Một số bất cập trong tiếp cận các dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 59 - 75)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

2.3. Một số bất cập trong tiếp cận các dịch vụ hành chính công

Người lao động trong khu công nghiệp là một trong những đối tượng đặc thù khi tiếp cận với dịch vụ hành chính công, không chỉ bị hạn chế về thời gian khi phải làm ca, mà còn do đặc thù nghề nghiệp cho nên phần nào đó cũng gặp một số khó khăn khi tiếp cận dịch vụ. Qua kết quả khảo sát định lƣợng cho ta thấy được thuận lợi và khó khăn mà người lao động đang gặp phải khi tiếp cận dịch vụ hành chính công.

Liệu rằng, khi có người thân/ người quen làm trong UBND xã/ phường thì người lao động có gặp thuận lợi hơn khi làm các thủ tục hành chính công hay không. Kết quả khảo sát cho số liệu ở biểu đồ sau:

(Đơn vị: %)

9

91

Biểu đồ 5. Tỷ lệ người lao động có người quen/người thân làm trong UBND xã/phường

Tỷ lệ người lao động không có người quen/ người thân làm trong UBND xã/phường chiếm tỷ lệ cao với 91%, còn tỷ lệ có thì chỉ chiếm 9%. Việc người lao động có người quen/ người thân sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi họ đi làm các thủ tục hành chính ở UBND xã/phường. Điều này cũng đã được khẳng định qua các ý kiến phỏng vấn sâu: “Không quen biết thì anh thấy thái độ bình thường, có quen biết thì dễ hơn, được hướng dẫn tận tình hơn, thay vì đợi thì mình được xin trước. (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

56

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho biết, mặc dù có người thân/ người quen nhưng cũng không ảnh hưởng gì tới việc làm thủ tục bởi những thủ tục này đã theo quy trình sẵn có: “Anh có ông bạn đang làm bên Tư pháp nhưng mỗi lần anh đi làm mấy thủ tục ấy thì anh không nhờ đâu, vì quy trình đã như thế rồi thì mình cứ thế mà làm thôi, các loại thủ tục mà em vừa nói thì hầu như anh không nhờ, có khi nào có việc gì liên quan tới giấy tờ quan trọng hơn thì có thể nhờ nó được”. (PVS 3, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An)

Như vậy, có người thân/ người quen trong UBND xã/phường sẽ giúp cho người lao động làm các thủ tục nhanh chóng hơn, không phải chờ đợi lâu. Điều này khẳng định yếu tố “nhất quan hệ” là một điều kiện thuận lợi cho người lao động khi làm thủ tục hành chính công hiện nay.

Qua khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ người lao động phải đi làm ca, sở dĩ việc làm ca cũng có ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ hành chính là bởi họ ít chủ động được thời gian để đi làm thủ tục nhất là đối với người ngoại tỉnh. Đối với lao động địa phương thì họ sẽ có thuận lợi hơn, vì ở ngay tại địa phương đang sinh sống và làm việc họ có thể tranh thủ và tận dụng đƣợc thời gian làm ca để đi làm.

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 6. Tỷ lệ người lao động phải làm ca

Số liệu biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ người lao động phải làm ca khá cao chiếm 67%, còn tỷ lệ người lao động không phải làm ca là 33%.

57

Qua phỏng vấn sâu thì được biết, tỷ lệ người lao động phải luân phải làm ca, khi không có việc thì họ sẽ làm văn phòng, khi nhiều việc thì họ sẽ phải làm ca. Việc phải làm theo ca cũng sẽ là khó khăn nếu đi làm các thủ tục hành chính.

Ý kiến của một lao động cho biết: “Anh làm theo ca 1 tuần làm ca 1(từ 6h đến 14h) , và 1 tuần làm ca 2 ( từ 14h đến 22h) luân phiên nhau, thường là như thế.” (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

Tương tự với ý kiến trên thì một nam lao động cũng cho biết thêm: “Có làm theo ca chứ em, ở đây làm theo ca nhiều mà. Có 3 ca: ca sáng, ca chiều và ca hành chính.” (PVS 3, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An)

Bên cạnh có thuận lợi khi có người thân/ người quen làm trong UBND thì có thể thời gian làm sẽ nhanh chóng hơn, tuy nhiên để đánh giá chung người lao động có gặp khó khăn trong quá trình làm các thủ tục hay không, thì kết quả nghiên cứu đã đưa ra được tỷ lệ ý kiến người lao động cho biết họ có hay không gặp khó khăn trong quá trình làm một số thủ tục hành chính. Biểu đồ sau cho biết:

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 7. Tỷ lệ người lao động có gặp khó khăn khi làm các thủ tục hành chính công

Số liệu biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ gặp khó khăn và không gặp khó khăn trong khi làm các thủ tục hành chính công gần tương đương nhau. Tỷ lệ có là 56%, còn không gặp khó khăn là 44%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ có khó khăn

58

vẫn còn cao, điều này cũng đƣợc khẳng định qua các ý kiến phỏng vấn định tính khi người lao động cho biết họ còn gặp khó khăn khi đi làm các thủ tục, không chỉ là khó khăn nhƣ về thời gian, mà còn gặp khó khăn về giấy tờ nhiều, thủ tục còn rườm rà:

“Anh thấy thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều. Thuận lợi thì đôi khi cũng được ưu tiên, còn khó khăn cụ thể như là: mất thời gian, giấy tờ lằng nhằng, đi lại nhiều lần, nhiều khi phải đi đi về về vì cán bộ làm việc nghỉ, hơn nữa thái độ của người trực tiếp nhận các thủ tục còn cảm thấy không thoải mái.”

(PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa) Một ý kiến khác cũng cho hay: “Theo cảm nhận của riêng anh thì anh thấy khó khăn vẫn nhiều hơn thuận lợi em ạ, khó khăn lớn nhất là thủ tục còn rườm rà lắm, giấy tờ cũng nhiều, căn bản người lao động như mình cũng không nắm rõ được các loại giấy tờ gì cần chuẩn bị, cho nên lúc đi làm cứ phải chạy đi chạy về để bổ sung giấy tờ. Một khó khăn nữa là, đối với anh thì không sao nhưng với những ai ở tỉnh xa thì đi lại gặp nhiều khó khăn, vì nghỉ làm không nghỉ được lâu, mà nếu có nghỉ thì cũng bị trừ lương hoặc nghỉ không lương.”

(PVS 2, nam lao động, 35 tuổi, Hà Nội) Đồng quan điểm trên, thì một ý kiến khác cho biết việc làm các thủ tục giấy tờ hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế:

“Đánh giá chung thì anh thấy vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế lắm, nhất là đối với đối tượng là người lao động như bọn anh. Nghỉ thì cũng không nghỉ làm nhiều được, thủ tục mà lằng nhằng thì gây nhiều khó khăn lắm.”

(PVS 3, nam lao động, Nghệ An) Có 56,5 % người lao động khẳng định có gặp khó khăn khi làm các thủ tục hành chính công, vậy những khó khăn cụ thể mà người lao động gặp phải là gì?

Số liệu khảo sát sau cho thấy:

59

Bảng 2.9. Những khó khăn cụ thể mà người lao động gặp phải khi làm các thủ tục hành chính công

(Đơn vị: %)

Khó khăn Không

N % N %

Thủ tục giấy tờ còn rườm rà, mất thời gian 100 50 17 8,5 Trả kết quả muộn hơn so với giấy hẹn 41 20,5 76 38

Cán bộ gây khó khăn 26 13 91 45,5

Cán bộ không đúng mực khi giao tiếp 18 9 99 49,5 Năng lực chuyên môn của cán bộ hạn chế 25 12,5 92 46 Phải đi lại, bổ sung giấy tờ nhiều lần 74 37 42 21

Ứng dụng CNTT còn hạn chế 40 20 77 38,5

Khác 1 0,5 116 58

Mặc dù có rất nhiều khó khăn khác nhau mà người lao động gặp phải khi làm các thủ tục hành chính, tuy nhiên có thể kể đến một số khó khăn chính nhƣ:

giấy tờ rườm rà, trả kết quả muộn, cán bộ gây khó khăn, không đúng mực khi giao tiếp, chuyên môn còn kém…vv. Nhìn chung, tỷ lệ lựa chọn khó khăn có sự chênh lệch nhau đáng kể.

Trong số những khó khăn này, thì tỷ lệ lựa chọn khó khăn “thủ tục giấy tờ còn rườm rà, mất thời gian” chiếm tỷ lệ cao nhất với 50% ý kiến lựa chọn. Kế tiếp là khó khăn “phải đi lại, bổ sung giấy tờ nhiều lần” có tới 37%. Người lao động không hoặc ít gặp khó khăn “cán bộ không đúng mực khi giao tiếp” khi chỉ có 9% lựa chọn đây là khó khăn.

Sự phát triển của công nghệ thông tin không hẳn là trở ngại cho người nhận dịch vụ và người cung ứng dịch vụ. Kết quả cho thấy chỉ có 20% người lao động cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế là một trong những khó khăn mà họ đang gặp phải. Trong khi đó, có tới 38,5% không gặp khó khăn trong vấn đề này.

Phỏng vấn sâu ý kiến người lao động cho biết, khó khăn chính mà họ gặp phải chủ yếu là vấn đề có liên quan tới giấy tờ còn rườm rà, mất nhiều thời gian.

60

“Anh thấy quy trình cũng bớt phức tập hơn so với trước kia nhưng nói thật là vẫn còn hơi phức tạp, nếu anh làm một thủ tục hành chính nào đó anh sẽ phải mua hồ sơ, rồi kê khai thông tin hồ sơ, xuất trình giấy tờ gốc, xin dấu và chữ ký ủy ban, ngày trước chưa có bộ phận một cửa thì anh còn chạy hết chỗ nọ chỗ kia xin dấu, giấy tờ, bây giờ thì nhàn hơn rồi, không phải chạy nhiều chỗ.”

(PVS 3, nam lao động, Nghệ An) Qua những khó khăn mà người lao động gặp phải trong quá trình làm các thủ tục hành chính công, cho ta thấy để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thì cần tăng cường hơn công tác chỉ đạo thực hiện như: công khai thủ tục hành chính về dịch vụ công, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công tiến tới việc cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến theo cơ chế một cửa liên thông hiện đại.

Ở mỗi thủ tục hành chính khác nhau thì người lao động gặp khó khăn ở mức độ khác nhau từ rất khó khăn cho tới rất không khó khăn.

Bảng 2.10. Mức độ khó khăn khi làm các thủ tục hành chính công (Đơn vị: %)

Thủ tục hành chính

Rất khó khăn

Khó khăn

Bình thường

Không khó khăn

Rất không

khó khăn

% % % % %

Đăng ký khai sinh thông thường 0 15 73 9,5 2,5

Đăng ký kết hôn 0,5 18 67,5 11,5 2,5

Xác nhận sơ yếu lý lịch 0 10 75,5 13 1,5

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ,

văn bản bằng tiếng Việt 0 12 72 15 1

Khai báo tạm trú tại công an xã/ phường 0,5 17,5 70 12 0 Khai báo tạm vắng tại công an xã/ phường 0,5 17,5 69,5 12,5 0

Số liệu biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ giữa gặp khó khăn và không gặp khó khăn không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ các ý kiến lựa chọn mức độ

61

khó khăn bình thường lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể là: Xác nhận sơ yếu lý lịch (75,5%); đăng ký khai sinh thông thường (73%); chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt (72%); khai báo tạm trú tại công an (70%); khai báo tạm vắng (69,5%).

Ở mức độ người lao động cho rằng “rất khó khăn” ở thủ tục về đăng ký kết hôn; khai báo tạm trú, tạm vắng, tỷ lệ lần lƣợt là 0,5%; 0,5%; 0,5%. Ngƣợc lại, tỷ lệ ý kiến cho rằng rất không khó khăn ở thủ tục: đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực giấy tờ, với tỷ lệ lần lƣợt là 2,5%;

2,5%; 1,5% và 1%.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến phỏng vấn sâu trái chiều nhau về mức độ mà người lao động gặp phải khó khăn trong quá trình làm các thủ tục hành chính công.

Một ý kiến cho biết họ gặp khó khăn khi làm các thủ tục: “Khó khăn trong quá trình làm thì có chứ em, chẳng hạn như phải đợi chờ lâu mỗi lần tới làm, vì hành chính mà cho nên đã đi làm cũng phải mất mấy tiếng đấy em ạ, khó khăn nữa mà chị thấy là giấy tờ vẫn còn rườm rà lắm, nhiều thủ tục lắm (cười). Chị thấy hầu như ở đâu làm cũng thế em ạ.” (PVS 4, nữ lao động, 28 tuổi, Hà Nội)

Tuy nhiên, một ý kiến khác lại cho rằng, họ không gặp khó khăn trong quá trình làm: “Anh không gặp khó khăn gì cả, chắc một phần cũng chỉ làm có mấy giấy tờ chính như đăng ký kết hôn thôi, chứ chứng thực hay xin xác nhận sơ yếu lý lịch thì toàn nhờ người quen ở trong xã làm hộ, cũng ít khi phải đến trực tiếp xã để làm.” (PVS 5, nam lao động, 25 tuổi, Nghệ An)

Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh có gặp có khó khăn khi di chuyển về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm các thủ tục hành chính chiếm tỷ lệ cao, qua kết quả định lƣợng cho thấy, tỷ lệ cao có gặp khó khăn khi về di chuyển về quê:

Bảng 2.11. Tỷ lệ lao động có gặp khó khăn khi đi về quê để làm các thủ tục (Đơn vị: %)

Gặp khó khăn khi về quê %

Có 85

Không 15

62

Hầu hết, người lao động đều có gặp khó khăn trong quá trình làm các thủ tục hành chính công, còn đối với người lao động ngoại tỉnh thì họ cũng gặp khó khăn nhất là việc di chuyển về quê để làm các thủ tục hành chính công.

Qua khảo sát định lƣợng cho thấy, tỷ lệ gặp khó khăn khi đi về quê là 85%, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ ý kiến cho biết không gặp khó khăn (15%). Có thể thấy, đối với lao động ngoại tỉnh, đặc biệt là những tỉnh xa thì việc đi lại khó khăn cũng đã là một trong những trở ngại lớn trong quá trình làm thủ tục hành chính.

Phỏng vấn sâu các trường hợp người lao động ngoại tỉnh thì họ đều cho biết bản thân gặp khó khăn khi di chuyển về quê.

“Anh gặp khó khăn chứ, đi xe khách thì phải phụ thuộc giờ giấc của nhà xe, còn nếu đi xe máy thì xa, mệt mỏi và không an toàn, hơn nữa thời gian đi về làm thủ tục phải mất ít nhất 2 ngày.” (PVS 1, nam lao động, 27 tuổi, Thanh Hóa)

Những khó khăn mà người lao động ngoại tỉnh gặp phải cụ thể như: bị say xe, đường sá xa xôi, khó bắt được xe hay không xin nghỉ làm được. Số liệu cụ thể thể hiện ở biểu đồ sau:

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 8. Một số khó khăn của người lao động khi đi về quê làm các thủ tục hành chính công

63

Nhìn chung, với các khó khăn trên thì người lao động ngoại tỉnh đều gặp phải. Tuy nhiên, có sự chênh lệch nhau về các loại khó khăn, tỷ lệ lựa chọn cao nhất khó khăn do đường về quê xa, đi lại khó khăn với tỷ lệ 64,8%. Tỷ lệ “không xin nghỉ làm đƣợc” có 59,3% lựa chọn, tỷ lệ cho rằng “đi xe bị say xe” có 41,8%

và khó bắt đƣợc xe về quê là 13,2%. Có thể thấy, bên cạnh những khó khăn về việc làm thủ tục hành chính thì việc di chuyển về quê để làm các thủ tục của người lao động ngoại tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Việc xin nghỉ làm cũng ảnh hưởng tới mức thu nhập của người lao động. Do vậy, để khắc phục được những bất cập nêu trên thì nhiều lao động đã lựa chọn giải pháp gửi về quê cho người nhà làm hộ hoặc một số giấy tờ nhƣ: chứng thực giấy tờ, khai báo tạm trú…thì vẫn có thể làm ở nơi đang sinh sống và làm việc.

Các ý kiến phỏng vấn cũng khẳng định việc đi lại để làm các thủ tục cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với người lao động ngoại tỉnh khi phải di chuyển về quê nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

“Quê anh ở xa cho nên việc đi lại ở đây rồi về nhà vất vả chứ, riêng ngồi xe khách đã mất 4 – 5 tiếng rồi, không kể thời gian đi ra bến xe bắt xe các kiểu rồi ngồi đợi ấy chứ, bây giờ còn dễ bắt được xe mà về, chứ ngày trước xe ít, cả ngày may ra được 1, 2 chuyến xe về quê anh. Khó khăn vậy nên chỉ những thủ tục quan trọng như đăng ký kết hôn hoặc khai sinh thì anh mới về quê làm thôi, chứ các loại thủ tục khác mà nhờ làm hộ được anh nhờ người nhà làm rồi gửi xe ra cho anh thôi, chứ đi đi lại lại kiểu như thế này thì nhiều bất tiện và mất thời gian lắm.” (PVS 2, nam lao động, 29 tuổi, Nghệ An)

Có thể thấy, với các loại giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải về quê làm thì người lao động mới di chuyển về quê, còn đối với một số loại thủ tục có thể nhờ được người khác làm hộ được thì họ cũng gửi về quê làm hộ.

Không chỉ mất thời gian về thủ tục giấy tờ rườm rà, mà mỗi khi làm các thủ tục người lao động cũng phải chờ đợi lâu, nghiên cứu định lượng cho biết tỷ lệ người lao động phải chờ đợi mỗi lần đi làm thủ tục hành chính công.

Một phần của tài liệu Người lao động trong khu công nghiệp với việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của chính quyền địa phương hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long, huyện đông anh, hà nội (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)