Khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công từ phía chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 94 - 99)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

3.2. Các yếu tố từ phía người cung cấp dịch vụ

3.2.2. Khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công từ phía chính quyền địa phương

Trong Nghị quyết số 30 c/NQ – CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ: Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế;

xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công.

Tuy nhiên, hiện nay từ phía cấp chính quyền xã/ phường cũng gặp một số khó khăn trong việc triển khai dịch vụ hành chính công tới người dân. Mặc dù, địa phương vẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như người lao động làm các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng.

Ý kiến từ phía chính quyền cho biết thì ủy ban nhân dân luôn tạo mọi điều kiện tối đa cho người lao động nói riêng và công dân nói chung làm các thủ tục hành chính một cách thuận lợi nhất, đặc biệt là tạo điều kiện về thời gian làm các thủ tục, điều này rất phù hợp đối với những người lao động phải làm theo ca kíp nhƣ hiện nay. Ý kiến của cán bộ văn phòng một cửa cho biết: “Xã luôn tạo điều kiện tối đa cho người lao động khi làm các thủ tục đó, kể cả công dân tạm trú và thường trú đến làm các thủ tục thì chỉ cần đầy đủ giấy tờ thì chúng tôi sẽ giải quyết rất nhanh.” (PVS số 7, nữ, cán bộ văn phòng một cửa xã Kim Chung)

Qua kết quả khảo sát định lượng người lao động cũng cho thấy, tỷ lệ cao ý kiến người lao động cho biết chính quyền xã luôn tạo điều kiện cho họ trong khi làm các thủ tục hành chính. Số liệu biểu đồ sau cho thấy:

91

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 16. Tỷ lệ người lao động cho biết chính quyền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tạo điều kiện làm các thủ tục hành chính công

Nhìn chung, tỷ lệ người lao động cho biết tỷ lệ mà chính quyền địa phương tạo điều kiện làm các thủ tục hành chính công chiếm tỷ lệ rất cao, có tới 93% lựa chọn, chỉ có 7% cho rằng là chính quyền không tạo điều kiện. Nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ hành chính của người lao động, không chỉ chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện luôn đổi mới và nâng cao chất lượng. mà cần đòi hỏi các cơ quan nhà nước nói chung và cấp chính quyền nói riêng phải tiến hành đồng bộ thực hiện nhiều giải pháp nhằm rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính cần thiết nhƣ đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, chứng thực…vv.

Quan điểm từ phía chính quyền địa phương, thì đại diện bộ phận văn phòng một cửa của UBND xã cũng cho biết một số khó khăn trong quá trình làm các thủ tục hành chính cho người lao động:

“Thường thì các thủ tục như xác nhận sơ yếu lí lịch thì đối với những lao động ở nơi khác đến thì phải xuất trình giấy tạm trú và chứng minh thư nhân dân, nhưng cũng có nhiều trường hợp không đầy đủ giấy tờ cho nên chúng tôi cũng không giải quyết được. Hơn nữa, vì số lượng lao động làm theo ca nhiều, mặc dù xã đã tạo điều kiện tới 16h30 để làm các thủ tục nhưng cũng có những trường hợp đến muộn quá thì cũng phải hẹn sang ngày hôm sau mới giải quyết

92

được, cho nên cũng có nhiều trường hợp không hài lòng cho lắm về vấn đề này chúng tôi cũng phải giải thích. Tiêu chí của xã là luôn tạo điều kiện và không làm trái thẩm quyền.” (PVS số 7, nữ, cán bộ văn phòng một cửa xã Kim Chung)

Qua phỏng vấn sâu người dân cũng có nhiều ý kiến đồng nhất với quan điểm chính quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động làm các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, không rườm rà về giấy tờ.

Chị cũng khá hài lòng, họ cũng bình thường thôi, không gây khó dễ gì cho mình cả. Có khi có loại giấy tờ mình không biết ghi chép thế nào họ cũng nhiệt tình hướng dẫn cho. Nói chung họ luôn tạo điều kiện cho mình làm một cách thuận lợi nhất.” (PVS 4, nữ lao động, 29 tuổi, Hà Nội)

Các ý kiến của người lao động đều nhấn mạnh tới việc không chỉ người lao động gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận các thủ tục hành chính mà từ phía chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình cung ứng dịch vụ, sở dĩ chính quyền đang còn gặp khó khăn do các thủ tục hành chính để thực hiện công việc liên quan đến các dịch vụ hành chính công hiện nay vẫn chƣa đƣợc thống nhất, ở mỗi chính quyền thủ tục hành chính lại rất khác nhau. Mặt khác, việc cập nhật thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, mọi người vẫn phải đến tận trụ sở UBND để xin các biểu mẫu hồ sơ, thủ tục về dịch vụ hành chính công. Thêm vào nữa, là khó khăn về trình độ chuyên môn của cán bộ chịu trách nhiệm làm về thủ tục hành chính công, việc hướng dẫn chưa đầy đủ và rõ ràng về các loại giấy tờ, thủ tục làm cho người dân phải đi lại nhiều, mất thời gian.

Hiện nay, có nhiều địa phương đã đưa ra một số giải pháp cải cách và nâng cao hơn chất lƣợng dịch vụ hành chính công. Hơn nữa, để rút ngắn thời gian và giảm công sức của người dân đối với các thủ tục về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú/tạm trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số địa phương như là huyện Bến Lức (tỉnh Long An) từ năm 2010 và toàn bộ 24 quận, huyện trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2013, đã thí điểm triển khai

93

mô hình khi trẻ đăng ký khai sinh sẽ đƣợc cấp luôn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và nhập hộ khẩu tại địa phương, gọi tắt là mô hình “3 trong 1”. Theo quy trình này, khi người dân đến đăng ký khai sinh cho con, cán bộ ở bộ phận một cửa cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ theo quy định rồi chuyển toàn bộ hồ sơ sang cán bộ hộ tịch. Sau khi đăng ký khai sinh xong, cán bộ hộ tịch sẽ chuyển trả giấy khai sinh và sổ hộ khẩu sang cho cán bộ thương binh và xã hội để đăng ký thẻ BHYT cho trẻ em, và cuối cùng sẽ chuyển hồ sơ sang cho cán bộ phụ trách hộ khẩu. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký hộ khẩu, cán bộ hộ khẩu chuyển trả hồ sơ về bộ phận một cửa để trả kết quả cho công dân. Mô hình này đã đƣợc Bộ Tư pháp đánh giá cao về hiệu quả trong tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và đang đề xuất nhân rộng mô hình một cửa liên thông các TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú/tạm trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi để có thể áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

“Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC - Bộ Tư pháp, ông Ngô Hải Phan cho biết, với con số trung bình mỗi năm có khoảng 1,7 triệu trẻ được sinh ra thì nếu triển khai mô hình liên thông trong cả nước, năm đầu sẽ tiết kiệm gần 212 tỷ đồng, từ năm thứ 2 trở đi là xấp xỉ 200 tỷ đồng cho việc thực hiện các TTHC về hộ tịch, hộ khẩu, BHYT và cắt giảm 8 loại giấy tờ cùng 4 loại bản sao giấy tờ trong thành phần hồ sơ”. (Lợi ích của mô hình “3 trong 1”: Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú/ tạm trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế) [18]. Đây có thể coi là một điểm sáng trong cải cách TTHC liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, hộ khẩu trong năm 2013.

Nâng cao chất lượng hành chính công không chi là mong muốn của người lao động mà còn là mong muốn từ phía chính quyền địa phương. Qua phỏng vấn ý kiến của lãnh đạo xã và cán bộ văn phòng một cửa thì đƣợc biết:

“Để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công theo chị nghĩ cần có sự đồng bộ từ phía chính quyền cho đến công dân nói chung. Sắp tới sẽ áp dụng hồ sơ liên thông cấp độ 3, tức là công dân không phải đến ủy ban nhân dân xã để làm các thủ tục hành chính này nữa, họ chỉ cần máy tính kết nối mạng thì có thể

94

ngồi ở nhà để nộp hồ sơ các giấy tờ hành chính. Chị hy vọng với sự cải thiện chất lượng này thì có thể đáp ứng hơn nữa nhu cầu cũng như sự hài lòng của công dân về chất lượng hành chính công hiện nay.”

(PVS số 7, nữ cán bộ văn phòng một cửa xã Kim Chung) Về phía người cung ứng dịch vụ hành chính công hiện nay cũng gặp một số khó khăn nhất định, việc thực hiện cải cách dịch vụ hành chính ngày càng đƣợc đổi mới, đội ngũ cán bộ thực hiện công việc này thì không ngững đƣợc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, không những thế việc nâng cao trình độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào làm các thủ tục hành chính cũng có nhiều điểm tiến bộ, với mục đích giảm thời gian và đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn.

Ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công, có thể nhìn nhìn từ hai phía, từ phía người lao động – người nhận dịch vụ và từ phía chính quyền UBND xã/phường – người cung cấp dịch vụ. Bên cạnh các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động như tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thì vẫn còn nhiều yếu tố khác thuộc về nhận thức và hành vi có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận dịch vụ hành chính công.

Để vừa nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính công cũng nhƣ vừa nâng cao khả năng tiếp cận thì luôn cần sự đổi mới, cải cách các thủ tục hành chính, cũng nhƣ sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước, giảm thiểu bộ máy cồng kềnh, nặng nề về thủ tục giấy tờ hành chính nhƣ hiện nay.

95

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)