Tổ chức thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội (Trang 80 - 86)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI

3.1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu

Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2017, việc tổ chức nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Nghiên cứu lý luận và chuẩn bị công cụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu thực tiễn,

- Phân tích kết quả và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu lí luận: từ tháng 9/2014 – 9/2015 3.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lí luận

- Xác định các khái niệm công cụ như: giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, trẻ khuyết tật, nhân viên công tác xã hội, và kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật và một số khái niệm khác có liên quan.

- Từ khung lí luận xác lập quan điểm chủ đạo của luận án trong việc nghiên cứu những vấn đề về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH, tương quan giữa kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội và một số yếu tố tác động chủ quan và khách quan đến các kỹ năng này trong thực tiễn.

3.1.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn bản tài liệu qui định pháp lý của Nhà nước

- Nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, trẻ khuyết tật, nhân viên công tác xã hội, và Kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

3.1.1.3. Cách thức tiến hành

Đọc, hệ thống, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài của luận án và hỏi ý kiến chuyên gia.

3.1.2. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra và khảo sát thử: Từ tháng 10/2015 – tháng 6/2016

3.1.2.1. Thiết kế công cụ điều tra

+ Thăm dò tìm hiểu các biểu hiện KNGT của nhân viên CTXH với TKT a. Mục đích nghiên cứu

Tìm ra biểu hiện thành phần của các KNGT với TKT của nhân viên CTXH.

b. Nội dung nghiên cứu

Khai thác cơ sở lý luận, khai thác thông tin để tìm hiểu những biểu hiện thành phần của các KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

c. Cách thức tiến hành

Tác giả lập phiếu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục 2) của 3 chuyên gia và 5 cán bộ quản lí tại trung tâm bảo trợ Thị Nghè, và phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 20 nhân viên CTXH (xem phụ lục 1) kết hợp vói quan sát những biểu hiện KNGT với TKT của nhân viên CTXH (tại trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè), phỏng vấn sâu 1 chuyên gia và 3 nhân viên CTXH. Từ các nguồn thông tin, biểu hiện về KNGT của nhân viên CTXH với TKT được lựa để đưa vào thang đo.

d. Khách thể

- 3 chuyên gia (2 TS Tâm lý học; 1 ThS Xã hội học); 5 cán bộ quản lí trực tiếp và 20 nhân viên CTXH của 3 khoa trong trung tâm bảo trợ Thị Nghè (Khoa Nhi 1,2; Khoa Phục hồi chức năng); Phỏng vấn sâu 1 chuyên gia là GS.TS Tâm lý học, chuyên gia hàng đầu về Tham vấn trong Tâm lý học, trong Công tác xã hội.

+ Thiết kế bảng hỏi

a. Mục đích nghiên cứu: Hình thành nội dung khảo sát cho bảng hỏi.

b. Nội dung nghiên cứu

Khai thác cơ sở lý luận, khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau làm cơ sở để thiết kế thang đo nhằm tìm hiểu mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

c. Cách thức tiến hành

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò, quan sát và phiếu trưng cầu ý kiến của nhân viên CTXH và các chuyên gia về biểu hiện KNGT của nhân viên CTXH với TKT, từ đó xây dựng nội dung bảng hỏi gồm các KN: KN tạo

ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH (10 biểu hiện); KN tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật (10 biểu hiện); KN ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp (8 biểu hiện); KN xây dựng niềm tin giữa nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật (12 biểu hiện); KN tư vấn thuyết phục (9 biểu hiện) (xem phụ lục 5)

3.1.2.2. Khảo sát thử a. Mục đích nghiên cứu

- Định lượng được thời gian trả lời một bảng hỏi cũng như xác định thời gian phù hợp khi phát bảng hỏi.

- Tính độ tin cậy, giá trị của bảng hỏi, chỉnh sửa và hoàn thiện công cụ đo.

b. Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thử bằng bảng hỏi và tính độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra.

c. Cách thức tiến hành: Sau khi hoàn thiện sơ bộ bảng hỏi, chúng tôi khảo sát thử 257 nhân viên CTXH và 30 cán bộ quản lí tại các trung tâm bảo trợ, trung tâm dạy nghề trên địa bàn TPHCM.

d. Khách thể khảo sát thử

Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể khảo sát thử nhân viên công tác xã hội

Khách thể Số lượng %

1. Giới tính Nam 66 25.4

Nu 191 74.6

2. Tuổi

<30 90 35.0

Tu 31-40 134 52.1

Tu 41-50 24 9.3

>50 8 3.5

3. Thâm niên công tác

0 - 5 nam 114 44.4

6 - 15 nam 128 49.8

Tren 15 nam 15 5.8

4. Đơn vị công tác

Trung tam Bao tro

XH,CTXH 144 56.0

Phong thuong binh XH 25 9.7

Hoi phu nu 33 12.8

T.Tâm day nghề TKT 55 21.4

e. Kết quả về độ giá trị của thang đo

- Số liệu thu được sau điều tra thử được xử lý bằng chương trình SPSS - Kết quả phân tích độ giá trị của thang đo với 5 kỹ năng thành phần đều có

Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

Các thang đo Hệ số Alpha

Tính đúng đắn

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH.

0.89 Kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho TKT. 0.92 Kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong GT. 0.83 Kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân

viên CTXH.

0.91

Kỹ năng tư vấn thuyết phục. 0.86

Tính thuần thục

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT 0.86 Kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho trẻ TKT. 0.87 Kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong GT. 0.83 Kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân

viên CTXH

0.90

Kỹ năng tư vấn thuyết phục. 0.88

Tính linh hoạt

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT 0.94 Kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho TKT 0.87 Kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong GT. 0.81 Kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân

viên CTXH

0.88

Kỹ năng tư vấn thuyết phục. 0.87

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH. 0.95 Kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật. 0.95 Kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp. 0.96 Kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân viên CTXH 0.95

Kỹ năng tư vấn thuyết phục. 0.95

Kỹ năng GT của NVCTXH với TKT 0.96

Yếu tố chủ quan

Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật vận động.

0.86

Say mê, hứng thú với công việc 0.85

Phẩm chất của NVCTXH. 0.94

Ý thức rèn luyện, nâng cao KNGT với TKT. 0.86 Yếu tố

khách quan

Yêu cầu của cấp trên. 0.90

Đào tạo, bồi dưỡng. 0.91

Điều kiện chính sách,chế độ. 0.89

Áp lực công việc. 0.88

Kết quả khảo sát thử cho thấy, 49 biểu hiện của các kỹ năng thành phần được chọn có độ tin cậy tương đối tốt, các mệnh đề đều có nội dung phù hợp với từng miền đo. Các mệnh đề trong một yếu tố có tương quan cao với một thành phần cụ thể của miền đo. Độ tin cậy của toàn thang đo là 0.96 rất cao.

+ Phân tích độ giá trị thang đo. Việc phân tích độ giá trị cho phép xác định nội dung của bảng hỏi có được thiết kế để đo đúng nội dung và mức độ của vấn đề mà đề tài nghiên cứu hay không. Với mục đích này, sử dụng phương pháp phân tích yếu tố để đánh giá tính đồng nhất về nội dung của các item trong thang đo.

- Đối với biến độc lập: Qua phân tích yếu tố cho kết quả KMO: 0.963;

Sig=0.000 <0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố: 1.292 >1 nhân tố rút ra có tóm tắt thông tin tốt nhất; Tổng phương sai trích = 69.75% > 50% Điều này chứng tỏ 69.75% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi các biến độc lập.

- Đối với biến phụ thuộc: Qua phân tích yếu tố cho kết quả KMO: 0.913;

Sig:0.000 <0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố 4.384 >1 nhân tố rút ra có tóm tắt thông tin tốt nhất; Tổng phương sai trích: 87.68% > 50% Điều này chứng tỏ 87.68% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi một nhân tố. 5 biến quan sát được gom lại thành một nhân tố tất cả các biến số có hệ số Factor Loading > 0.5

Ngoài ra, còn phân tích sự tương quan giữa các tiểu thang đo để kiểm tra tính giá trị, độ tin cậy của thang đo. Qua phân tích ma trận tương quan các chỉ số cho biết hệ số tương quan đều >0.5. Kết hợp với phân tích nhân tố ở trên có thể khẳng định đây là phép đo có độ tin cậy và giá trị tốt, những số liệu mà nó cung cấp rất đáng tin cậy. Kết quả này cho phép chúng tôi sử dụng bảng hỏi vào điều tra chính thức.

3.1.2.3. Điều tra chính thức a. Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng biểu hiện mức độ KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật thể hiện qua: KN tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; KN tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật; KN ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật; KN xây dựng niềm tin của TKT với nhân viên CTXH; KN tư vấn thuyết phục.

- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của nhân viên công tác xã hội với TKT. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật.

b. Nội dung nghiên cứu:

+ Kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật được nghiên cứu trên 5 kỹ năng thành phần (bảng 2.1)

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với TKT. Các yếu tố chủ quan (Nhận thức về tầm quan trọng của KNGT với TKT; Say mê, hứng thú với công việc; Phẩm chất của nhân viên CTXH; Ý thức rèn luyện, nâng cao KNGT với TKT) Các yếu tố khách quan (Yêu cầu của cấp trên; Đào tạo, bồi dưỡng; Điều kiện chính sách, chế độ; Áp lực công việc)

c. Cách thức tiến hành

Mỗi khách thể trả lời độc lập một bảng hỏi về KNGT với TKT. Trước khi trả lời, các khách thể được hướng dẫn để hiểu về mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của bảng hỏi.

d. Khách thể nghiên cứu

+ 353 Nhân viên công tác xã hội

Bảng 3.3. Đặc điểm khách thể nghiên cứu nhân viên công tác xã hội

Khách thể Số lượng %

1. Giới tính Nam 122 34.6

Nu 231 65.4

2. Tuổi

<30 130 36.8

Tu 31-40 162 45.9

Tu 41-50 55 15.6

>50 6 1.7

3. Thâm niên công tác

0 - 5 nam 163 46.7

6 - 15 nam 158 45.3

Tren 15 nam 28 8.0

4. Đơn vị công tác

Trung tam Bao tro

XH,CTXH 181 51.3

Phong thuong binh XH 26 7.4

Hoi phu nu 61 17.3

T.Tâm day nghề TKT 85 24.1

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: TT Bảo trợ trẻ khuyết tật và mồ côi Thị Nghè; TT nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ khuyết tật Linh Xuân - Thủ Đức; TT nuôi dưỡng và Bảo trợ trẻ khuyết tật Gò Vấp; TT bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn

tật Thành phố Hồ Chí Minh; TT dạy nghề trẻ khuyết tật Quận 11; Nhân viên công tác xã hội tại các Hội - Đoàn thể ở TPHCM.

- Tại An Giang: TT bảo trợ xã hội của An Giang; Nhân viên công tác xã hội tại các Hội - Đoàn thể của các xã, Huyện.

+ 53 Cán bộ quản lý nhân viên công tác xã hội tại một số đơn vị trên.

+ 5 TKT tại trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2.4. Giai đoạn xử lí số liệu và viết luận án

a. Mục đích: Sau khi thu bảng hỏi, hoàn thành các buổi phỏng vấn (có biên bản), hoàn thành các biên bản quan sát khi tham dự các buổi sinh hoạt, các tiết dạy nghề tại các trung tâm bảo trợ và các trung tâm dạy nghề dành cho trẻ khuyết tật. Tác giả tiến hành phân tích số liệu thu được để nhận biết về thực trạng mức độ thực hiện các biểu hiện KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật..

b. Nội dung xử lý: Phân tích kết quả thực trạng biểu hiện, mức độ kỹ năng giao tiếp với TKT của nhân viên CTXH, viết luận án và đề xuất kiến nghị.

c. Cách thức tiến hành: Nhập và xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Windows phiên bản 20.0

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)