợi chung về điều kiện pháp lý như nhiều địa phương khác, thành phố Hải Phòng còn nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể, trong thời gian qua, đã có sự lưu ý của Nhà nước bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay ƣu đãi ODA, cho việc nâng cấp các công trình cầu cảng, bến bãi, kho tàng, luồng lạch cho các cảng. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cho ngành hàng hải là rất lớn, ngân sách của thành phố lại có hạn nên đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu (Bảng 3.1). Về đầu tƣ cho cảng biển, Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam- VPA, việc đầu tƣ mới chỉ tập trung vào cải tạo và nâng cấp. Mặc dù là một trong những cảng trọng điểm quốc gia nhƣng Cảng Hải Phòng cũng chƣa đủ năng lực tổ chức và hoạt động tiếp thị quốc tế để thu hút hàng trung chuyển container. Tình trạng thừa cảng nhỏ

nhƣng thiếu cảng lớn đáp ứng tàu chuyên dụng và tàu có trọng tải lớn là nỗi lo của toàn ngành hàng hải nói chung, trong đó có hàng hải Hải Phòng. Nguyên nhân chính là do nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực này còn hạn chế, đầu tƣ dàn trải thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch định hướng phát triển lâu dài…Những năm qua, Hải Phòng đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư để có thể đa dạng hóa nguồn vốn cũng nhƣ tăng số lƣợng vốn đầu tƣ. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển của thành phố chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp cảng, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân, nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất là vốn ODA, ngoài ra vốn đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng. Một số nguồn vốn khác cho hoạt động này có thể kể đến vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn thu phí bảo đảm hàng hải…

Bảng 3.4. Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố phân theo cấp quản lý Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng vốn VĐT phát triển do

ĐP quản lý

VĐT phát triển do Bộ, ngành TW

quản lý

2000 2.204,2 1.432,7 771,5

2001 3.605,6 2.215,8 1.389,8

2002 5.243.5 3.236,7 2.006,8

2003 7.453,2 4.320,6 3.132,6

2004 9.443,3 6.348,8 3.094,5

2005 12.802,4 8.872,1 3.903,3

2006 16.480,9 10.382,9 6.089

2007 19.555,4 12.515,5 7.039,9

2008 23.755 14.965,7 8.789.3

2009 27.945 17.605,4 10.339,6

2010 31.532 20.180,5 11.351,5

2011 33.742 21.529,3 12.268,7

2012 37.798 24.001,7 13.796,3

2013 41.967 26.397,2 15.569,8

2014 44.886 28.278,2 1.607,8

2015 48.800 36.646,4 18.153,6

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Nguồn vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách thành phố đƣợc đƣợc phân bổ theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ƣu tiên, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vừa góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đáp ứng được các yêu cầu giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Vốn đầu tƣ phát triển của Thành phố liên tục đƣợc cải thiện qua các năm về tổng giá trị và tỷ lệ phân bổ cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa để tập trung phát triển thành phố. Tổng vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2001 - 2005 năm đạt 38.048 tỷ đồng, mức đầu tư năm sau đều cao hơn năm trước, trong đó: vốn đầu tư từ ngân sách địa phương quản lý là 24.994 tỷ đồng, chiếm 65,7% tổng vốn đầu tư. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ nghiên cứu, số vốn đầu tƣ phát triển kinh tế của thành phố không có định hướng tập trung phát triển cho lĩnh vực vận tải biển mà chỉ hướng đến các hoạt động thương mại sản xuất, xuất khẩu; Hoạt động giáo dục đào tạo; Hoạt động xóa đói giảm nghèo.

Đến giai đoạn 2006 – 2010, Thành phố mới có sự đổi mới về chủ trương, hướng đến hoạt động vận tải biển. Mục tiêu của giai đoạn này là ―Tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thủy sản ở miền Bắc, có nền kinh tế, giáo dục - đào tạo, công nghệ - môi trường, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng - an ninh vững chắc và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.‖.

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tính giai đoạn 2006 - 2010 đạt 119.268,3 tỷ đồng, tăng bình quân 20,42% vƣợt kế hoạch đề ra, trong đó nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển vận tải biển đã tăng dần hàng năm kể từ năm 2005 trong khi ở giai đoạn trước tổng vốn đầu tƣ phát triển của thành phố cho lĩnh vực này là không đáng kể. (Bảng 3.4)

Giai đoạn 2011 – 2015, tổng vốn đầu tƣ phát triển của thành phố đạt 207.193 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư do địa phương quản lý đạt 136.825,8 tỷ đồng. Đây là giai đoạn hoạt động vận tải biển đang đƣợc quan tâm với rất nhiều mục tiêu đề ra và nói chung thành phố đã đạt và vƣợt ở một số chỉ tiêu trong lĩnh vực vận tải biển. Cụ thể trong năm 2015, sản lƣợng hàng hóa thông qua các cảng Hải Phòng đạt 68,3 triệu tấn, tăng 13,87% so với cùng kỳ, đạt 106,15% kế hoạch. Vận tải hàng hóa tăng 8,67% về tấn và tăng 0,66% về tấn.km so với cùng kỳ.

Với nguồn vốn này, thành phố đã có những hoạt động đầu tƣ để tạo cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của các ngành kinh tế, trong đó có ngành hàng hải. Những năm gần đây, hệ thống cảng biển Hải Phòng không ngừng đƣợc đầu tƣ chiều sâu, cải tạo, mở rộng và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nhu cầu vốn cho ngành vẫn rất lớn và lƣợng vốn đã đầu tƣ là chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. So với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của thành phố thì tỷ lệ vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực của ngành còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bảng 3.5 dưới đây thể hiện về vốn đầu tư cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của Thành phố giai đoạn 2005 – 2015.

Bảng 3.5. Vốn đầu tƣ cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của Thành phố giai đoạn 2005 - 2015

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng VĐT toàn XH VĐT cho ngành HH % so với tổng số

2005 12.802,4 1.220,068 9,53

2006 16.480,9 1.672,811 10,15

2007 19.555,4 2.417,047 12,36

2008 23.755 2.919,489 12,29

2009 27.945 3.507,098 12,55

2010 31.532 3.995,104 12,67

2011 33.742 4.092,905 12,13

2012 37.798 4.717,19 12,48

2013 41.967 5.401,153 12,87

2014 44.886 5.776,828 12,87

2015 48.800 6.309,84 12,93

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng Bảng trên cho thấy lƣợng vốn đầu tƣ vào Cảng Hải Phòng liên tục tăng trong các năm gần đây. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều và ổn định. Việc sử dụng nguồn vốn này cũng kém hiệu quả và đầu tƣ dàn trải dẫn đến cơ sở hạ tầng cảng biển còn chƣa hợp lý, quy mô cảng còn bé, tiêu chuẩn thấp. Số lƣợng cảng bến hiện nay trên địa bàn Hải Phòng là 43 ( ảng 3.6) trên tổng số 234 cảng bến của Việt Nam theo Quyết định số 540/QĐ-BGTVT ngày 10/02/2015 về Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam (Phụ lục 1), trong khi đó chỉ có Cảng Hải Phòng là lớn nhất,

chiếm tỷ trọng vận tải hàng hóa cao nhất; cảng nước sâu là chưa có, mới đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Hệ thống giao thông hậu phương còn chưa được chú trọng đầu tƣ, hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải còn thiếu. Những điều này góp phần tạo ra các điều kiện không thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, về nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp: Ngoài sự hỗ trợ của Thành phố trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng đã tự tiến hành các hoạt động đầu tƣ cần thiết để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của mình. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cấu, mà lĩnh vực bị tác động trầm trọng nhất ngoài tài chính ngân hàng thì vận tải biển là không nằm ngoài vòng xoáy. Doanh thu và sản lƣợng của các doanh nghiệp này giảm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp lớn lâm vào tình trạng khó khăn, bế tắc. Các doanh nghiệp bị ứ đọng vốn. Nhiều doanh nghiệp phải tiến hành bán tàu để duy trì sự tồn tại. Nhiều doanh nghiệp khác còn phải chuyển hướng kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng để cầm cự vượt qua đƣợc giai đoạn kinh tế khó khăn chờ ngày khởi sắc. Số ít có các doanh nghiệp huy động vốn mới và đầu tƣ vào đúng lĩnh vực đăng ký ban đầu.

b. Quy mô cảng

Các cảng Hải Phòng nằm trong nhóm các cảng phía bắc bao gồm các cảng Quảng Ninh (Cái Lân, Hòn Gai, Cửa Ông…); các cảng Hải Phòng (Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, Vật Cách…); các cảng Thái Bình, Nam Định…(Hình 3.5). Trong đó, thành phố Hải Phòng là nơi có hệ thống cảng lớn nhất phía bắc, có vị trí chiến lƣợc, cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền bắc. (Hình 3.6). Chính vì thế, hệ thống cảng biển của thành phố đƣợc chú trọng đầu tƣ mở rộng từ rất sớm ngay khi thực dân Pháp đô hộ miền bắc. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại, tài chính và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng. Đầu thế kỷ XX, từ đầu mối cảng Hải Phòng, rất nhiều hàng hóa tỏa đi khắp nơi trên thế giới. Cảng Hải Phòng đã có kết nối với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu... Nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế trên biển quan trọng kết nối khu vực và thế giới; kết nối với các cảng

Singapore, Hồng Kông và các cảng Đông Á và Đông Bắc Á, Cảng Hải Phòng ngày càng khẳng định vị thế của mình và đƣợc công nhận là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Cảng Hải Phòng có những điểm đáng lưu ý vê quy mô như sau:

Thứ nhất, về số lượng bến bãi, cảng Hải Phòng là một khu vực cảng lớn với số lƣợng bến bãi rất nhiều. Theo quyết định số 540/QĐ-BGTVT ban hành ngày 10/02/2015 về việc công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, cảng Hải Phòng đã nâng lên từ 29 cảng bến, gồm 43 bến cảng với các chức năng khác nhau, nhƣ vận tải hàng dời, vật tƣ, sắt thép, container, chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng cho đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ…, chiếm 18,4% trong tổng số bến bãi hiện có và đang hoạt động tại Việt Nam (Phụ lục 10).

Hiện nay, hệ thống cảng biển của thành phố gồm 4 cụm cảng chính, trong đó bao gồm hơn 40 cảng lớn nhỏ. Ngoài các cảng tổng hợp, cảng container còn có hơn 20 bến cảng với các chức năng khác nhau nhƣ vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng cho tàu vận tải thủy nội địa do nhiều công ty khác nhau quản lý.

Bảng 3.6. Danh mục bến cảng tại Hải Phòng

Stt Tên bến cảng Stt Tên bến cảng

1 Bến Cảng Hải Phòng 23 Bến cảng cá Hạ Long 2 Bến cảng Vật Cách 24 Bến cảng cơ khí Hạ Long 3 Bến cảng đầu tƣ và phát triển cảng Đình

Vũ 25 Bến cảng dầu K99

4 Bến cảng liên doanh phát triển Đình Vũ 26 Bến cảng Biên Phòng 5 Bến cảng xăng dầu Đình Vũ 27 Bến cảng Công ty 128

6 Bến cảng Đoạn Xá 28 Bến cảng thiết bị vật tƣ Chùa Vẽ 7 Bến cảng Transvina 29 Bến cảng Đông Hải

8 Bến cảng Hải Đăng 30 Bến cảng Hải An

9 Bến cảng Container Việt Nam

(Viconship) 31 Bến cảng Tiến Mạnh

10 Bến cảng Container Chùa Vẽ 32 Bến cảng tổng hợp Đình Vũ 11 Bến càng Cửa cấm 33 Bến cảng trang trí công ty 189 12 Bến cảng Thủy sản II 34 Bến cảng Công ty Sông Đà 12

Stt Tên bến cảng Stt Tên bến cảng

13 Bến cảng Thƣợng Lý 35 Bến cảng Nam Hải

14 Bến cảng Gas Đài Hải 36 Bến cảng công ty vận tải và cung ứng xăng dầu

15 Bến cảng Total Gas Hải Phòng 37 Bến cảng DAP (hóa chất VN) 16 Bến cảng xăng dầu Petec Hải Phòng 38 Bến cảng PTSC Đình Vũ

17 Bến cảng khi hóa lỏng Thăng Long 39 Bến cảng công ty Hóa dầu quân đội 18 Bến cảng đóng tàu Bạch Đằng 40 Bến cảng cty TNHH MTV 189 19 Bến cảng Caltex 41 Bến cảng xăng dầu KCN Đình Vũ 20 Bến cảng công nghiệp tàu thủy Nam

Triệu 42 Bến cảng Công ty CP Dầu khí Hải Linh

Hải Phòng

21 Bến cảng đóng tàu Phà Rừng 43 Bến cảng Nam Hải Đình Vũ 22 Bến cảng Lilama Hải Phòng

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam Thứ hai, về luồng lạch, các luồng tàu biển vào khu vực cảng Hải Phòng gồm luồng sông Cấm, sông Bạch Đằng, luồng Lạch Huyện – Hà Nam với tổng chiều dài 73km. Khu vực cảng Hải Phòng có 4 khu vực cảng chính là Vật Cách – Thƣợng Lý, Cảng chính – Chùa Vẽ, Đông Hải – Đình Vũ – Bạch Đằng, Cát Hải – Lan Hạ dài khoảng 25km, tổng công suất thiết kế thông qua khoảng 55 triệu tấn/ năm, với năng lực tiếp nhận tàu lớn nhất cỡ 50.000 DWT (bến cảng Đình Vũ). Hiện nay, cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đang triển khai xây dựng, dự kiến đƣa vào khai thác một số khu bến vào cuối năm 2017 với công suất lên tới 12,8-13,3 triệu tấn/năm, dự kiến cuối năm 2018 sẽ đi vào khai thác chính thức và giảm bớt áp lực cho cảng Hải Phòng.

Khi đi vào hoạt động chính thức, cảng Lạch Huyện sẽ trở thành cảng trung chuyển lớn nhất miền Bắc với năng lực hàng hóa thông qua ƣớc tính đạt 35 triệu tấn/năm.

Thứ ba, về chiều dài cầu cảng, tổng chiều dài cầu cảng là hơn 10,5km, chiếm một phần tư chiều dài cầu cảng của cả nước. Cảng Hải Phòng đã có 5 cầu cảng cho tàu 20.000 DWT (dài 900 m) và có 13 cầu cảng chuyên dùng xếp dỡ container trong đó có 8 cầu tàu đƣợc trang bị hệ thống thiết bị xếp dỡ chuyên dùng hiện đại. Riêng công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng (đã đổi tên thành công ty cổ phần Cảng Hải Phòng từ tháng 6/2014) có tổng chiều dài cầu tàu khoảng 3500 (Phụ lục

12). Đ y là một cảng tổng hợp có quy mô lớn nhất trong các cảng trên địa bàn thành phố. Cảng đƣợc trang bị những thiết bị làm hàng container hiện đại nhƣ hệ thống cần cẩu giàn, cần cẩu bãi có sức nâng lớn, chỉ trong vòng 10 - 12 giờ có thể giải phóng xong tàu hơn 1 vạn tấn, giúp các tàu biển trong và nước ngoài quay vòng nhanh chóng theo đúng lịch tàu của các tuyến hàng hải quốc tế.

Thứ tƣ, về khoa học công nghệ, mặc dù so với thế giới thì tốc độ xử lý thông tin và làm hàng tại cảng còn khá thấp, nhƣng nhờ có sự lý thức cải tạo và nâng cấp nên công nghệ của cảng vẫn đang đường từng bước thay đổi cập nhật cho phù hợp với thời đại. Cuộc cách mạng tin học tại Cảng Hải Phòng, đã làm cho việc quản lý hàng hóa, nhất là container đƣợc chặt chẽ, khách hàng qua sơ đồ trên màn hình biết hàng của mình nằm ở lô bãi nào trong cảng, giúp cho việc rút hàng nhanh chóng cũng như thanh toán, trả tiền trả hàng dễ dàng rút ngắn thời gian so với trước đây rất nhiều. Nhiều cảng đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khai thác và quản lý cảng kết hợp với cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo thông thoáng cho chủ hàng, chủ tàu giao nhận hàng hoá nhanh giảm lƣợng hàng tồn đọng tại cảng.

Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Cảng biển Hải Phòng nằm trong 17 cảng thuộc nhóm cảng biển loại 1 (Phụ lục 11), có thể thấy cảng biển Hải Phòng luôn đƣợc nhìn nhận ở tầm quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nói chung, hệ thống Cảng Hải Phòng đã không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thành phố. Hải Phòng từng bước được xây dựng thành một cảng biển có công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến, luôn đóng vai trò là cửa chính ra biển.

c. Chỉ tiêu năng lực

Phương thức vận tải biển đảm nhận chủ yếu hàng hóa xuất nhập khẩu cho miền Bắc và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Lƣợng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực miền Nam chiếm 66,6% tổng sản lƣợng hàng hóa, tập trung chủ yếu tại các khu vực cảng Hồ Chí Minh, Vũng Tàu; Khu vực miền Bắc (tập trung chủ yếu tại cảng Hải Phòng và Quảng Ninh) chiếm 30.5%. Các cảng miền Trung chiếm phần còn lại là 2,9%. Thực ra với vị trí và tiềm năng của

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 89 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)