Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 23 - 28)

Quan điểm của Mác xít về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật, trong đó tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề. Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn xem xét các sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ biện chứng, luôn có mối quan hệ ràng buộc, tương tác.

Những quy luật vận động và phát triển của xã hội phải đƣợc xem xét khách quan nhƣ nó đang tồn tại. Khi nghiên cứu về việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của người lao động ta phải đặt nó trong sự vận động, luôn có những chiều hướng thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hôi, có thể theo chiều hướng đi lên hoặc giảm đi. Điều này có ý nghĩa khi xem xét một vấn đề phải đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể và trong mối quan hệ tương quan với môi trường xung quanh.

20

Khi xem xét một vấn đề ta phải đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể và trong mối quan hệ tương quan với môi trường xung quanh. Trong đề tài này chúng tôi tìm hiểu việc tiếp cận của người lao động với dịch vụ hành chính công, cũng như vai trò của người cung ứng dịch vụ hành chính.

Đề tài nghiên cứu thông qua việc tiếp cận của Xã hội học và sử dụng các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu xã hội học nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụ hành chính công cũng nhƣ những yếu tố tác động tới việc tiếp cận dịch vụ này của người lao động trong khu công nghiệp.

7.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học 7.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến

Cuộc khảo sát này được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không tỷ lệ. Với lượng mẫu được chọn là 200 người lao động.

Cách chọn mẫu: Chia đều số lượng đơn vị mẫu theo các đặc trưng là người địa phương, người nhập cư và theo giới tính ở các công ty thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng Long, nhằm mục đích có đủ số lƣợng mẫu và thuận tiện cho việc thu thập thông tin.

Số lƣợng đơn vị mẫu của nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo quy trình chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên (dạng không tỷ lệ), cách chọn này sẽ cho phép nhà nghiên cứu lựa chọn đƣợc số lƣợng đơn vị nghiên cứu cần thiết để các phép tính thống kê có ý nghĩa [10]. Với nghiên cứu này, các biến số xác định tầng nhƣ là: địa bàn cƣ trú; giới tính.

Cách chọn mẫu đƣợc biểu thị bằng sơ đồ nhƣ sau:

21

Sơ đồ chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dạng không tỷ lệ

Mẫu chọn 200 người

Người lao động địa phương 100 người

Người lao động ngoại tỉnh 100 người

Nam 50 người

Nữ 50 người

Nam 50 người

Nữ 50 người Tầng 1: Địa bàn cư trú

Tầng 2: Giới tính

Xử lý số liệu và kiểm định giả thuyết

Số lƣợng bảng hỏi phát ra là 200 bảng hỏi, số lƣợng bảng hỏi thu về và làm sạch là 200 bảng hỏi. Thông tin thu về đƣợc xử lý trên máy tính bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS 16.0 for Window.

Cơ cấu mẫu của nghiên cứu định lượng

Bảng 1: Tỷ lệ tuổi của người lao động trả lời phiếu ý kiến

Độ tuổi n Tỷ lệ (%)

17 – 25 tuổi 77 38,5

26 – 30 tuổi 87 43,5

Trên 30 tuổi 36 18

Tổng 200 100%

Bảng 2: Tỷ lệ giới tính của người lao động trả lời phiếu ý kiến

Giới tính n Tỷ lệ (%)

Nam 100 50

Nữ 100 50

Tổng 200 100

22

Bảng 3: Tỷ lệ tình trạng hôn nhân của người lao động trả lời phiếu ý kiến

Tình trạng hôn nhân n Tỷ lệ (%)

Có vợ/chồng sống chung 99 49,5

Có vợ/chồng sống xa nhau 8 4

Ly hôn/ly thân 0 0

Góa 1 0,5

Chƣa từng kết hôn 83 41,5

Không trả lời 9 4,5

Tổng 200 100

Bảng 4: Tỷ lệ cho biết bậc học phổ thông cao nhất của người lao động Trình độ học

vấn

Đánh giá mức phí làm thủ tục hành chính công Cao Bình thường Không cao Tổng

n % n % n % n %

THCS & THPT 22 32,9 42 35,9 8 50 72 36 Qua các lớp DN 29 43,2 43 36,7 5 31,2 77 38,5 ĐH & SĐH 16 23,9 32 27,4 3 18,8 51 25,5

Tổng 67 100 117 100 16 100 200 100

Bảng 5: Hiện trạng ngôi nhà đang ở của người lao động trả lời phiếu ý kiến

Loại nhà n %

Thuê trọ 100 50

Ở khu tập thể của công ty 1 0,5

Ở nhờ nhà người thân/ người quen 1 1

Ở nhà riêng 96 48

Khác 1 0,5

Bảng 6: Thu nhập hiện tại của người lao động

Thu nhập n %

2 – 4 triệu 47 24,7

Trên 4 triệu – 6 triệu 106 55,8

Trên 6 triệu 37 19,5

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Những vấn đề liên quan đến đề tài được soạn thảo thành một đề cương để người phỏng vấn sử dụng quá trình phỏng vấn, nhằm xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và hiểu rõ bản chất nguồn gốc vấn đề đang nghiên cứu.

Qua các phỏng vấn sâu sẽ nhằm hiểu hơn về thực trạng tiếp cận các dịch vụ hành

23

chính công của người lao động hiện nay, qua đó sẽ làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của người lao động.

Đề tài thực hiện phỏng vấn sâu với hai nhóm đối tƣợng: Nhóm thứ nhất là người sử dụng dịch vụ là người lao động trong khu công nghiệp và nhóm đối tượng thứ hai là người cung cấp dịch vụ: cán bộ UBND xã.

Cụ thể đề tài thực hiện 07 phỏng vấn sâu, trong đó:

+ 05 phỏng vấn người lao động

+ 02 phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương cấp xã (bao gồm: lãnh đạo xã và cán bộ văn phòng một cửa)

Đối với từng nhóm đối tƣợng thực hiện phỏng vấn sẽ làm rõ đƣợc các nội dung cụ thể như sau: Với những người sử dụng dịch vụ là người lao động sẽ tìm hiểu và làm rõ thực trạng tiếp cận của họ với dịch vụ hành chính công, đồng thời khai thác triệt để các thông tin từ phía người lao động đối với các dịch vụ này nhƣ: khả năng tiếp cận, mức độ hài lòng, khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận dịch vụ…vv. Còn đối với nhóm đối tƣợng cung cấp dịch vụ là cán bộ UBND xã sẽ làm rõ việc họ đã tạo điều kiện thuận lợi gì cho người lao động khi tiếp cận dịch vụ, mặt khác sẽ tìm hiểu những khó khăn, trở ngại cũng nhƣ bất cập trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công.

Từ việc khai thác các thông tin từ phía người sử dụng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ sẽ tìm ra đƣợc một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao đƣợc khả năng tiếp cận các dịch vụ hành chính công hiện nay.

7.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu có sẵn, trong đề tài tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu ở: Thư viện Quốc Gia Việt Nam; Trung tâm thông tin thƣ viện – Đại học Quốc Gia Hà Nội;

Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – quyền công dân, thuộc khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Các sách, báo, tạp chí, tài liệu trong các luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp, tài liệu trên mạng Internet, các trang web về vấn đề người lao động, dịch vụ hành chính công.

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)