Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội (Trang 95 - 100)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI

3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

a. Căn cứ xác định tiêu chí đánh giá - Dựa trên các khái niệm công cụ - Nội dung, các biểu hiện từng kỹ năng.

- Mức độ KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH được đánh giá thông qua những biểu hiện cụ thể của từng kỹ năng (bảng 2.1).

b. Tiêu chí

- Tính đúng đắn: biểu hiện ở các thao tác, hành động được thực hiện không mắc lỗi, đúng thời điểm thích hợp

- Tính thuần thục: biểu hiện ở các thao tác, hành động thực hiện nhanh chóng, không lúng túng

- Tính linh hoạt: biểu hiện ở việc vận dụng linh hoạt các thao tác, hành động một cách nhanh chóng, chính xác vào những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

3.3.2. Thang đo

- Thực trạng mức độ KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH được đánh giá theo (thang lirket)

- Điểm số của thang đánh giá mức độ KNGT với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH được tính như sau:

- Mắc lỗi nhiều, rất lúng túng, không vận dụng được : 1 điểm - Mắc ít lỗi, hơi lúng túng, vận dụng thiếu linh hoạt: 2 điểm - Hoàn toàn không mắc lỗi, thành thạo, vận dụng linh hoạt: 3 điểm

Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 3; điểm càng cao, chứng tỏ mức độ KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật càng cao.

+ Tính tổng điểm ở tất cả các biểu hiện kỹ năng thành phần.

+ Tính điểm trung bình cộng của từng nhóm kỹ năng thành phần.

3.3.3. Thang đánh giá

Trên cơ sở tổng điểm ở tất cả các biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật trong thang đánh giá biểu hiện KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật gồm 3 mức: yếu, trung bình, tốt.

Việc phân loại các mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật được xác định căn cứ vào kết quả điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn của phân bố kết quả thu được. Cụ thể thang đánh giá như sau:

3.3.3.1. Thang đánh giá mức độ biểu hiện nhóm kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật

Cách tính và cách tổng hợp mức độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật như sau:

Nguyên tắc đánh giá: Ba tiêu chí tính đúng đắn, tính thuần thục, tính linh hoạt của kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật có vai trò

quan trọng như nhau trong đánh giá kỹ năng. Vì vậy, việc đánh giá mức độ kỹ năng dựa trên sự tích hợp của 3 tiêu chí này theo nguyên tắc như sau[32] (Phụ lục 10):

 Nếu trong kỹ năng có cả 3 tiêu chí cùng ở một mức nào đó thì kỹ năng được đánh giá ở mức đó.

 Nếu kỹ năng có 2 tiêu chí cùng ở một mức nào đó và tiêu chí còn lại ở mức liền kề thì kỹ năng được đánh giá ở mức của hai tiêu chí có cùng mức.

 Nếu kỹ năng có hai tiêu chí ở mức nào đó và tiêu chí còn lại ở mức thấp hoặc cao hơn mức liền kề, thì kỹ năng được đánh giá ở mức liền kề.

 Nếu 3 tiêu chí của kỹ năng ở 3 mức khác nhau thì kỹ năng được đánh giá theo mức của tiêu chí ở giữa mức của hai tiêu chí còn lại.

Từ đó đưa ra cách tổng hợp kết quả đánh giá chung KNGT của nhân viên CTXH (phụ lục 10)

Căn cứ vào biểu đồ phân phối và xác suất chuẩn của mẫu nghiên cứu cho phép tính khoảng thang đo theo công thức ChebyShev (trích theo Nguyễn Khánh Duy (2013), Tập bài giảng Phân tích dữ liệu SPSS, Eviews, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm số về biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. (n=353)

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ xác xuất chuẩn về biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. (n=353)

Biến dữ liệu tập trung xung quanh đường thẳng cho thấy rằng phân phối dữ liệu nghiên cứu đạt chuẩn. Công thức tính khoảng thang đo sẽ được tính là:

- Ít nhất 55,56% giá trị nằm trong khoảng +/- 1.5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình

- Ít nhất 75% giá trị nằm trong khoảng +/- 2 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình - Ít nhất 88.89% giá trị nằm trong khoảng +/- 3 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình

Bảng 3.4: Mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội Mức độ Kỹ năng tạo

ấn tượng ban đầu ở TKT

Kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho trẻ

Kỹ năng ứng xử linh hoạt

mềm dẻo

Kỹ năng xây dựng niềm tin

của TKT

Kỹ năng tư vấn thuyết

phục

Đánh giá chung

Yếu ≤ 1.96 ≤ 1.85 ≤ 1.92 ≤ 1.87 ≤ 1.92 ≤ 1.93

Trung bình

> 1.96 đến

≤ 2.67

> 1.85 đến

≤ 2.54

> 1.92 đến

≤ 2.50

> 1.87 đến

≤ 2.54

> 1.92 đến

≤ 2.61

> 1.93 đến

≤ 2.56 Tốt > 2.67 > 2.54 > 2.50 > 2.54 > 2.61 > 2.56

3.3.3.2. Thang đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc hình thành và nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật

Không đúng 1 điểm

Đúng một phần 2 điểm

Đúng 3 điểm

Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 3; điểm càng cao, chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến KNGT của nhân viên CTXH với TKT càng cao.

+ Tính tổng điểm của mỗi yếu tố ảnh hưởng theo tần suất lựa chọn, tỉnh tổng điểm và tính điểm trung bình cộng của mỗi nhóm yếu tố ảnh hưởng.

+ Xếp thứ bậc của các yếu tố ảnh hưởng theo tổng điểm và xếp thứ bậc nhóm yếu tố ảnh hưởng theo điểm trung bình cộng.

3.3.3.3. Thang đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật: Cách tính điểm như của nhân viên CTXH

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật là một đề tài mới, để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra một cách khách quan, đầy đủ và logic, đề tài đã tiến hành qua 4 giai đoạn: nghiên cứu hình thành khung lý luận, xây dựng công cụ khảo sát thử và khảo sát thực tiễn.

Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, thống kê toán học. Các phương pháp này bổ sung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu cho luận án ở nhiều góc độ, từ lý luận đến khảo sát thực trạng và kiểm nghiệm thực tiễn. Kết quả phân tích số liệu cho thấy kết quả nghiên cứu thực tiễn có độ tin cậy và độ giá trị về mặt khoa học

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trong nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội, luận án tập trung phân tích những nội dung chủ yếu sau:

- Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện KNGT với TKT của nhân viên CTXH.

- Phân tích một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến kỹ năng giao tiếp với TKT của nhân viên CTXH.

- Đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm và tổ chức thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với TKT của nhân viên công tác xã hội.

- Phân tích một chân dung tâm lí về KNGT của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật (tại trung tâm dạy nghề và tạo việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh)

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)