Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật vận động

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội (Trang 146 - 157)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI

4.3. Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật vận động

Từ cơ sở đề xuất biện pháp thực nghiệm được trình bày ở (chương 3 từ trang 83 – 85), từ kết quả nghiên cứu thực trạng đã phân tích ở trên chúng tôi chọn 3 kỹ năng: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội.

Đây là 3 kỹ năng cơ bản nhất trong KNGT của nhân viên CTXH, nhằm giúp nhân viên công tác xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và tạo tiền đề cho sự hình thành các kỹ năng khác. Chọn 31 nhân viên công tác xã hội trong mẫu nghiên cứu có điểm trung bình thấp ở 3 kỹ năng này để tiến hành thực nghiệm tác động thông qua biện pháp tâm lý sư phạm là thảo luận nhóm.

4.3.1. Thực trạng thay đổi mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở trẻ khuyết tật về nhân viên công tác xã hội; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội trước và sau thực nghiệm tác động

Kết quả thể hiện ở biểu đồ 4.8 thể hiện rõ sự thay đổi mức độ kỹ năng của nhân viên CTXH sau khi tiến hành thực nghiệm, trước thực nghiệm ĐTB của 3 kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH (=1.87), ứng xử linh hoạt mềm dẻo với TKT (ĐTB=1.86), và xây dựng niềm tin giữa nhân viên CTXH với TKT là (ĐTB=1.80) đều ở mức độ yếu, sau thực nghiệm tác động mức độ của 3 kỹ năng tăng lên rõ rệt từ yếu lên tốt sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p=0,000 và ĐTB lần lượt là 2.81; 266; 266. Tỉ lệ sau thực nghiệm được nâng cao rõ rệt là nhờ số lượng khách thể thực nghiệm có đặc điểm là đa số dưới 5 năng kinh nghiệm, tuổi đồi con nhỏ, ... Trong 3 kỹ năng chúng tôi tác động sự thay đổi lớn nhất là kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH vì số lượng thực nghiệm đa số là nhân viên CTXH tại các trung tâm bảo trợ xã hội, các trường dạy nghề mà trước giờ họ không chú ý nhiều đến vẻ bề ngoài.

Biểu đồ 4.8. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trước và sau thực nghiệm tác động

(Điểm cao nhất là 3, thấp nhất là 1)

Kết quả bảng 4.19 cho thấy sự biến đổi rõ rệt ở mức độ thực hiện kỹ năng của nhân viên CTXH sau thực nghiệm. Với kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH tỉ lệ yếu và trung bình trước thực nghiệm chiếm 83,7%, sau thực nghiệm không còn yếu và trung bình, 100% tỉ lệ tốt. Kỹ năng ứng xử linh hoạt khéo léo: trước thực nghiệm tỉ lệ yếu và trung bình chiếm 87,1%, sau thực nghiệm không còn yếu và trung bình, 100% tỉ lệ tốt. Kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên CTXH trước thực nghiệm tỉ lệ yếu và trung bình chiếm 90,3%, sau

thực nghiệm còn lại 3,2% ở mức trung bình và 96,8% tỉ lệ tốt.

Kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu cho thấy có sự thay đổi rõ rệt ở kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH, ở các biểu hiện trước đây chưa tốt nhưng giờ đã cải thiện rất nhiều (bảng 4.19). Trong đó đáng chú ý là biểu hiện biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, trẻ khuyết tật rất thích người khác gọi tên của mình chứ không thích xưng “con”, vì khi gọi tên sẽ làm cho trẻ cảm nhận trẻ quan trọng và cảm nhận được sự quan tâm đến trẻ.

Quan sát trực tiếp các nhân viên CTXH sắm vai qua các tình huống thì thấy đa số nhân viên CTXH xưng hô với trẻ khuyết tật là con, kể cả nhân viên CTXH mới vào nghề, còn nhỏ tuổi. như chia sẻ của em. A.N (trẻ khiếm thị - vận động) chia sẻ, khi cô gọi đúng tên A.N, A.N cảm thấy rất vui vì A.N không nhìn thấy được, nếu cô xưng con thì A.N nghĩ cô đang nói chuyện với bạn khác.

Biểu hiện tiếp theo có sự thay đổi đó là biết thể hiện sự gần gũi thân thiện qua cử chỉ, điệu bộ. Quan sát và phỏng vấn sâu chị N.T.X Chị cho biết, trước đây tôi không dám nhìn vào mắt các em vì sợ nhìn thấy nỗi buồn trong mắt các em, nhưng sau khi thảo luận cùng các anh chị, tôi được đóng vai thể hiện cách nhìn với trẻ khuyết tật, tôi áp dụng vào công việc thực tế ở đơn vị, tôi cảm thấy mình tự tin hơn để nhìn vào mắt các em và tôi nhận được giá trị của ánh mắt khi mình hướng về trẻ, đó là sự khác biệt của nhân viên CTXH với các ngành nghề khác.

Bảng 4.19. Thực trạng thay đổi mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở trẻ khuyết tật về nhân viên công tác xã hội; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây

dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội trước và sau thực nghiệm tác động

Các kỹ

năng Những biểu hiện Trước thực

nghiệm Sau thực

nghiệm Sig

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên

Biết lựa chọn trang phục và diện mạo bề ngoài phù hợp với tình huống giao tiếp.

1.84 0.64 2.74 0.51

0.00 Biết thể hiện sự gần gũi, thân

thiện qua cử chỉ điệu bộ và nét mặt.

1.97 0.66 2.81 0.48

CTXH Biết làm cho trẻ cảm nhận trẻ

được tôn trọng. 1.90 0.54 2.77 0.50

Biết cách thức quan sát trẻ

khi giao tiếp. 1.87 0.56 2.97 0.18

Biết thể hiện sự quan tâm đến

trẻ. 1.84 0.64 2.97 0.18

Biết dừng quá trình giao tiếp khi thấy xuất hiện cảm giác tiêu cực ở trẻ.

1.61 0.50 2.87 0.34 Biết xưng hô phù hợp với đối

tượng giao tiếp. 1.68 0.54 2.97 0.18 Biết sắp xếp tổ chức chỗ

ngồi, phòng làm việc một cách khoa học khi giao tiếp với TKT.

1.71 0.64 3.00 0.00 Biết tôn trọng đối tượng giao

tiếp (không làm việc riêng như nghe điện thoại, nói chuyện với đồng nghiệp…) khi giao tiếp với TKT.

2.03 0.55 2.94 0.25

Biết xác định thời gian, địa điểm khi giao tiếp với trẻ

khuyết tật. 1.84 0.45 3.00 0.00

Kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo

Biết tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh của trẻ trước khi giao tiếp.

1.94 0.44 2.77 0.43

0.00 Biết giữ thái độ bình tĩnh,

khéo léo trước những tình huống giao tiếp căng thẳng với trẻ khuyết tật.

1.84 0.52 2.81 0.40 Biết sử dụng ngôn ngữ rõ

ràng, dễ hiểu, lịch thiệp. 2.00 0.52 2.65 0.49 Biết khéo léo, tế nhị khi khen

hoặc động viên trẻ. 1.97 0.48 2.81 0.40 Biết thể hiện sự khiêm tốn,

thân thiện. 1.94 0.51 2.90 0.30

Biết cách từ chối những nhu

cầu vượt giới hạn của trẻ. 1.68 0.48 2.74 0.44

Biết cách thức tiếp nhận ý

kiến của trẻ. 2.03 0.41 2.71 0.46

Biết giữ thể diện cho bản thân

và cho trẻ. 1.77 0.56 2.90 0.30

Kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội

Biết giúp trẻ nhận ra điều

kiện sống của trẻ. 1.97 0.41 2.48 0.51

0.00 Biết giúp trẻ nhận ra ý nghĩa

trải nghiệm khuyết tật của trẻ trẻ.

1.84 0.52 2.39 0.50 Biết giúp trẻ nhận ra cảm xúc

tiêu cực, nỗi thất vọng của trẻ.

1.84 0.64 2.48 0.51 Biết động viên trẻ chia sẻ

những vấn đề mà trẻ cần được giải quyết.

2.03 0.48 2.23 0.43 Biết giúp trẻ nhận ra những

yếu tố ảnh hưởng đến khuyết tật của trẻ.

1.65 0.55 2.45 0.51 Biết cách giúp trẻ nhận ra

những giá trị riêng của trẻ. 1.81 0.48 2.61 0.50 Biết tự quan sát và kiểm soát

sự thất vọng của bản thân. 1.74 0.51 2.71 0.46 Biết đặt niềm tin vào khả

năng thay đổi ở trẻ. 1.77 0.43 2.45 0.51 Biết đánh giá đúng giá trị của

trẻ. 1.81 0.48 2.74 0.44

Biết sử dụng thông điệp “Tôi

hiểu” khi nói chuyện với trẻ. 1.81 0.54 2.35 0.49 Biết đặt mình vào vị trí của

đối tượng giao tiếp. 1.94 0.57 2.74 0.44 Biết tôn trọng cảm xúc, quan

niệm của đối tượng. 2.06 0.73 2.61 0.50

Phóng vấn sâu Bà Huỳnh.T.N.T (quản lý tại trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật) bà chia sẻ, sau các buổi thảo luận nhân viên CTXH về đơn vị cũng tích cực ứng dụng các biểu hiện của các kỹ năng vào công việc, nói chuyện với trẻ cũng sinh động hơn không thấy sơ cứng như trước đây.

Sự thay đổi theo hướng tích cực thứ 2 trong 3 kỹ năng là xây dựng niềm tin

giữa nhân viên CTXH với TKT với ĐTB trước thực nghiệm là (ĐTB=1.80) sau thực nghiệm là (ĐTB=2.66). Trước thực nghiệm những biểu hiện “giúp trẻ nhận ra những yếu tố ảnh hưởng đến khuyết tật của trẻ”; “trẻ nhận ra ý nghĩa trải nghiệm khuyết tật của trẻ”; “trẻ nhận ra điều kiện sống của trẻ”. Nhân viên CTXH làm chưa tốt, nhưng sau thực nghiệm: qua chia sẻ lý thuyết, kiến thức về tâm lý của trẻ khuyết tật, yếu tố có vai trò quyết định đến sự hình thành nhân cách cho trẻ là hoạt động – giao tiếp, nhân viên CTXH muốn xây dựng lòng tin với TKT qua hoạt động – giao tiếp giúp trẻ nhận ra giá trị riêng của trẻ. Nhận thức đầy đủ về kiến thức và thao tác, nhân viên CTXH đã ứng dụng rất tốt kiến thức đó vào tình huống sắm vai.

Kết quả sau thực nghiệm đã tốt hơn rất nhiều ở hầu hết các biểu hiện.

Phỏng vấn sâu Chị T.T (Trường dạy nghề cho trẻ khuyết tật GV), trước đây tôi nghĩ xây dựng niềm tin với trẻ chỉ cần mình ân cần với trẻ, quan tâm trẻ, yêu trẻ nhưng đúng nếu muốn tạo niềm tin cho trẻ thì nhân viên CTXH phải cho trẻ nhận đúng giá trị của mình, hiểu về tình trạng khuyết tật của mình để trẻ tự thay đổi, sống tích cực hơn, tự bảo vệ mình không bị xâm hại, không bị người khác dụ dỗ...

Kết quả bảng 4.19 cũng chỉ ra mức độ thay đổi theo hướng tích cực của kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo đối với TKT, trước thực nghiệm với ĐTB=1.86, sau thực nghiệm là 2,66. Trước thực nghiệm kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với TKT có thế mạnh thứ 2, nhưng sau thực nghiệm thì thấy rằng kỹ năng nay được coi là có sự thay đổi ít hơn. Trong KN năng này yếu tố được xem là có thay đổi nhiều nhất là biết cách từ chối những nhu cầu vượt giới hạn của trẻ, sau khi tiếp nhận kiến thức, sau khi thảo luận tính thực tế của kỹ năng, qua đóng vai nhân viên CTXH đã thấy đây là một biểu hiện quan trọng khi thể hiện sự khéo léo, mềm dẻo với trẻ khuyết tật.

Chị Th.Nh chia sẻ: xã hội hiện nay rất nhiều giá trị thay đổi, nhưng với người làm nhân viên CTXH thì luôn cần phải có những giá trị đạo đức nhất định, không hạ thấp lòng tự trọng của bản thân, biết kìm chế bản thân và người khác, khéo léo tế nhị trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, không để mất đạo đức của mình. Bởi vì hiện nay trên thực tế cũng như trên thế giới chuyện mà nhân viên

CTXH lợi dụng TKT để quan hệ tình dục, để làm lợi cho mình diễn ra rất nhiều.

Qua đóng vai vào tình huống thực tế tôi thấy kỹ năng này nên được đào tạo cho nhân viên CTXH.

Như vậy qua thực nghiệm tác động bằng biện pháp tâm lý sư phạm là thảo luận các kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội đã chuyển biến rõ rệt đa số đã chuyển biến từ yếu, trung bình lên tốt chỉ còn 3,2% trung bình ở kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội.

4.3.2. Phân tích trường hợp điển hình

Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích trường hợp điển hình là nam nhân viên CTXH Nguyễn.Đ.D (35tuổi, 5năm kinh nghiệm) sau khi tham gia thực nghiệm đã nâng cao được mức độ 3 kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH;

kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên CTXH.

Quá trình thực nghiệm tác động đối với A.D được tiến hành qua 3 công đoạn

Công đoạn 1: Xác định mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội, của A.D

Qua quan sát, phỏng vấn sâu và tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, chúng tôi tìm hiểu mức độ thực hiện 3 kỹ năng trên của A.D cũng như nguyên nhân thực trạng kỹ năng của A.D.

+ Thực trạng kỹ năng của A.D: cả 3 kỹ năng A.D đều đạt mức độ yếu, kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH (ĐTB=1,87); kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo (ĐTB=1,86); và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội (ĐTB=1,86).

+ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng kỹ năng của A.D ở mức yếu:

- Chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng giao tiếp chuyên biệt dành cho trẻ

khuyết tật.

- Ít được tham gia các lớp tập huấn, một số lớp A.D tham gia thì nội dung tập huấn chủ yếu là lý thuyết.

+ Từ kết quả khảo sát thực tế, chúng tôi xác định mục tiêu của biện pháp tác động tâm lý tới A.D là:

- Cung cấp cho A.D những tài liệu về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật, cách thức giao tiếp với trẻ khuyết tật, khách thể phải đọc tài liệu trước khi đến buổi thảo luận.

- Tổ chức thảo luận, tập huấn …cho A.D qua quan sát các tình huống và thực hành kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật.

Công đoạn 2: Thực hiện các biện pháp tác động với A.D

- Mời A.D tham gia nhóm thảo luận để nâng cao 3 kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội

- Cung cấp cho A.D và 30 nhân viên CTXH những tài liệu về nội dung, mục đích, đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật, cách thức giao tiếp với trẻ khuyết tật, cơ sở lý luận của luận án, khách thể phải đọc tài liệu trước khi đến buổi thảo luận.

- Tổ chức cho A.D và 30 nhân viên CTXH quan sát các tình huống (chủ yếu chia nhóm đóng vai) và thực hành kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật tai đơn vị.

- Tổ chức, quan sát A.D và 30 nhân viên CTXH luyện tập các kỹ năng giao tiếp qua tình huống giao tiếp với trẻ khuyết tật.

Công đoạn 3: Lượng giá và kết thúc

Sau khi tham gia các buổi thảo luận nâng cao KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật. Anh Ng.Đ.D đã tăng mức độ kỹ năng của mình cụ thể như sau

+ Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân viên CTXH: lúc đầu mức độ kỹ năng yếu: (1,87) sau thực nghiệm đã lên tốt (2.74), trong quá trình thực nghiệm quan sát thấy A.D rất tích cực thảo luận, nhiệt tình tham gia vào các vai kể cả vai đóng là trẻ khuyết tật, lần đầu đóng vai dù nhiệt tình nhưng A và các bạn trong nhóm chưa đã biết cách thể hiện kỹ năng ấn tượng ban đầu ở TKT về nhân

viên CTXH, cả nhóm lại thảo luận, tìm ra những dấu hiệu cụ thể, đặc thù khi giao tiếp với trẻ khuyết tật, lần thứ 2 diễn vai cả nhóm đã làm rất tốt, lột tả được những biểu hiện như trang phục, lời nói, cử chỉ, ánh nhìn, sự quan tâm đến trẻ, …khi giao tiếp với một em là trẻ khuyết tật vận động, A.D đã làm rất tốt thể hiện được những dấu hiệu của kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết tật.

Anh chia sẻ, trước đây tôi rất lúng túng khi gặp một số trường hợp giao tiếp không thành công với trẻ khuyết tật, tôi chịu khó học qua các anh chị đi trước nhưng tôi thấy mình vẫn lúng túng, giờ thì tôi hiểu tại sao, học lý thuyết trước tiên phải hiểu, phải nắm vững lý thuyết và phải được thực hành liền thì dù bất cứ tình huống nào diễn ra, khó khăn ra sao, kết hợp với kinh nghiệm mình có, mình đủ tự tin để giao tiếp.

+ Kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo trước thực nghiệm (ĐTB=1,86) mức độ yếu; sau thực nghiệm (2.58) mức độ tốt. A.D chia sẻ, thấy học sinh khuyết tật thấy thương nhiều khi nghe các em nói ngọt một tí là làm cho các em nhưng cũng vì vậy mà nhiều đồng nghiệp hiểu nhầm mình có tình cảm với một em học sinh khuyết tật (từng bị xâm hại), sau lần đó mình rút kinh nghiệm không tiếp xúc nhiều với em nữa, làm em đó buồn. Hay có một khuyết tật phát triển trí tuệ trong nhóm mình phụ trách, Em rất hay giận mà giận của em ấy rất dữ, đập đồ, đánh bạn… nhiều lúc mình không biết sao nên thấy em ấy giận lên là mình đóng cửa lớp lại cho em ở trong đó.

Qua buổi thảo luận, đóng vai, chia sẻ quan điểm của mình, của nhóm, mình mới nhận ra những cách mình làm với các em chưa đúng mà mình cần khéo léo hơn, tế nhị hơn, phải bình tĩnh, tiếp nhận ý kiến của các em, cho các em được quyền nói, chia sẻ từ đó mình uốn nắn, dạy dỗ các em tốt hơn.

+ Kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên CTXH: trước thực nghiệm (ĐTB=1,86) mức độ yếu; sau thực nghiệm (2.25) mức độ trung bình.

Qua chia sẻ lý thuyết, kiến thức về tâm lý của trẻ khuyết tật, yếu tố có vai trò quyết định đến sự hình thành nhân cách cho trẻ là hoạt động, giao tiếp, A.D đã nhận ra nhân viên CTXH muốn xây dựng lòng tin với TKT thì phải qua hoạt động, giao tiếp nhằm giúp trẻ nhận ra giá trị riêng của trẻ, giá trị khuyết tật của trẻ, còn bản thân

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội (Trang 146 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)