CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm dịch vụ hành chính công
Để hiểu khái niệm dịch vụ hành chính công, trước tiên cần hiểu khái niệm dịch vụ có nghĩa là gì? Có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về dịch vụ.
Theo Zeitheml và Bitner (2000), dịch vụ là những công việc, những quy trình và những sự thực hiện.
Còn theo Gronross (1990) thì dịch vụ là một hoạt động hoặc chuỗi các hoạt động ít nhiều có tính chất vô hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên có tính chất vô hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên tiếp xúc với khách hàng, các nguồn lực vật chất, hàng hóa hay hệ thống cung cấp dịch vụ - nơi giải quyết những vấn đề của khách hàng.
Tóm lại, dịch vụ đƣợc hiểu là một quá trình bao gồm các hoạt động phía sau và các hoạt động phía trước nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo cách mà khách hàng mong muốn cũng nhƣ tạo ta giá trị cho khách hàng.
Trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng đề cập tới khái niệm dịch vụ hành chính công. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Xây dựng một nền hành chính nhà nước, dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa…Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công”
Có nhiều định nghĩa về dịch vụ hành chính công, dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
26
Theo các tác giả cuốn sách “Hành chính học đại cương” thì hành chính công là
“hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý công việc công của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của công dân” [11].
1.1.2. Khái niệm tiếp cận dịch vụ hành chính công
Sự tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất.
Tiếp cận có nghĩa là tiến sát gần; đến gần để tiếp xúc hay là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một vấn đề, công việc nào đó [22].
Tiếp cận dịch vụ hành chính công trong nghiên cứu này có thể hiểu là việc người lao động tiếp xúc tới dịch vụ có liên quan tới hoạt động thực thi pháp luật, bao gồm việc làm các thủ tục giấy tờ hành chính do đại diện cơ quan có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực mà cơ quan đó quản lý.
Có thể nói dịch vụ hành chính công là loại hình gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan nhà nước thành lập đƣợc ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công.
1.1.3. Khái niệm người lao động trong khu công nghiệp
Để hiểu khái niệm người lao động trước tiên cần tìm hiểu về khái niệm nguồn lao động và lực lƣợng lao động.
Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Lực lƣợng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi; nữ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhƣng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
27
Ở Việt Nam: Căn cứ vào Điều 6 của bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2002 “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” và Điều 145 “Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhƣ sau: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi…”
Theo Nghị định số 29/2008/ NĐ – CP của Chính phủ “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” thì khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Trên thế giới thì khu công nghiệp tập trung đƣợc hiểu là khu tập trung các Doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu.
Theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp chính ban hành ngày 24/4/1997 của chính phủ, khu công nghiệp tập trung là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có cƣ dân sinh sống do chính phủ hoặc Thủ Tướng chính phủ quyết định thành lập.
Trong khu công nghiệp có các loại doanh nghiệp sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các loại dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương đối với người lao động trong khu công nghiệp
Dịch vụ hành chính công bao gồm rất nhiều loại thủ tục giấy tờ khác nhau, tùy vào từng loại đối tƣợng khác nhau, cũng nhƣ mục đích công việc của từng đối tượng để làm các loại thủ tục giấy tờ hành chính. Đối tượng người lao động, thì có một số loại giấy tờ mà người lao động thường xuyên phải làm như: giấy khai sinh; xác nhận sơ yếu lý lịch; chứng thực giấy tờ; khai báo tạm trú tạm vắng.
28
Sở dĩ, đây là những loại giấy tờ mà người lao động thường xuyên tiếp xúc vì đây là loại giấy tờ chủ yếu có trong hồ sơ xin việc, mặt khác ở đây có tỷ lệ người lao động ngoại tỉnh cao cho nên việc khai báo tạm trú tạm vắng là rất cần thiết với người lao động ngoại tỉnh.
1.1.4. Khái niệm chính quyền địa phương
Chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ƣơng, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân trong chỉnh thể của chính quyền địa phương; đồng thời cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính.
Có thể hiểu chính quyền địa phương là những thiết chế nhà nước hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa phương, có tư cách pháp nhân quyền lực công, đƣợc thành lập một cách hợp hiến và hợp pháp để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội trên một đơn vị hành chính – lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất định do pháp luật quy định.
Chính quyền địa phương ở nước ta, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 hiện hành, đƣợc tổ chức 3 cấp đơn vị hành chính là: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (đƣợc gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị, xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Xã, phương, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở tất cả các đơn vị hành chính nói trên, không phân biệt sự khác nhau về vị trí, tính chất, vai trò, ở địa bàn nông thôn hay đô thị đều đƣợc xác định là cấp chính quyền hoàn chỉnh, đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Đối với đề tài này thì thực hiện nghiên cứu việc cung cấp các thủ tục hành chính công thuộc cấp xã.