Lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ V.Pareto.

M.Weber, F.Znaniecki, G.Mead, T.Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người

29

và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội thường được gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân.

Hành động xã hội đƣợc Weber định nghĩa một cách tổng quát là hành động đƣợc chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng cho người khác, trong đường lối, quá trình của nó. Ông nhấn mạnh đến động cơ thúc đẩy trong kí ức của chủ thể là “nguyên nhân” của hành động.

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Hành động xã hội bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố nhƣ: lợi ích, nhu cầu, định hướng giá trị của chủ thể hành động.

Hành động xã hội gồm 4 loại:

- Hành động duy lý công cụ: là hành động đƣợc thực hiện với sự cân nhắc tính toán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.

- Hành động duy lý giá trị: là hành động đƣợc thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nằm ở những mục đích phi lý nhƣng lại đƣợc thực hiện bằng những hành động duy lý.

- Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc xem xét phân tích mối quan hệ giữa công cụ và phương tiện và mục đích hành động.

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền từ đời này sang đời khác.

- Cấu trúc của hành động xã hội

(1) Động cơ và mục đích của hành động sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động.

(2) Chủ thể hành động: Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, các nhóm, cộng đồng xã hội hay toàn thể xã hội.

(3 )Hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động: Đó chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Hành động đó diễn ra lúc nào? ở thời điểm nào? trong bối cảnh xã hội nhƣ thế nào? Bối cảnh xã hội ở

30

đây được hiểu là tất cả những gì xung quanh có ảnh hưởng đến hành động. Tuỳ theo hoàn cảnh hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với họ. [4]

Giữa các thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội có mối liên quan hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này đƣợc biểu diễn trên mô hình sau:

Nhƣ vậy, với vận dụng lý thuyết hành động xã hội vào nghiên cứu sẽ giúp phân tích và tìm hiểu nhận thức cũng nhƣ mô tả thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người lao động, qua những phân tích về động cơ, nguyên nhân mà người lao động lại lựa chọn hoặc quyết định tiếp cận các dịch vụ hành chính công tại chính quyền địa phương nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc chính quyền tại nơi họ đang sinh sống và làm việc.

1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý

Homans đã đƣa ra mô hình lựa chọn duy lý của hành vi cá nhân trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản đã đƣợc khái quát thành định đề. Ông đƣa ra một số định đề cơ bản trong lý thuyết của mình: Phần thưởng, kích thích, giá trị, duy lý, giá trị suy giảm, mong đợi. Dựa vào những định đề đã nêu, Homans đã đƣa ra quy tắc liên quan đến phần thưởng của họ tương xứng với việc đầu tư của họ.

Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của cn người, hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có khả năng lặp lại.

Định đề kích thích: nếu một nhóm kích thích nào trước đây đã từng khiến cho hành động nào đấy được khen thưởng thì một nhóm mới càng giống kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành động tương tự trước đây đƣợc lặp lại bấy nhiêu.

Hoàn cảnh

Nhu cầu Động cơ Chủ thể Công cụ

phương tiện Mục đích

31

Định đề giá trị: kết quả của hành động có giá trị cao đối thủ với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu. Và khi mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt đƣợc nó.

Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt đƣợc kết quả đó là lớn nhất.

Định đề giá trị suy giảm: càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.

Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người ta sẽ hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức, không hài lòng [8].

Người lao động có xu hướng lựa chọn những hành vi có lợi và dễ thực hiện khi tiếp cận với các thủ tục hành chính công tại địa phương đăng ký cư trú. Công nhân là nhóm người có quỹ thời gian bận rộn, trong khi đó việc làm các dịch vụ hành chính công mất khá nhiều thời gian, do vậy, việc lựa chọn các yếu tố liên quan như thời gian, hình thức, người làm…cũng được cân nhắc. Tuy nhiên, với một số thủ tục hành chính công thì người lao động cũng gặp một số khó khăn khi tiếp cận, vì vậy họ cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn.

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)