Nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Nghiên cứu về vận tải biển

1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước

Từ trước đến nay có rất nhiều các công trình khoa học, các bài báo quốc tế viết về hoạt động kinh doanh vận tải biển; tự do hóa thương mại với kinh doanh vận tải biển. Có công trình nghiên cứu ở các quốc gia và khu vực có ƣu thế về vận tải biển nhƣ Chile, Greece, EU hay điển hình có cả những quốc gia ngay gần Việt Nam về vị trí địa lý, tương đồng về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật như Philippines và Malaysia.

José Carlos S. Mattos and María José Acosta đề cập đến vấn đề lập pháp liên quan đến vận tải biển tại Chile vào năm 2002 trong bài viết: “Maritime Transport Liberalization and the Challenges to Futher its Implementation in Chile” – trong đó có bàn đến nội dung tự do hóa thương mại vận tải biển, viết về cơ quan lập pháp của Chile từ đó mô phỏng những biến đổi có thể xảy ra khi Chile giảm bớt các hàng rào gây cản trở thương mại và tăng tính tự do linh hoạt trong tương lai của lĩnh vực vận tải biển. Bài nghiên cứu còn đề cập đến một nội dung nữa là đề xuất chương trình hành động giúp cho lĩnh vực vận tải biển của nước này hội nhập với khu vực một cách hiệu quả hơn.

Năm 2006, tác giả Milojka Poeunea, Marina Zanne đã công bố bài nghiên cứu: “Globalization, international trade and maritime transport”. Bài viết đã phân tích vấn đề toàn cầu hóa của thế kỷ 20, thời điểm mà nhiều quốc gia cắt giảm bớt những rào cản với mục tiêu là tự do hóa thương mại để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh. Bài viết đã chỉ ra tự do hóa thương mại cả về khối lượng và chất lượng đều ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với vận tải biển từ đó kết luận tỷ lệ cước phí vận chuyển đường biển phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trong lĩnh vực này. Tác giả sẽ kế thừa kết quả của nghiên cứu trên về vấn đề tự do hóa thương mại hàng hóa tác động đến lĩnh vực vận tải biển thông qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Vào năm 2007, C. I. Chlomoudis, P.L Pallis, S. Papadimitrious, E.S.

Tzannatos đã khẳng định tầm quan trọng của tự do hóa thương mại trong vận tải biển đối với việc phát triển kinh tế đất nước cũng như với khu vực trong bài viết:“The Liberalization of maritime transport and the island regions in EU.

Evidence from Greece”. Trên cơ sở nghiên cứu về tự do hóa thương mại và vận tải biển, tác giả đề ra một lộ trình để hoàn tất quy trình thực hiện tự do hóa thương mại nhằm phát triển hoạt động vận tải biển cho khu vực EU.

Cũng trong năm 2007, Nazery Khalid đã hoàn thành công trình nghiên cứu:

“AFTA initiatives on trade and transport: Implications for Malaysia‟s maritime sector” với sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN bao gồm:

Singapore, Philippines, Indonesia và Brunei. Công trình này là một cái nhìn tổng quan cho sự phát triển và thành tựu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN trong lĩnh vực thương mại và vận tải biển trên cơ sở nghiên cứu lĩnh vực này của Malaysia. Tự do về thương mại và vận tải càng lớn thì càng cần phải có biện pháp giải quyết những xung đột cạnh tranh về đường biển trong nội khối. Tác giả đã đề xuất một viễn cảnh cho khu vực nơi sẽ thu hút rất nhiều hàng hóa vận chuyển đường biển từ việc chỉ ra những thay đổi cần thiết mà Malaysia phải làm trước tiên để phát triển lĩnh vực này.

Vấn đề ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển cũng đƣợc Gilberto M. Llanto and Adoracion M. Navarro nghiên cứu hoàn tất năm 2012 với công trình: “The impact of Trade Liberalization and Economic Integration on the Logistics Industry: Maritime Transport and Freight Forwarders”. Bài viết tập trung vào phát triển vận tải biển của Philippines trong bối cảnh Philippines nỗ lực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Bài viết đã đưa ra một loạt các rào cản gây cản trở đến tự do hóa thương mại trong lĩnh vực vận tải biển tại quốc gia này. Từ đó đề xuất những biện pháp chung cho các quốc gia nội khối ASEAN nếu muốn phát triển kinh tế cho quốc gia nói riêng và cả khối nói chung thì cần phải giảm bớt và thay đổi những rào cản trên.

Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu nội dung toàn cầu hóa về kinh tế có gây tác động ảnh hưởng thế nào đến các lĩnh vực kinh tế xã hội khác, cụ thể là liên quan đến vận tải biển. Chính vì thế, tác giả tìm hiểu cả đến những bài viết với nội dung toàn cầu hóa về kinh tế và những tác động của toàn cầu hóa về kinh tế đến lĩnh vực kinh doanh vận tải biển.

Bài viết của Donald G. Janelle và Michel Beuthe với tựa đề “Globalization and research issues in transportation” đăng trên tạp chí Journal of Transport

Geography Vol 5, No 3 vào năm 1997 có đánh giá về tầm quan trọng của vận tải, đó là một nhân tố quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa. Bài viết có đƣa ra một viễn cảnh của nền kinh tế toàn cầu với sự phát triển của các công ty đa quốc gia (MNC) và các công ty xuyên quốc gia (TNC) cũng nhƣ sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Cơ hội toàn cầu tăng lên cho các quốc gia, đồng nghĩa với nó sẽ là cơ hội cho việc phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn cầu. Bài viết đã đánh giá đƣợc tầm quan trọng của toàn cầu hóa đối với giao thông vận tải, sẽ làm thay đổi bản chất của cầu về vận tải. Bài viết này về mặt định tính phần nào đã chỉ ra có mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và vận tải nói chung.

Poul Ove Pedersen trong bài viết đăng trên Journal of Transport Geography năm 2001, “Freight transport under globalisation and its impact on Africa” đã chỉ ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa vận tải với phát triển kinh tế. Ở những năm 70 của thế kỷ 20, người ta cho rằng chi phí vận tải là một thành tố quan trọng trong địa lý kinh tế và phát triển các ngành kinh tế. Cho đến nay, vận tải biển đã ngày càng trở nên quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế toàn cầu.Việc thay đổi về kết cấu hạ tầng, sự tái cấu trúc nhanh chóng hệ thống vận tải toàn cầu là nhờ có ảnh hưởng sâu sắc từ tiến trình toàn cầu hóa. Điều này diễn ra ở phạm vi toàn thế giới trong đó có tính cả Châu Phi. Bài viết này chỉ đề cập đến sự thay đổi về cước phí vận tải trong bối cảnh toàn cầu trải qua từng giai đoạn chứ không có sự phân tích về mối quan hệ giữa cước phí vận tải và vấn đề toàn cầu hóa.

Bài báo của Antoine Frémont vào năm 2008, “Empirical Evidence for Integration and Disintegration of Maritime Shipping, Port and Logistics Activities”

đăng trên diễn đàn vận tải quốc tế (International Transport Forum) đã chỉ ra những mảng chính trong ngành vận tải biển bao gồm đội tàu, cảng và hoạt động logistics, trong đó hoạt động logistics ở đây đƣợc gắn với vận tải biển, bao gồm những hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải biển ví dụ nhƣ hoạt động giao nhận. Bài viết có chỉ ra hội nhập ở lĩnh vực này theo chiều dọc và chiều ngang. Hội nhập theo chiều ngang chính là sự mua bán - sáp nhập để tạo thành hệ thống liên minh, ví nhƣ vào năm 1980, 20 hãng tàu lớn nhất chiếm 45% thị phần; năm 2000 các hãng này chiếm 52% và đến năm 2007 chiếm 82%. Hệ thống này ngày càng hình thành rõ nét với ba trung tâm kinh tế là Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Đây chính dẫn chiếu quan

trọng để tác giả tiếp thu trong việc đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại Hải Phòng ở chương cuối cùng của luận án.

Bài viết của Michael Sutton, “Maritime logistics and the world trading system”, 2008 đã tìm hiểu mối quan hệ giữa logistics hàng hải (maritime logistics) và hệ thống thương mại thế giới, trong đó Michael Sotton coi logistics hàng hải chính là vận tải biển (maritime transportation). Bài viết có sự nghiên cứu thực địa ở những nước phát triển mạnh về vận tải biển như Nhật Bản, Đài Loan, Úc và New Zealand với những con số như ở Nhật Bản chiếm 99.7% tổng khối lượng thương mại ra và vào quốc gia này thông qua các cảng; hay tại Hong Kong vận chuyển qua đường biển chiếm 80%. Thế giới ngày càng trở nên kết nối chặt chẽ, thông qua công nghệ và hệ thống vận tải toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại quốc tế, tổng vốn đầu tư và tổng khối lượng lưu chuyển tài chính ngày càng gia tăng. Hệ thống thương mại thế giới làm thay đổi đầu tiên đó là xu hướng tư nhân hóa việc quản lý và khai thác cảng cũng nhƣ tái cấu trúc hệ thống cảng quốc gia. Tác giả khẳng định tự do hóa thương mại sẽ mở đường cho dịch vụ logistics qua việc kết cấu hạ tầng giao thông nghèo nàn, lạc lậu sẽ đƣợc nâng cấp để phù hợp với nhu cầu mới. Thứ hai là sự thay đổi vai trò của chính phủ trong quản lý đội tàu quốc gia. Nhiều quốc gia vẫn có chính sách về trợ cấp hay hỗ trợ cho đội tàu quốc gia phát triển. Các quốc gia muốn hướng đến một thị trường đội tàu cạnh tranh hoàn hảo thì nhà nước sẽ phải giảm sự can thiệp này đề đảm bảo công bằng cho đội tàu quốc gia và đội tàu quốc tế. Tóm lại bài viết đã đưa ra kết luận tự do hóa thương mại thông qua ba kênh chính bao gồm: tổng kim ngạch thương mại quốc tế, tổng vốn đầu tư nước ngoài và tổng khối lượng lưu chuyển tài chính ngày càng gia tăng của quốc gia. Điều đó đã góp phần làm thay đổi và dịch chuyển hệ thống vận tải biển trên toàn cầu thông qua việc nghiên cứu ở một số quốc gia điển hình trong lĩnh vực vận tải biển.

Trong một nghiên cứu của David Hummels, “Globalization and freight transport costs in maritime shipping and aviation” năm 2009 có nêu lên vấn đề chi phí cho cước vận tải và vấn đề toàn cầu hóa trong lĩnh vực vận tải biển và hàng không. Bài viết này đã coi toàn cầu hóa là sự di chuyển các dòng thương mại hàng hóa và chỉ ra những lý do khiến chi phí vận tải thay đổi đáng kể đối với các sản phẩm khác nhau ở các quốc gia khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Sự khác

biệt về chi phí vận tải biển đó bao gồm sự thay đổi về công nghệ vận chuyển bao gồm việc container hóa và; các chi phí đầu vào bao gồm: chi phí nhiên liệu, giá tàu, chi phí tại cảng; quyền lực thị trường và tác động của quy mô: Phân tích yếu tố này, tác giả có chỉ ra là việc gia tăng tổng kim ngạch thương mại hàng hóa trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vận tải từ việc dung tích vận tải bị thiếu hụt, hệ thống cảng bị quá tải. Nhƣng điểm lợi của toàn cầu hóa là với lƣợng hòa hóa gia tăng, thực sự chi phí vận tải biển đã giảm xuống đáng kể. Từ việc một quốc gia nhỏ bé với lượng hàng vận chuyển qua đường biển khiêm tốn, để đạt được đầy về dung tích vận chuyển, các con tàu đó sẽ phải di chuyển qua hàng loạt cảng ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhƣng khi lƣợng hàng hóa tăng lên, việc vận chuyển rõ ràng hiệu quả hơn khi có đƣợc lƣợng hàng hóa gia tăng từ nhiều nguồn khác nhau. Thêm nữa là khối lƣợng hàng hóa nhiều hơn thì đẩy mạnh việc đầu tƣ cho cảng, hệ thống kết cấu hạ tầng tại cảng sẽ đƣợc cải thiện tốt hơn. Bài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và vận tải biển, chỉ coi sự di chuyển giữa các dòng thương mại hàng hóa là một yếu tố tạo nên vận tải biển thông qua việc phân tích điểm tiêu cực.

Trong bài viết“A Review of Logistics and Transport Sector as a Factor of Globalization” tại IECS 2015 – 22nd International Economic Conference

“Economic Prospects in the Context of Growing Global and Regional Interdependencies”, hai tác giả Oualid Kherbash và Marian Liviu Mocan đã chỉ ra rằng vận tải là một thành tố quan trọng trong tự do hóa thương mại đối với các nước nói riêng và trong vấn đề toàn cầu hóa nói chung. Cụ thể, theo nhƣ tác giả viết thì có mối quan hệ nhân quả giữa vận tải biển và tự do hóa thương mại. Liệu có tồn tại sự tác động ngược lại từ tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển thì tác giả chƣa đề cập đến.

Ngoài ra, các tổ chức, hiệp hội chuyên về thương mại dịch vụ hàng hải có thể kể đến nhƣ: International Maritime Organization (IMO); International Federation of Freight Forwarders Association (FIATA); International Transport Forum (ITR)… đều có những ấn phẩm quốc tế ra mắt định kỳ viết về các vấn đề trong kinh hoạt động kinh doanh vận tải biển ở phạm vi toàn cầu và phân tích, dự báo về hoạt động và xu thế trong tương lai của lĩnh vực này. Bản báo cáo thường niên về vận tải biển và thuận lợi hóa thương mại “Trade Facilitation and Maritime Transport” được điều tra, nghiên

cứu và phát hành bởi các tổ chức Sida, Kommerskollergium,Swedish Maritime Administration; ―The liberalization of maritime transport‖ ; ―Journal of Transport Geography‖; ―Transport Review‖

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại hải phòng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)