Việc sử dụng các dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ hành chính công của người lao động

2.1.2. Việc sử dụng các dịch vụ hành chính công

Mức độ ban đầu của nhận thức là nhận biết của người lao động đã từng làm các loại thủ tục hành chính công. Có sự khác biệt nào về việc đã ừng làm các thủ tục hành chính của người lao động ngoại tỉnh hay lao động địa phương về giới tính, có hay không hộ khẩu thường trú tại địa bàn…vv. Qua kết quả khảo sát định lượng và định tính sẽ làm rõ khả năng sử dụng và tiếp cận với các loại thủ tục hành chính nhƣ là:

38

đăng ký khai sinh thông thường, đăng ký kết hôn; xác nhận sơ yếu lí lịch; chứng thực giấy tờ; khai báo tạm trú, tạm vắng. Khả năng tiếp cận trong nghiên cứu chỉ ra việc người lao động đã từng làm các loại thủ tục này chưa?

(Đơn vị: %)

0 20 40 60 80 100

Đăng ký khai sinh thông thường

Đăng ký kết hôn

Xác nhận sơ yếu lý

lịch

Chứng thực giấy

tờ

Khai báo tạm trú

Khai báo tạm vắng 84

65.5

97 96

68.5 62.5

Đã từng làm

Biểu đồ 1. Tỷ lệ người đã từng làm các thủ tục hành chính công

Tỷ lệ người lao động đã từng làm các thủ tục hành chính như là: Đăng ký khai sinh thông thường; đăng ký kết hôn; xác nhận sơ yếu lý lịch; chứng thực giấy tờ; Khai báo tạm trú, tạm vắng đều chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nhất là tỷ lệ đã từng làm thủ tục “Xác nhận sơ yếu lý lịch” và “chứng thực giấy tờ” có tỷ lệ cao nhất, lần lƣợt là 97% và 96%. Có thể nói đây là những thủ tục cần thiết và cơ bản nhất mà người lao động thường xuyên phải làm.

Ngoài ra, các thủ tục còn lại thì tỷ lệ người lao động đã từng làm các thủ tục đó cũng khá cao. Tuy nhiên, với thủ tục về khai báo tạm trú, tạm vắng có tỷ lệ đã từng làm lần lƣợt là 68,5% và 62,5% tỷ lệ thấp hơn so với các thủ tục khác. Lý giải điều này, qua phỏng vấn định tính, có nhiều ý kiến cho biết họ cũng đã từng làm các loại thủ tục trên: “Anh đã từng làm nhiều lần, trừ có đăng ký kết hôn là anh chưa làm bao giờ. (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

39

“Các loại thủ tục trên anh đã từng làm hết rồi, có nhiều loại như xác nhận sơ yếu lí lịch, chứng thực thì anh làm rất nhiều ấy chứ.”

(PVS 2, nam lao động, 35 tuổi, Hà Nội) Các ý kiến cho rằng, các thủ tục này người lao động thường phải làm, vì đây là một trong những loại giấy tờ chính trong hồ sơ của người lao động:

“Những loại thủ tục này thì anh đã từng làm qua hết rồi em, như lao động ở nơi khác như anh thì hầu hết các thủ tục bắt buộc phải từng làm như đăng ký khai sinh hoặc chứng thực giấy tờ thì làm nhiều rồi vì có trong hồ sơ xin việc mà em”

(PVS 3, Nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An) Nhận biết về các thủ tục hành chính công nêu trên, thì nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa mức độ nhận biết giữa giới tính nam – nữ, có hay không có hộ khẩu thường trú tại địa bàn đang sinh sống và làm việc.

Bảng 2.3. Tỷ lệ người lao động nam và nữ đã từng làm

(Đơn vị: %)

Thủ tục hành chính công

Đã từng làm

Nam Nữ

N % N %

Đăng ký khai sinh thông thường 81 48,2 87 51,8

Đăng ký kết hôn 58 44,3 73 55,7

Xác nhận sơ yếu lý lịch 96 49,5 98 50,5

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn

bản bằng tiếng Việt 96 50 96 50

Khai báo tạm trú tại công an xã/phường 69 50,4 68 49,6 Khai báo tạm vắng tại công an xã/ phường 64 51,2 61 48,8

Bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung không có sự khác biệt nhiều giữa tỷ lệ nam – nữ đã từng làm các thủ tục hành chính công. Cụ thể ở thủ tục đăng ký khai sinh thông thường có 48,2% nam giới đã từng làm, nữ là 51,8%; xác nhận sơ yếu lý lịch tỷ lệ nam là 49,5% và nữ là 50,5%; thủ tục chứng thực tỷ lệ nam và nữ đều là 50%; thủ tục khai báo tạm trú, tạm vắng thì tỷ lệ nam lần lƣợt là 50,4%

và 51,2%, còn tỷ lệ nữ lần lƣợt là 49,6% và 48,8%.

40

Riêng thủ tục đăng ký kết hôn tỷ lệ nam – nữ có sự chênh lệch nhau đáng kể, tỷ lệ nam đã từng làm chỉ có 44,3%, trong khi đó tỷ lệ nữ là 55,7%. Sở dĩ, có sự chênh lệch giới tính ở thủ tục hành chính này là bởi xu hướng nữ giới thường kết hôn sớm hơn so với nam giới.

Ngoài sự khác biệt về giới tính đã từng làm các thủ tục thì kết quả định lượng cũng chỉ ra sự khác biệt giữa những người có hay không hộ khẩu thường trú ở địa bàn sinh sống đã từng làm thủ tục.

Bảng 2.4. Tỷ lệ người lao động có khẩu thường trú đã từng làm

(Đơn vị: %)

Thủ tục hành chính công

Hộ khẩu thường trú

Không

N % N %

Đăng ký khai sinh thông thường 92 54,8 76 45,2

Đăng ký kết hôn 69 52,7 62 47,3

Xác nhận sơ yếu lý lịch 98 50,5 96 49,5

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn

bản bằng tiếng Việt 99 51,6 93 48,4

Khai báo tạm trú tại công an xã/phường 52 38 85 62 Khai báo tạm vắng tại công an xã/ phường 49 39,2 76 60,8

Nhìn chung, giữa những lao động đã có hộ khẩu thường trú ở đây thì có sự chênh lệch nhau về tỷ lệ đã từng làm các thủ tục, chẳng hạn ở thủ tục đăng ký khai sinh thông thường; khai báo tạm trú, tạm vắng.

Với thủ tục đăng ký khai sinh thông thường, tỷ lệ có hộ khẩu thường trú đã từng làm có 54,8%, còn không có hộ khẩu thường trú chỉ có 45,2%; khai báo tạm trú, tạm vắng thì tỷ lệ không có hộ khẩu thường trú có tỷ lệ cao hơn so với đã có hộ khẩu thường trú, cụ thể: 38% khai báo tạm trú; 39,2% khai báo tạm vắng, còn không có có 62% khai báo tạm trú, và 60,8% khai báo tạm vắng tại công an xã.

Các thủ tục khác còn lại thì tỷ lệ giữa lao động có hay không có hộ khẩu thường trú có tỷ lệ gần như tương đương nhau.

41

Theo ý kiến của cán bộ văn phòng một cửa cho biết, việc làm các thủ tục hành chính nhƣ đăng ký khai sinh, xác nhận sơ yếu lí lịch, chứng thực thì ủy ban vẫn tạo điều kiện cho người lao động ở nơi khác đến làm, tuy nhiên đối với những trường hợp chưa có hộ khẩu thường trú ở địa bàn xã thì họ hướng dẫn cho người lao động về địa phương đăng ký hộ khẩu thường trú để đăng ký khai sinh để tránh những bất cập sau này:

“Hiện tại ở UBND xã thì mới có một trường hợp là đăng ký khai sinh ở đây, còn các trường hợp khác thì luôn được hướng dẫn về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm đăng ký khai sinh. Sở dĩ như vậy là bởi nếu cho con đi học thì họ lại phải lên xã Kim Chung xin bản sao công chứng rồi về quê làm các thủ tục hộ khẩu, cũng phức tạp, cho nên chúng tôi đều hướng dẫn cho người lao động về nơi có hộ khẩu để làm. Đối với những trường hợp người lao động mà xác định mua đất làm nhà ở lâu dài ở đây thì chúng tôi vẫn làm các thủ tục giấy tờ bình thường.”

(PVS số 7, nữ, cán bộ văn phòng một cửa xã Kim Chung) Như vậy, qua những số liệu trên có thể khẳng định người lao động đã có những nhận biết ban đầu về các loại thủ tục trên, thực tế đối với khu công nghiệp thì người lao động ngoại tỉnh có tỷ lệ cao cho nên việc làm các thủ tục liên quan tới chứng thực giấy tờ; khai báo tạm trú, tạm vắng…vv luôn chiếm tỷ lệ cao.

Tỷ lệ người lao động có mong muốn tìm hiểu các thông tin có liên quan tới các thủ tục hành chính công chiếm tỷ lệ 50, 5%. Mặc dù, với đặc thù phải làm theo ca kíp cho nên cũng hạn chế phần nào khả năng tiếp cận thông tin của người lao động. Khảo sát định lượng về mức độ tiếp cận thông tin của người lao động qua các kênh thông tin như: Báo; tạp chí; đài/ radio; tivi;

internet. Tuy nhiên, trên thực tế thì đối với người lao động, do đặc thù nghề nghiệp cho nên việc dành thời gian đọc báo, tạp chí hoặc nghe đài/radio thì luôn chiếm tỷ lệ rất thấp. Họ thường xuyên sử dụng mạng internet là chính.

42

Bảng 2.5. Mức độ tiếp cận thông tin có liên quan tới các thủ tục hành chính công qua các kênh thông tin

(Đơn vị: %)

Kênh

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

N % N % N % N %

Báo 21 10,5 78 39 42 21 59 29,5

Tạp chí 5 2,5 62 31 49 24,5 84 42

Đài/ Radio 11 5,5 68 34 63 31,5 58 29

Tivi 40 20 86 43 34 17 40 20

Internet 68 34 91 45,5 32 16 9 4,5

Khác 9 4,5 26 13 10 5 155 77,5

Qua các kênh thông tin nhƣ là: Báo chí; tạp chí; Đài/radio; Tivi; Internet cho ta thấy đa số người lao động đều có tiếp cận với các kênh thông tin này, tuy nhiên họ tiếp cận ở những mức độ khác nhau và có sự chênh lệch nhau rõ rệt.

Kênh thông tin “Internet” là kênh mà tỷ lệ người lao động lựa chọn thỉnh thoảng và thường xuyên tìm hiểu cao nhất với 45,5%. Kế tiếp là kênh tivi với 43%; kênh Đài/ radio với 34%; kênh báo là 39%. Trong khi đó, kênh tạp chí lại có tỷ lệ người lựa chọn không bao giờ tìm hiểu qua kênh này có tỷ lệ cao nhất với 42%. Số liệu này cho thấy, Internet là kênh thông tin phổ biến hiện nay khi tìm hiểu các thông tin, Internet đã trở thành kênh thông tin mang lại sự thuận tiện và đƣợc sử dụng hữu ích nhất.

Qua tính Mean, giá trị trung bình với các mức độ tiếp cận thông tin có liên quan tới các thủ tục hành chính công qua các kênh thông tin từ các mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ. Thì cho thấy qua Báo Mean = 2,7 điểm; Tạp chí = 3,06 điểm; Đài/ radio = 2,84 điểm; Tivi = 2,37 điểm;

Internet = 1,91 điểm; Kênh khác = 3,56 điểm. Với giá trị trung bình Mean = 1,91 thì có thể khẳng định đây là kênh thông tin đƣợc sinh viên sử dụng nhiều để tìm hiểu các thông tin tới dịch vụ hành chính công.

43

Bảng 2.6. Giá trị trung bình Mean của các kênh thông tin

(Đơn vị: điểm) Báo Tạp chí Đài/Radio Tivi Internet Khác

Mean 2,7 3,06 2,84 2,37 1,91 3,56

(Mức độ: 1: Thường xuyên; 2: Thỉnh thoảng; 3: Hiếm khi; 4: Không bao giờ) Bên cạnh, kết quả nghiên cứu định lƣợng thì nghiên cứu định tính cũng chỉ ra một số ý kiến cho biết về mức tiếp cận thông tin. Đa số các ý kiến đều cho rằng nếu có tìm hiểu các thông tin về dịch vụ thì họ cũng chỉ nên mạng tìm hiểu còn các kênh thông tin nhƣ tivi, đài, tạp chí thì do điều kiện đi ở trọ nên không có, và nếu có thì cũng rất ít khi để ý xem chiếu ở đâu để xem. Do vậy, việc tìm hiểu qua các kênh khác thì rất ít.

Ý kiến của một lao động nữ cho biết: “Ừ, chị thấy nói chung thì người lao động ở đây toàn làm ca, nhưng khi làm thủ tục nào thì họ cũng lướt qua xem cần mang giấy tờ gì, nhưng chủ yếu là tìm trên mạng thôi, chứ ít ai tìm thông tin ở báo chí gì cả.” (PVS 4, nữ lao động, 28 tuổi, Hà Nội)

Như vậy, mức độ tiếp cận thông tin của người lao động có thể đánh giá là tương đối cao khi tỷ lệ người tìm hiểu qua kênh thông tin nhất là Internet, hơn nữa kết quả khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ người lao động đã từng làm các thủ tục hành chính công nêu trên chiếm tỷ lệ tương đối cao. Việc tiếp cận thông tin và đã từng làm các thủ tục hành chính này có thể khẳng định người lao động là một trong những đối tƣợng rất quan tâm tới lĩnh vực hành chính công này.

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)