CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1. Nhóm các yếu tố từ phía người nhận dịch vụ
Người nhận dịch vụ - người lao động làm việc trong khu công nghiệp có một số đặc thù về nghề nghiệp cho nên cũng có một số hạn chế và khó khăn khi tiếp cận với các loại dịch vụ này. Qua khảo sát sẽ thấy rõ đƣợc các đặc điểm về nhân khẩu học; mức độ tiếp cận thông tin; mức độ hài lòng về dịch vụ; một khó khăn và thuận lợi của người nhận dịch vụ hiện nay.
Với những đặc điểm của người lao động, thì trong giới hạn bài nghiên cứu, chỉ ra một số đặc điểm cá nhân của người lao động như: tuổi; giới tính; thu nhập, trình độ học vấn. Qua xử lý tương quan với mức phí; sự hài lòng về việc giải quyết công việc, và mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công sẽ làm rõ mối liên hệ giữa các yếu tố này.
Độ tuổi
Về độ tuổi của người lao động trong khu công nghiệp thì qua khảo sát được biết, tỷ lệ lao động ở đây chủ yếu vào độ tuổi từ 17 tuổi đến 30 tuổi:
Bảng 3.1. Tỷ lệ độ tuổi của người lao động
(Đơn vị: %)
Độ tuổi n Tỷ lệ (%)
17 – 25 tuổi 77 38,5
26 – 30 tuổi 87 43,5
Trên 30 tuổi 36 18
Tổng 200 100
Độ tuổi từ 26 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,5%, tiếp theo là độ tuổi từ 17 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ 38,5%. Còn độ tuổi từ 31 – 35 tuổi chỉ có 12,5%, độ
77
tuổi từ 36 – 54 tuổi có 5,5%. Có thể đánh giá ở đây nguồn lao động khá trẻ, độ tuổi vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Với một số đặc điểm nhân khẩu học về hộ khẩu thường trú, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi của người lao động ở khu công nghiệp một phần nào đó sẽ cho biết thêm những khó khăn thuận lợi của họ trong quá trình tiếp cận dịch vụ hành chính công.
Mức thu phí đối với các loại thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, xác nhận sơ yếu lí lịch; chứng thực;…vv đều đƣợc niêm yết tại trụ sở các UBND với những mức phí cụ thể. Vậy, có sự khác nhau hay mối liên hệ gì giữa độ tuổi khi đánh giá về mức phí:
Bảng 3.2. Tương quan giữa độ tuổi đánh giá về mức phí
(Đơn vị: %) Đánh giá mức
phí
17 – 25 tuổi 26 – 30 tuổi Trên 30 tuổi Tổng
n % n % n % n %
Cao 27 35,1 32 36,8 8 22,2 67 33,5
Bình thường 45 58,4 47 54 25 69,4 117 58,5
Không cao 5 6,5 8 9,2 3 8,3 16 8
Tổng 77 100 87 100 36 100 200 100
Bảng số liệu trên cho thấy, có sự chênh lệch giữa các độ tuổi về việc đánh giá mức phí khi làm các thủ tục hành chính. Hầu hết, các độ tuổi đều đánh giá mức phí là bình thường, tỷ lệ này ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi là 58,4%; 26 – 30 tuổi là 54% và trên 30 tuổi là 69,4%.
Đối với mức phí cao thì độ tuổi từ 26 – 30 tuổi có tỷ lệ cao nhất với 36,8%, kế tiếp là độ tuổi 17 – 25 tuổi; còn độ tuổi trên 30 tuổi là 22,2%. Còn đánh giá mức phí cao thì có tỷ lệ thấp nhất, với 6,5% ở độ tuổi 17 – 25 tuổi, 9,2% ở độ tuổi 26 – 30 tuổi.
Bên cạnh sự chênh lệch tuổi về việc đánh giá mức phí, thì nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan giữa tuổi với sự hài lòng của người lao động về kết quả giải quyết công việc khi họ làm các thủ tục hành chính công.
78
Cùng với kết quả tương quan giữa độ tuổi và mức phí thì kết quả định lượng cũng cho biết tương quan quan giữa độ tuổi với sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc.
Bảng 3.3. Tương quan giữa độ tuổi với sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc
(Đơn vị: %)
Độ tuổi
Rất hài
lòng Hài lòng Khó nói Không hài lòng
Rất không
hài lòng Tổng
% % % % % %
17- 25 tuổi 0 41 37,5 36,4 20 38,5
26 – 30 tuổi 100 38,1 50 45,5 60 43,5
Trên 30 tuổi 0 21 12,5 18,2 20 18
Tổng 100 100 100 100 100 100
Bảng trên cho thấy, nhìn chung có sự chênh lệch độ tuổi về mức độ hài lòng về kết quả giải quyết công việc, ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi thì có tỷ lệ hài lòng với kết quả giải quyết công việc cao nhất với 41%; đối với độ tuổi từ 26 – 30 tuổi thì tỷ lệ khó nói có tỷ lệ cao với 50%; còn lại độ tuổi trên 30 tuổi thì tỷ lệ hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 21%.
Như vậy, qua bảng số liệu tương quan này, ta có thể thấy mặc dù có sự chênh lệch về độ tuổi giữa các mức độ hài lòng song tỷ lệ độ tuổi có sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc thì luôn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này, cho thấy bên cạnh những bất cập và khó khăn khi tiếp cận các thủ tục hành chính công, song về cơ bản người lao động vẫn khá hài lòng với kết quả giải quyết công việc.
Bên cạnh tương quan giữa độ tuổi với mức phí và sự hài lòng về giải quyết công việc thì nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan giữa độ tuổi với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công.
79
Bảng 3.4. Tương quan độ tuổi với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính (Đơn vị: %) Mong muốn 17 – 25 tuổi 26 – 30 tuổi Trên 30 tuổi
n % n % n %
Đơn giản các giấy tờ hành chính 68 44,1 17 50% 2 5,9 CB hướng dẫn cụ thể và chi tiết
về các loại giấy tờ 53 38,1 63 45,3 23 16,5
Thời gian xử lý cần nhanh gọn 64 39,3 71 43,6 28 17,2
Khác 15 44,1 17 50 2 5,9
Cải thiện thủ tục hành chính luôn là mong muốn và nhu cầu của nhiều người lao động hiện nay, qua bảng tương quan độ tuổi với mong muốn ta thấy cũng có sự khác biệt nhau, tỷ lệ độ tuổi từ 26 – 30 tuổi có mong muốn cao với việc cải thiện thủ tục hành chính, cụ thể với mong muốn đơn giản các giấy tờ hành chính có 50%; mong muốn cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết về các loại giấy tờ là 45,3%; mong muốn về thời gian xử lý cần nhanh gọn là 43,6%. Các độ tuổi còn lại 17 – 25 tuổi và trên 30 tuổi thì tỷ lệ mong muốn cũng tương đối cao.
Nhƣ vậy, hầu hết các mong muốn cải thiện thủ tục hành chính có liên quan tới giấy tờ, cán bộ hướng dẫn và thời gian xử lý nhanh gọn và dễ dàng hơn.
Để thấy rõ hơn mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân người lao động với mức phí, thì qua mối tương quan giữa giới tính và việc đánh giá mức phí thì cho thấy:
Giới tính
Bảng 3.5. Tương quan giới tính với đánh giá về mức phí
(Đơn vị: %) Giới
tính
Đánh giá mức phí cho các thủ tục hành chính công
Cao Bình thường Không cao Tổng
n % n % n % n %
Nam 34 34 57 57 9 9 100 100
Nữ 33 33 60 60 7 7 100 100
Tổng 67 33,5 117 58,5 16 8 200 100
Không có sự khác biệt nhau giữa giới tính nam và nữ về việc đánh giá mức phí cho các thủ tục hành chính công đã nêu, hầu hết nam động nam và nữ đều cho rằng với mức phí hiện tại là bình thường, cụ thể là nam với tỷ lệ 57%, nữ có
80
tỷ lệ là 60%. Với các đánh giá mức phí khác cũng không có sự khác biệt, đánh giá mức phí cao, thì tỷ nam có 34%; tỷ lệ nữ là 33%. Nhƣ vậy, có thể thấy không có sự phân biệt nào giữa giới tính nam và nữ về đánh giá mức phí cao hay thấp.
Bên cạnh, tương quan về mức phí, thì qua nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương quan giữa giới tính với sự hài lòng giải quyết công việc của việc làm thủ tục hành chính công:
Bảng 3.6. Tương quan giới tính với sự hài lòng giải quyết công việc (Đơn vị: %)
Giới tính
Rất hài
lòng Hài lòng Khó nói Không hài lòng
Rất không
hài lòng Tổng
n % n % n % n % n % n %
Nam 1 1 54 54 24 24 19 19 2 2 100 100
Nữ 0 0 51 51 32 32 14 14 3 3 100 100
Tổng 1 0,5 105 52,5 56 28 33 16,5 5 2,5 200 100 Cũng tương tự tương quan giữa giới tính với mức phí không có sự chênh lệch nhau thì qua bảng tương quan trên giữa giới tính với sự hài lòng giải quyết công việc thì cho thấy cũng không có sự chênh lệch nhau, đa số người lao động nam và nữ đều hài lòng với việc giải quyết công việc, tỷ lệ lần lƣợt là 54% và 51%. Còn các tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng chiếm tỷ lệ thấp về sự hài lòng giải quyết công việc.
Về tương quan giữa giới tính với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính thì cơ bản cũng không có sự khác biệt.
Bảng 3.7. Tương quan giới tính với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công (Đơn vị: %)
Mong muốn Nam Nữ Tổng
n % n % n %
Đơn giản các giấy tờ hành chính 89 89 86 86 175 87,5 CB hướng dẫn cụ thể và chi tiết
về các loại giấy tờ 73 73 66 66 139 69,5
Thời gian xử lý cần nhanh gọn 85 85 78 78 163 81,5
Khác 14 14 20 20 34 17
81
Tỷ lệ mong muốn “đơn giản các giấy tờ hành chính” giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhau, nam là 89%, nữ là 86%. Còn với mong muốn “cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ” và “ thời gian xử lý” tuy có sự chênh lệch giữa nam và nữ nhƣng không đáng kể lắm, nam là 73% và 66%, và 85% và 78%.
Học vấn
So với mức thu nhập hàng tháng như trên thì tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn là trung học phổ thông có tỷ lệ cao:
Bảng 3.8. Trình độ học vấn của người lao động
(Đơn vị: %)
Bậc học phổ thông n Tỷ lệ (%)
THCS & THPT 72 36
Qua các lớp dạy nghề 77 38,5
Đại học & Sau đại học 51 25,5
Tổng 200 100
Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ lao động có bậc học cao nhất là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,5%. Kế tiếp đó là trình độ đại học chiếm tỷ lệ 24,5%. Cao đẳng/cao đẳng nghề là 27,5%. Trên thực tế, việc tốt nghiệp đại học, cao đẳng chƣa xin đƣợc việc làm đúng ngành, đúng nghề đi làm công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay rất là nhiều, theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2015 thì trong 3 tháng đầu năm, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng lên gần 178.000 người, lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng lên hơn 100.000 người.
Bảng 3.9. Tương quan trình độ học vấn với đánh giá mức phí
(Đơn vị: %)
Trình độ học vấn
Đánh giá mức phí làm thủ tục hành chính công Cao Bình thường Không cao Tổng
n % n % n % n %
THCS & THPT 22 32,9 42 35,9 8 50 72 36
Qua các lớp dạy nghề 29 43,2 43 36,7 5 31,2 77 38,5
ĐH & SĐH 16 23,9 32 27,4 3 18,8 51 25,5
Tổng 67 100 117 100 16 100 200 100
82
Có thể nói trình độ học vấn của người lao động tại khu công nghiệp cũng tương đối cao, qua bảng tương quan trên thì có thể thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn của người lao động khi đánh giá mức phí làm thủ tục hành chính. Cụ thể, đánh giá mức phí không cao, thì ở trình độ THCS & THPT có tỷ lệ là 50%, còn qua các lớp dạy nghề là 31,2%, đại học và sau đại học là 18,8%. Còn với đánh giá khác cũng có sự khác biệt, tuy nhiên tỷ lệ cũng không đáng kể.
Tương tự với sự hài lòng với trình độ học vấn, thì nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan giữa học vấn với sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc hành chính công:
Bảng 3.10. Tương quan học vấn với sự hài lòng kết quả giải quyết công việc (Đơn vị: %)
Trình độ học vấn
Kết quả giải quyết công việc Rất
hài lòng
Hài
lòng Khó nói
Không hài lòng
Rất không
hài lòng
Tổng
THCS & THPT 0 35,2 32,2 45,5 40 36
Qua các lớp dạy nghề 100 35,2 44,6 36,3 40 38,5
Đại học & SĐH 0 29,6 23,2 18,2 20 25,5
Tổng 100 100 100 100 100 100
Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung vẫn có sự khác biệt về mức độ hài lòng về kết quả giải quyết công việc. Đối với mức độ hài lòng thì trình độ THCS &
THPT là 35,2%; qua các lớp dạy nghề, tỷ lệ hài lòng là 35,2%; còn trình độ đại học và sau đại học là 29,6%. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy còn sự chênh lệch về mức độ không hài lòng, trình độ THCS & THPT là 45,5%; qua các lớp dạy nghề là 36,3%; và đại học & sau đại học là 18,2%. Sự chênh lệch này cũng thể hiện qua tỷ lệ rất không hài lòng giữa các trình độ học vấn, THCS & THPT có tới 40%, qua các lớp dạy nghề là 40%, trong khi đó đại học & SĐH là 20%.
Nhìn chung, vẫn có sự khác biệt giữa các trình độ về kết quả giải quyết công việc, trong đó sự khác biệt nhất vẫn là tỷ lệ trình độ qua các lớp dạy nghề với
83
38,5%. Còn đối với tương quan trình độ học vấn với mong muốn cải thiện chất lượng hành chính công cũng có sự khác biệt tương đối.
Bảng 3.11. Tương quan học vấn với mong muốn cải thiện chất lượng hành chính công
(Đơn vị: %)
Mong muốn
THCS &
THPT
Qua các lớp dạy nghề
Đại học &
SĐH
n % n % n %
Đơn giản các giấy tờ hành chính 63 36 71 40,6 41 23,4 Cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi
tiết về các loại giấy tờ 45 32,3 61 43,2 33 23,7 Thời gian xử lý cần nhanh gọn 63 38,7 64 39,2 36 22,1
Khác 13 38,2 15 44,2 6 17,6
Về mong muốn cải thiện chất lƣợng dịch vụ hành chính công, không có sự khác biệt giữa các trình độ học vấn. Cụ thể, với mong muốn đơn giản các giấy tờ hành chính, thì tỷ lệ mong muốn ở trình độ học vấn THCS & THPT là 36%; qua các lớp dạy nghề là 40,6%; đại học & sau đại học là 23,4%.
Đối với mong muốn cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ thì tỷ lệ là 32,3%; 43,2% và 23,7%. Tương tự với mong muốn thời gian xử lý thì tỷ lệ cũng không có sự chênh lệch nhiều, tỷ lệ lần lƣợt là 38,7%; 39,2% và 22,1%.
Thu nhập
Đặc điểm về nhân khẩu – xã hội của người lao động là mức thu nhập hiện tại của họ, qua khảo sát ta thấy ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long là khu công nghiệp tập trung nhiều lao động trẻ, với nhiều công ty nước ngoài, chủ yếu là làm về linh kiện, thiết bị điện tử…vv. Tuy nhiên, qua kết quả định lƣợng ta thấy tỷ lệ cao người lao động cho biết về mức thu nhập hiện tại của họ thường dao động từ 4 triệu – 6 triệu. Có thể nói, với mức thu nhập này là thấp so với nhiều người lao động ở khu công nghiệp khác hiện nay.
84
(Đơn vị: %)
0 10 20 30 40 50 60
2 - 4 triệu Trên 4 - 6 triệu Trên 6 triệu 24.7
55.8
19.5
Thu nhập hiện tại
Biểu đồ 15. Thu nhập hiện tại của người lao động
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tập trung nhiều công ty nước ngoài chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, đây là nơi thu hút nhiều lao động từ mọi địa phương đến đây làm việc. Qua khảo sát về mức thu nhập, ta thấy mức thu nhập trung bình của người lao động vào khoảng từ 4,1 triệu đến 6 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,8%. Mức thu nhập từ 2 triệu đến 4 triệu có 24,7% người, còn ở mức 6,1 triệu đến 9 triệu là 15,3%. Tỷ lệ người lao động có mức thu nhập trên 10 triệu chiếm tỷ lệ thấp với 4,2%. Có thể thấy, đây là mức thu nhập trung bình và tương đối thấp đối với người lao động trong phân xưởng hiện nay.
Bảng 3.12. Tương quan thu nhập hiện tại với đánh giá mức thu phí cho các thủ tục hành chính công
(Đơn vị: %) Thu nhập Đánh giá mức thu phí cho các thủ tục hành chính
Cao Bình thường Không cao Tổng
Từ 2 – 4 triệu 22,7 28,7 6,2 24,7
Trên 4 – 6 triệu 54,5 53,7 75 55,8
Trên 6 triệu 22,7 17,6 18,8 19,5
Tổng 100 100 100 100
Bảng số liệu trên cho thấy, có sự chênh lệch rõ rệt giữa các mức thu nhập với đánh giá mức thu phí. Tỷ lệ người lao động đánh giá có thu nhập trên 4 – 6
85
triệu có tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, đa số tỷ lệ cho biết mức phí không cao là 75%;
bình thường là 53,7% và cao là 54,5%. Còn lại với mức thu nhập từ 2 – 4 triệu thì cho thấy, đánh giá cao là 22,7; bình thường là 28,7%, còn tỷ lệ đánh giá không cao là 6,2%. Tương tự, với mức thu nhập trên 6 triệu thì tỷ lệ đánh giá cao là 22,7%; bình thường là 17,6% còn không cao là 18,8%.
Với mức thu nhập hiện tại, nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan với sự hài lòng giải quyết công việc thủ tục hành chính:
Bảng 3.13. Tương quan thu nhập với sự hài lòng giải quyết công việc (Đơn vị: %)
Thu nhập
Kết quả giải quyết công việc Rất hài
lòng
Hài lòng
Khó nói
Không hài lòng
Rất không
hài lòng Tổng
Từ 2 – 4 triệu 100 22,3 34,7 9,4 60 24,7
Trên 4 – 6 triệu 0 56,3 46,9 71,9 40 55,8
Trên 6 triệu 0 21,4 18,4 18,8 0 19,5
Tổng 100 100 100 100 100 100
Cũng như tương quan giữa thu nhập với mức phí, thì qua tương quan thu nhập với kết quả giải quyết công việc cũng cho thấy có sự chênh lệch về mức độ hài lòng. Với các mức độ hài lòng từ rất hài lòng, hài lòng, khó nói, không hài lòng và rất không hài lòng của người lao động với kết quả giải quyết công việc, thì ta thấy đã có sự chênh lệch nhau trong ý kiến của người lao động theo mức thu nhập hiện tại của họ. Thu nhập từ 4 – 6 triệu, có tỷ lệ hài lòng với việc giải quyết công việc là 56,3%, ngƣợc lại, thu nhập từ 2- 4 triệu thì tỷ lệ hài lòng là 22,3%, còn thu nhập trên 6 triệu là 21,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng cũng có tỷ lệ tương đối cao.
Tương tự đó, liệu rằng thu nhập có tương quan gì với mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công hay không? Thì qua bảng số liệu tương quan sau đã cho thấy:
86
Bảng 3.14. Tương quan thu nhập với mong muốn cải thiện thủ tục hành chính công
(Đơn vị: %)
Mong muốn 2 – 4 triệu Trên 4 – 6
triệu Trên 6 triệu Đơn giản các giấy tờ hành chính 25,5 55,8 18,8 Cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết 22,3 55,4 22,3
Thời gian xử lý cần nhanh gọn 22,1 59,1 18,8
Khác 13,8 65,5 20,7
Nhìn chung, với các mức thu nhập của người lao động đều có những mong muốn khác nhau. Với mong muốn “đơn giản các giấy tờ hành chính” thì thu nhập trên 4 – 6 triệu có tỷ lệ cao nhất với 55,8%. Trong khi đó, thu nhập từ 2 – 4 triệu chỉ có 25,5%, còn thu nhập trên 6 triệu là 18,8%. Còn với mong muốn
“cán bộ hướng dẫn cụ thể và chi tiết các loại giấy tờ” thì thu nhập từ 4 – 6 triệu cũng có tỷ lệ cao nhất với 55,4%, tương tự vậy mong muốn về thời gian xử lý nhanh gọn cũng có tỷ lệ cao nhất với 59,1%. Các mức thu nhập còn lại tỷ lệ mong muốn cũng gần tương đương nhau.
Như vậy, qua các tương quan giữa các mức thu nhập với việc đánh giá mức thu phí; sự hài lòng giải quyết công việc và mong muốn cải thiện chất lƣợng hành chính. Qua kết quả đều cho thấy có sự chênh lệch và khác biệt giữa các mức thu nhập của người lao động.
Với các phân tích yếu tố từ phía người nhận dịch vụ, nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng, tương quan với một số yếu tố khác. Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận của người lao động chịu ảnh hưởng từ các yếu tố cá nhân, mặc dù khả năng tiếp cận này vẫn còn chi phối từ phía người cung cấp dịch vụ - chính quyền địa phương cũng như một số yếu tố khác.