CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trang về tự do hóa thương mại của Việt Nam
3.1.3. Kết quả đạt được trong tiến trình thực thi tự do hóa thương mại của Việt Nam64 1. Tổng thu nhập quốc nội
3.1.3.1. Tổng thu nhập quốc nội
Giai đoạn đầu thế kỷ XXI là sự bùng nổ của Việt Nam với các hiệp định, các thỏa thuận về thương mại được tiến hành đàm phán, ký kết. Nhờ sự tích cực và chủ động tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tâm thế cho xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu nên các chỉ tiêu về thương mại và kinh tế đều tăng dần theo các năm và có sự gia tăng về giá trị rõ rệt dù rằng giữa giai đoạn này đã xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng ảnh hưởng đến cả nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam.
Bảng 3.2. Tổng thu nhập quốc nội của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Đơn vị: 109 VND
Stt Năm GDP Tỷ giá GDP của khối ASEAN
1 2000 1.138.111 14.168 7.100.009
2 2001 1.208.593 14.725 6.603.226
3 2002 1.284.986 15.280 6.710.107
4 2003 1.373.638 15.510 7.378.281
5 2004 1.477.161 15.746 8.200.260
6 2005 1.588.646 15.859 8.687.405
7 2006 1.699.501 15.994 9.275.331
8 2007 1.820.667 16.105 10.313.286
9 2008 1.923.749 16.302 11.941.438
10 2009 2.027.591 17.065 12.579.727
11 2010 2.157.828 18.613 14.455.910
12 2011 2.292.483 20.540 16.651.973
13 2012 2.412.778 20.828 17.757.078
14 2013 2.543.596 20.933 17.829.421
15 2014 2.695.796 21.034 18.532.619
16 2015 2.965.375 - -
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn Theo bảng 3.2, về chỉ tiêu kinh tế, tổng thu nhập quốc nội tăng từ 1.138.111 tỷ VND năm 2000 đến 2.695.796 tỷ VND năm 2014. Trong vòng 15 năm qua, mức tăng trưởng trong cả giai đoạn ở mức 2,37%, tương đương với mức tăng của giải đoạn trước. So với tổng thu nhập quốc nội của khối ASEAN thì tỷ trọng có phần giảm nhẹ, ở đầu kỳ GDP Việt Nam chiếm 16,03% nhƣng đến cuối kỳ còn chiếm 14,55%. (Bảng 1.1). Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế thì trong giai đoạn 16 năm gần đây, GDP của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng khá cao và đều dù xét về mức độ tăng trưởng có sự biến thiên nhất định. Năm đạt tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn là 2004 với mức 7,789% và năm đạt mức tăng trưởng thấp nhất là 2012 với mức là 5,247%.
Biểu đồ 3.2 mô tả mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, trong đó có thể thấy rõ GDP trong cả thời kỳ nghiên cứu có nhiều biến động
nhƣng xu thế chung là giảm dần theo thời gian. GDP đỉnh điểm của giai đoạn này là vào năm 2004 với tốc độ tăng trưởng gần 8% và thấp nhất là vào năm 2012 xuống còn hơn 5%.
Đơn vị: %
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000
GDP
GDP
Hình 3.2. Mức độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2015
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn 3.1.3.2. Tổng vốn đầu tư nước ngoài
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm
2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn ĐTNN đạt 20,8 tỷ USD. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%) đạt 20,8 tỷ trong giai đoạn này Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN đổ vào Việt Nam đã tăng đáng kể ở mức 32,3 tỷ USD với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tƣ chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhƣ sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ nhƣ cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp... Trong giai đoạn này, năm 2007 mở màn nâng tổng số vốn đầu tư nước ngoài lên đột biến từ mức dưới 5 triệu USD lên đến trên 20 triệu USD với đỉnh điểm là năm 2008 với trên 71 triệu USD. Các năm về sau đều ở mức ổn định ở mức trên dưới 20 triệu USD, trong đó năm 2011 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm xuống dưới 15 triệu USD và trở thành năm thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất kể từ năm 2007 đến nay (Hình 3.3).
Đơn vị: triệu USD
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầ u tư nước ngoà i
Hình 3.3. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Bộ Kế hoạch đầu tư http://www.mof.gov.vn/
3.1.3.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Đây là giai đoạn chứng kiến một sự gia tăng đột biến trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong 15 năm, xuất khẩu đã tăng 8,5 lần từ 14.483 triệu USD năm 2000 lên 150.186 USD năm 2014 và nhập khẩu tăng 7,6 lần từ 15.637 năm 2000 đến 148.048 triệu USD năm 2014. (Bảng 1.2). Đây cũng là giai đoạn thể hiện một tín hiệu đáng mừng trong cán cân thương mại vì càng về sau tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam giảm dần. Đến 3 năm cuối trong thời kỳ nghiên cứu, Việt Nam đã bước sang thời kỳ xuất siêu với chênh lệch ở mức 749 triệu USD vào năm 2012 và 2.138 triệu USD vào năm 2014 (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Đơn vị: 106 USD
Stt Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch XNK
1 2000 14.483 15.637 30.120
2 2001 15.029 16.218 31.247
3 2002 16.706 19.745 36.451
4 2003 20.149 25.256 45.405
5 2004 26.485 31.969 58.454
6 2005 32.447 36.761 69.208
7 2006 39.826 44.891 84.717
8 2007 48.561 62.765 111.326
9 2008 62.685 80.714 143.399
10 2009 57.096 69.949 127.045
11 2010 72.237 84.389 157.075
12 2011 96.906 106.750 203.656
13 2012 114.529 113.780 228.310
14 2013 132.032 132.032 264.064
15 2014 150.186 148.048 298.234
16 2015 167.600 160.000 327.760
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Tổng cục Hải quan https://www.customs.gov.vn/
Đối với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam dựa vào Biểu đồ 3.4 về Xu hướng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, có thể thấy rõ ràng tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm. Mốc tăng đỉnh điểm là tăng lên hơn 100 tỷ USD ở năm 2008. Đến năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm xuống hơn 20 tỷ USD (do cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước giảm mạnh). Từ năm 2010 cho đến nay năm nào cũng chứng kiến sự tăng đáng kể về tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể là đạt mức 300 tỷ USD ở năm 2014, tăng gấp 10 lần so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở đầu thời kỳ so sánh.
Đơn vị: Triệu USD
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch
Hình 3.4. Xu hướng trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Tổng cục Hải quan https://www.customs.gov.vn/