Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi thực hiện phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
3.2.1.1. Mục đích: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội, kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với TKT, các kỹ năng thành phần của kỹ năng giao tiếp với TKT của nhân viên công tác xã hội, làm rõ các yếu tố tác động đến các kỹ năng này.
- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo việc nghiên cứu KNGT của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
3.2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên của các tác giả trong và ngoài nước về giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH, kỹ năng giao tiếp
của nhân viên CTXH với TKT, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.
- Nghiên cứu các văn bản tài liệu qui định về nghề CTXH của Nhà nước.
- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu - Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn, dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn là:
+ Biểu hiện và các mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với TKT thể hiện qua các nhóm kỹ năng thành phần là: KN tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; KN tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật; KN ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật; KN xây dựng niềm tin giữa nhân viên CTXH với TKT; Kỹ năng tư vấn thuyết phục.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với TKT như: các yếu tố chủ quan gồm : Nhận thức về tầm quan trọng của KNGT với TKT; Say mê, hứng thú với công việc; Phẩm chất của nhân viên CTXH; Ý thức rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp với TKT ; Các yếu tố khách quan gồm: Yêu cầu của cấp trên; Đào tạo, bồi dưỡng; Điều kiện chính sách,chế độ; Áp lực công việc.
3.2.1.3. Cách thức nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến giao tiếp, kỹ năng, KNGT của nhân viên CTXH, kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật và các nhóm kỹ năng thành phần là: KN tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; KN tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật; KN ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật; KN xây dựng niềm tin giữa nhân viên CTXH với TKT; Kỹ năng tư vấn thuyết phục.
Việc nghiên cứu lý luận còn được hỗ trợ bởi phương pháp chuyên gia (qua phỏng vấn, phiếu xin ý kiến) nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học và hoạt động thực tiễn để làm rõ thêm về các nội
dung có liên quan đến giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH, kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật.
3.2.2. Phương pháp chuyên gia
3.2.2.1. Mục đích: Nhằm xác định sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH, các biểu hiện cụ thể của các kỹ năng đó.
3.2.2.2. Cách thức tiến hành: Xin ý kiến một số chuyên gia Tâm lý học, Công tác xã hội thông qua phiếu hỏi ý kiến, phỏng vấn sâu để xác định các kỹ năng thành phần của KNGT, các biểu hiện cụ thể của các kỹ năng đó. (Phụ lục 2)
3.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
3.2.3.1. Mục đích: Khảo sát biểu hiện và các mức độ KNGT của nhân viên CTXH với TKT thể hiện qua các nhóm kỹ năng thành phần là: KN tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; KN tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật; KN ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; KN xây dựng niềm tin giữa nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật; KN tư vấn thuyết phục và các yếu tố ảnh hưởng.
3.2.3.2. Nội dung bảng hỏi
+ Bảng hỏi điều tra trên nhân viên công tác xã hội là khách thể chính. Gồm những nội dung cơ bản sau (xem phụ lục 5):
- Câu 1,2 nhận định chung về KNGT của nhân viên CTXH
- Câu 3 khảo sát mức độ đúng đắn biểu hiện 5 kỹ năng giao tiếp thành phần với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 4 khảo sát mức độ thành thạo biểu hiện 5 kỹ năng giao tiếp thành phần với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 5 khảo sát mức độ linh hoạt biểu hiện 5 kỹ năng giao tiếp thành phần với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 6,7 khảo sát mức độ tán thành sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 8 khảo sát đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 9, 10,11 khảo sát một số thông tin của nhân viên công tác xã hội phục vụ cho việc phân tích thực trạng biểu hiện KNGT với TKT của nhân viên CTXH.
+ Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý (xem phụ lục 6)
- Câu 1,2 nhận định chung của quản lý về biểu hiện KNGT của nhân viên CTXH.
- Câu 3 khảo sát mức độ đánh giá của quản lý về tính đúng đắn các biểu hiện của 5 KNGT thành phần với TKT của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 4 khảo sát mức độ đánh giá của quản lý về tính thuần thục các biểu hiện của 5 KNGT thành phần với TKT của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 5 khảo sát mức độ đánh giá của quản lý về tính linh hoạt các biểu hiện của 5 KNGT thành phần với TKT của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 6,7 Đánh giá của quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 8 Đề xuất của quản lý về một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
- Câu 9, 10 khảo sát một số thông tin của quản lý nhân viên CTXH phục vụ cho việc phân tích thực trạng thực hiện KNGT với TKT của nhân viên CTXH.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành: Các khách thể tham gia trả lời độc lập một bảng hỏi theo nhận định của bản thân khách thể về KNGT với trẻ khuyết tật.
3.2.4. Phương pháp quan sát
3.2.4.1. Mục đích: Thu thập thông tin dữ liệu một cách trực tiếp những hành vi, cử chỉ, lời nói khi nhân viên CTXH giao tiếp với trẻ khuyết tật làm căn cứ bổ sung thông tin về KNGT của nhân viên CTXH với TKT.
3.2.4.2.Nội dung: Quan sát các hành vi, cử chỉ, lời nói... khi nhân viên CTXH giao tiếp với TKT, đặc biệt tập trung vào các biểu hiện của các KN thành phần.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng một mẫu biên bản quan sát (Xem phụ lục 4)
- Trước khi tiến hành quan sát, chúng tôi chia sẻ mục đích, ý nghĩa, xin một số thông tin của nhân viên CTXH
- Thực hiện quan sát trực tiếp khi nhân viên công tác xã hội dạy thực hành cho trẻ tại các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm, khi nhân viên công tác xã hội nói chuyện với trẻ, chăm sóc trẻ, chủ yếu tập trung vào các biểu hiện của các kỹ năng thành phần.
- Kết quả quan sát được ghi lại bằng biên bản quan sát, băng ghi âm. Kết quả xử lý được sử dụng bổ sung cho những kết quả nghiên cứu khác trong điều tra.
Chúng tôi tổng hợp những lời nói, hành vi thể hiện cần có của các kỹ năng thành phần trong KNGT của nhân viên CTXH, những hành vi lời nói chưa đúng với tình huống khi thực hiện kỹ năng.
3.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
3.2.5.1. Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn.
3.2.5.2. Nguyên tắc phỏng vấn: Khách thể được trả lời tự do dựa trên những câu hỏi mở, có gợi ý. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của những câu trả lời cũng như làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước theo mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là dựa vào một số vấn đề có sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế, giữa giả thuyết và thực trạng.
Phiếu phỏng vấn sâu của nhân viên CTXH và cán bộ quản lý (xem phụ lục 3) 3.2.6. Phương pháp thực nghiệm
3.2.6.1. Mục đích thực nghiệm: Thử nghiệm biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao 3 kỹ năng: KN tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; KN ứng xử linh hoạt, mềm dẻo; kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân viên CTXH.
3.2.6.2. Nội dung thực nghiệm: (xem phụ lục 9)
- Củng cố nhận thức cho nhân viên CTXH về kiến thức giao tiếp, KNGT, KNGT với trẻ khuyết tật;
- Sau đó trên cơ sở nắm vững lí thuyết, chúng tôi sử dụng biện pháp tâm lý sư phạm: Thảo luận nhóm để nâng cao KNGT cho nhân viên CTXH với TKT.
3.2.6.3. Giả thuyết thực nghiệm: Hiện nay nhân viên CTXH còn hạn chế về kỹ năng giao tiếp với TKT. Có thể nâng cao các KNGT với TKT thông qua việc tổ chức các buổi thảo luận nhóm, bồi dưỡng nâng cao các KNGT của nhân viên CTXH.
3.2.6.4. Khách thể thực nghiệm: 31 nhân viên công tác xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có: 15 nam, 16 nữ; 77% có kinh nghiệm dưới 5 năm; 24 nhân viên công tác xã hội làm ở trung tâm Bảo trợ xã hội và trường dạy nghề cho TKT, 7 làm cộng tác viên và 31 khách thể đối chứng là nhân viên công tác xã hội đang học tại lớp CTXH của Đại học Lao động – Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.6.5. Thời gian và địa điểm thực nghiệm: lần 1: Từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2016. Lần 2: từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017 tại Nhóm Công tác xã hội – Hiệp Thành – Quận 12.
3.2.6.6. Cơ sở đề xuất biện pháp thực nghiệm
+ Từ kết quả nghiên cứu thực trạng KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật, từ thăm dò ý kiến của các chuyên gia, trong điều kiện thời gian cho phép, chúng tôi lựa chọn 3 kỹ năng: KN tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH;
KN ứng xử linh hoạt, khéo léo; KN xây dựng niềm tin của TKT với nhân viên CTXH để tiến hành thực nghiệm tác động nâng cao 3 kỹ năng đó cho nhân viên CTXH.
+ Các kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH còn hạn chế phần lớn xuất phát từ việc chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống về KNGT đặc biệt là GT với TKT.
+ Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật là “Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật”.
+ Trong số các biện pháp gợi ý nhân viên công tác xã hội và cán bộ quản lý đề xuất nhiều nhất là: “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của nhân viên công tác xã hội về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật”.
+ Nhu cầu được tập huấn của đông đảo đội ngũ nhân viên CTXH hiện nay là rất lớn, có một số được đào tạo kỹ năng giao tiếp nhưng chưa thực chuyên sâu, hoặc
được đào tạo lồng ghép vào kỹ năng tư vấn, hoặc chưa được đào tạo nên thực hiện kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động qua biện pháp tâm lý sư phạm là thảo luận: Tổ chức thảo luận nhóm nhằm nâng cao 3 kỹ năng: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo;
kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân viên CTXH.
3.2.6.7. Biện pháp tâm lý sư phạm
Các nhiều yếu tố dù ít hay nhiều đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH, cho nên có thể đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật như: Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH; Tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức các chương trình dạy KNGT đi vào nghiệp vụ nghề nghiệp; Biện pháp tâm lý sư phạm thảo luận liên nhóm; biện pháp sau tổ chức các buổi thảo luận nhóm … trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng biện pháp tâm lý sư phạm là buổi thảo luận nhóm nhằm: “Nâng cao 3 kỹ năng: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo; kỹ năng xây dựng niềm tin của TKT với nhân viên CTXH”
- Mục tiêu biện pháp: Nâng cao hiểu biết của nhân viên CTXH về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý TKT và cách thức giao tiếp với trẻ khuyết tật, trên cơ sở đó nâng cao mức độ biểu hiện các kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH.
- Nội dung biện pháp:
+ Cung cấp cho nhân viên CTXH những tài liệu về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật, cách thức giao tiếp với trẻ khuyết tật, khách thể phải đọc tài liệu trước khi đến buổi thảo luận.
+ Tổ chức cho nhân viên CTXH quan sát các tình huống (chủ yếu chia nhóm đóng vai) và thực hành kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật tai đơn vị.
+ Tổ chức cho nhân viên CTXH luyện tập các kỹ năng giao tiếp qua tình huống đóng vai giao tiếp với trẻ khuyết tật.
3.2.6.8. Các phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm
- Sử dụng các phương pháp đã được dùng trong đánh giá thực trạng các kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật như: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn đã được trình bày ở trên.
- Đánh giá kết quả qua xử lý thống kê mô tả 20.0 trong môi trường windown để so sánh sự khác biệt trước và sau thực nghiệm.
3.2.6.9. Tổ chức thực nghiệm Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm.
- Xác định đối tượng thực nghiệm: liên hệ, gặp gỡ và tìm hiểu đối tượng (nhu cầu, thực trạng công việc)
- Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm thảo luận.
Bước 2: Thiết kế chương trình thực nghiệm. (xem phụ lục 9) Xây dựng nội dung thảo luận: gồm 2 mảng nội dung chính:
- Những kiến thức về các KNGT với trẻ khuyết tật, bao gồm những kiến thức về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý TKT, cách thức tiến hành các kỹ năng;
- Thực hành rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp: Thực hành tại buổi thảo luận và khi làm việc tại các đơn vị mình làm việc.
Xây dựng quy trình rèn luyện và nâng cao kỹ năng theo 3 giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn 1: Tiếp thu những kiến thức về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật, cách thức tiến hành các kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH.
- Giai đoạn 2: Quan sát, thảo luận và thực hành các bài tập tình huống giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH.
- Giai đoạn 3: Luyện tập các kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH qua các tình huống tại buổi thảo luận và tại các trung tâm mà nhân viên CTXH đang làm.
Bước 3: Lượng giá trước thực nghiệm.
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, quan sát để khảo sát trước thực nghiệm.
Bước 4: Triển khai thực nghiệm.
Quy trình thực nghiệm theo các bước:
+ Cung cấp những kiến thức về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật, cách thức tiến hành các KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH.
+ Tổ chức quan sát cách giải quyết các tình huống GT mẫu qua tình huống đóng vai các KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH trong buổi thảo luận.
+ Tổ chức luyện tập các kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH: Thực hành rèn luyện kỹ năng trong buổi thảo luận và tại các trung tâm mà nhân viên CTXH đang làm.
Trong khi thực nghiệm với nhóm khách thể thực nghiệm thì nhóm khách thể đối chứng không nhận được sự tác động nào
Quy trình thực nghiệm tiến hành 2 lần
+ Lần thực nghiệm thứ nhất diễn ra trong 3 tháng (từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2016): tháng đầu tiên khách thể đọc tài liệu (Tác giả luận án photo một số quyển sách liên quan đến nội dung thực nghiệm và phần cơ sở lý luận của luận án chuyển đến khách thể thực nghiệm).
Tháng thứ 2, thực nghiệm theo biện pháp tác động được tiến hành trong 4 buổi (do nhân viên CTXH không có nhiều thời gian nên chúng tôi thỏa thuận mỗi tuần một kỹ năng và vào buổi sáng chủ nhật hàng tuần bắt đầu từ 7h00-12h00) buổi đầu tiên thảo luận chung, 3 buổi còn lại mỗi buổi một kỹ năng thực hành, đóng tình huống.
Tháng thứ 3, nhân viên CTXH thực hành tại đơn vị của mình
Sau đó thì tiến hành khảo sát, phỏng vấn khách thể thực nghiệm. Qua khảo sát thì thấy kết quả thay đổi hệ số trung bình chưa cao, có trường hợp chỉ thay đổi ở một vài biểu hiện. Qua phỏng vấn thì một số nhân viên CTXH tự cảm thấy chưa thay đổi nhiều, cán bộ quản lý cảm thấy nhân viên CTXH còn chưa linh hoạt trong một số tình huống giao tiếp với trẻ, nên tôi tiến hành thực nghiệm lần 2.
+ Thực nghiệm lần 2 diễn ra trong 3 tháng (từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017): tháng thứ nhất có 3 buổi thảo luận lý thuyết (không cho tự đọc tài liệu) tiến hành vào sáng hoặc chiều chủ nhật (sáng từ 7h00-12h00, chiều từ 13h00-18h00);