Nhận biết nơi làm các dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ hành chính công của người lao động

2.1.1. Nhận biết nơi làm các dịch vụ hành chính công

Với các loại thủ tục hành chính đã nêu thì vẫn có thể làm tại chính quyền nơi đang sinh sống và làm việc nhưng không có hộ khẩu thường trú, chẳng hạn: khai báo tạm trú, chứng thực giấy tờ. Do vậy, việc hiểu biết về nơi làm các thủ tục này sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người lao động, giảm thiểu thời gian đi lại.

Bảng 2.1. Nhận biết về nơi làm các thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Thủ tục hành chính công

Chính quyền nơi ĐKHKTT

Chính quyền nơi sinh sống,

làm việc Bộ

phận 1 cửa

Phòng khác nhau

Bộ phận 1

cửa

Phòng khác nhau

% % % %

Đăng ký khai sinh thông thường 77,2 22,8 3,5 0

Đăng ký kết hôn 71,5 28,5 3,5 0

Xác nhận sơ yếu lý lịch 84,5 15,5 3,5 0

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ,

văn bản bằng tiếng Việt 88,8 11,2 6 0

Khai báo tạm trú tại công an xã/phường 67,5 22 10 1 Khai báo tạm vắng tại công an xã/ phường 70,5 23,5 6 0,5

35

Người lao động làm việc trong khu công nghiệp bao gồm cả lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh, cho nên về nơi làm một số thủ tục hành chính công có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tƣợng này.

Qua kết quả của bảng số liệu trên ta thấy, có sự khác biệt rõ ràng về nhận biết của người lao động khi cho biết về nơi làm thủ tục hành chính. Tỷ lệ lựa chọn làm đối với các thủ tục trên ở “chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” ở bộ phận một cửa, chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, tỷ lệ “chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt” là 88,8%, xác nhận sơ yếu lý lịch là 84,5%; đăng ký khai sinh thông thường (77,2%); đăng ký kết hôn (71,5%); khai báo tạm vắng (70,5%); khai báo tạm trú (67,5%);

Bên cạnh đó, tỷ lệ thấp người lao động lựa chọn nơi làm thủ tục hành chính công ngay ở chính quyền nơi sinh sống, làm việc ở bộ phận một cửa, tỷ lệ “khai báo báo tạm trú, tạm vắng” ở đây chiếm tỷ lệ cao nhất lần lƣợt là 10%; 6%. Kết quả định lượng này cho thấy, việc nhận biết nơi làm các thủ tục hành chính công của người lao động vẫn đang còn thấp, bởi những loại thủ tục nhƣ chứng thực giấy tờ thì họ vẫn có thể làm ở các văn phòng công chứng, không nhất thiết phải làm thủ tục này ở chính quyền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Đối với người lao động địa phương thì họ cho biết họ làm các thủ tục này tại bộ phận một cửa của ủy ban nhân dân xã:

“Tất nhiên là anh làm ở bộ phận một cửa chứ. Làm ở đây nhanh và tiện hơn rất nhiều, anh nghĩ chắc ở xã nào bây giờ cũng cải cách làm ở bộ phận một cửa hết cả rồi.” (PVS 2, nam lao động, 35 tuổi, Hà Nội)

Ý kiến của một lao động ngoại tỉnh cho biết thêm:

“Anh làm ở bộ phận một cửa chứ, bây giờ làm ở đấy tiện, không phải chạy đi nhiều phòng làm gì.” (PVS 3, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An)

Theo lãnh đạo xã cho biết: “Bộ phận một cửa được triển khai từ tháng 10 năm 2005, theo quyết định 07 về chức danh, nhiệm vụ của bộ phận văn phòng một cửa, ở xã Kim Chung, có bộ phận một cửa, thì nộp các giấy tờ hành chính ở đây rồi bộ phận này sẽ có nhiệm vụ gửi các bộ phận liên quan, rồi chuyển lãnh đạo ký, rồi gửi lại cán bộ một cửa trả cho người làm thủ tục. Do địa bàn xã Kim

36

Chung rộng và tập trung nhiều lao động, cho nên xã đã đều chuyển bộ phận Tư pháp sang ngồi ở văn phòng một cửa và tuyển thêm 2 cán bộ hợp đồng trợ giúp các công việc có liên quan tới bộ phận một cửa này”.

(PVS số 6, Phó chủ tịch UBND xã Kim Chung) Các ý kiến đều cho biết việc làm các thủ tục hành chính này tại bộ phận một cửa. Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay, việc thực hiện cơ chế “một cửa” là biện pháp hữu hiệu để cải cách thủ tục hành chính nhằm giải tỏa những bức xúc của người dân.

Một số loại thủ tục thì người lao động vẫn có thể nhờ người khác đi làm hộ đƣợc chẳng hạn: xác nhận sơ yếu lý lịch; chứng thực giấy tờ…vv, bên cạnh đó thì cũng có loại giấy tờ bắt buộc tự bản thân mình đi làm nhƣ: đăng ký kết hôn.

Khảo sát đã chỉ ra hiểu biết của người lao động về việc tự bản thân mình đi làm thủ tục hay là có thể nhờ người khác làm hộ.

Bảng 2.2. Tỷ lệ người lao động cho biết thủ tục hành chính do tự bản thân đi làm hoặc nhờ người khác làm hộ

(Đơn vị: %)

Thủ tục hành chính công Tự bản thân Nhờ người khác

N % N %

Đăng ký khai sinh thông thường 138 69 62 31

Đăng ký kết hôn 197 98,5 3 1,5

Xác nhận sơ yếu lý lịch 148 74 52 26

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ,

văn bản bằng tiếng Việt 127 63,5 73 36,5

Khai báo tạm trú tại công an xã/ phường 156 78 44 22 Khai báo tạm vắng tại công an xã/ phường 151 75,5 49 24,5

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy, với thủ tục “Đăng ký kết hôn” thì có tỷ lệ lựa chọn cao, với 98,5% cho biết tự bản thân phải đi làm thủ tục này, còn thủ

37

tục “chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt” chiếm tỷ lệ cao với 36,5% cho biết họ có thể nhờ người khác làm hộ.

Đa số các tỷ lệ ý kiến của người lao động đều cho rằng các thủ tục hành chính nêu trên (đều trên 50%) do bản thân tự mình đi làm. Cụ thể, đăng ký khai sinh thông thường có 69%, xác nhận sơ yếu lý lịch là 74%; chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt là 63,5%; khai báo tạm trú là 78%;

khai báo tạm vắng là 75,5%.

Còn đối với tỷ lệ cho biết có thể nhờ người khác làm hộ, thì đăng ký khai sinh thông thường là 31%; đăng ký kết hôn 1,5%; xác nhận sơ yếu lý lịch là 26%;

khai báo tạm trú là 22%; khai báo tạm vắng là 24,5%.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn định tính, ta thấy có một số lao động ngoại tỉnh thì đối với giấy tạm trú tạm vắng họ có thể nhờ chủ nhà trọ đi làm hộ:

“Anh thì vẫn đăng ký thường trú tại quê nhà ở Thanh Hóa, ở đây anh chỉ đăng ký tạm trú tạm vắng, nhưng anh không phải đi đăng ký mà do chủ nhà trọ đưa cho mình mẫu sẵn có, mình điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào, đưa cho chủ nhà trọ đi đăng ký cho.” (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

Tỷ lệ người lao động đã từng làm một trong những loại thủ tục hành chính tương đối cao, đối với một số loại giấy tờ không bắt buộc phải đi làm trực tiếp thì nhiều ý kiến cũng cho biết họ có thể nhờ người khác làm hộ. Qua kết quả nghiên cứu định lƣợng và định tính về nhận biết nơi làm các thủ tục nhận thấy, tỷ lệ làm các chứng thực giấy tờ, xác nhận sơ yếu lí lịch tương đối cao, vì đây là những loại giấy tờ cần thiết đối với người lao động. Kết quả này cũng khẳng định, người lao động cũng đã có nhận biết ban đầu tương đối rõ về các loại thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)