Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI
4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật (n=353)
Để có thể nâng cao KNGT của nhân viên CTXH với TKT từ đó nhân viên CTXH nhanh chóng tiếp cận với TKT, tạo niềm tin với TKT và giúp trẻ kết nối với
với các nguồn lực giảm áp lực cho trẻ, gia đình trẻ và xã hội, thì cần phải tìm hiểu những biểu hiện của một số yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan để xem yếu tố nào tác động nhiều nhất đến KNGT của nhân viên CTXH với TKT.
4.2.1. Thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
Bảng 4.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội
Yếu tố Số lượng ĐTB ĐLC Thứ bậc
Các yếu tố chủ quan
Nhận thức tầm quan trọng của
KNGT 353 2.58 0.49 3
Say mê hứng thú với công việc 352 2.64 0.51 1
Phẩm chất của NVCTXH 350 2.50 0.51 4
Ý thức rèn luyện nâng cao KNGT 353 2.59 0.52 2 Các yếu tố khách quan
Yêu cầu của cấp trên. 351 2.48 0.53 2
Đào tạo, bồi dưỡng. 352 2.53 0.52 1
Điều kiện chính sách, chế độ. 351 2.48 0.53 3
Áp lực công việc. 351 2.45 0.54 4
(Điểm cao nhất là 3, điểm thấp nhất là 1, ĐTB càng cao mức độ ảnh hưởng càng cao) Kết quả bảng 4.17 cho thấy các yếu tố đều được đánh giá có ảnh hưởng đến sự hình thành KNGT của nhân viên CTXH trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật là sự say mê hứng thú với công việc (ĐTB=2.64), yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNGT của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật là yếu tố đào tạo bồi dưỡng KNGT của nhân viên CTXH (ĐTB=2.53).
Hứng thú là biểu hiện quan trọng của xu hướng, nếu xu hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân say mê với nghề, hình thành những giá trị nhân cách của nghề. Nhân viên CTXH rất cần phải có sự say mê, hứng thú với nghề, hứng thú khi giao tiếp với TKT nhằm hình thành giá trị cho TKT, động viên, khích lệ trẻ tận dụng những khả năng còn lại để sống có ích, tàn mà không phế.
Để nhân viên CTXH làm tốt vai trò nhiệm vụ của mình thì cần phải có các
hình thức đào tạo, bồi dưỡng, quan điểm của Lishman(1994); Trevithick (2000), kỹ năng giao tiếp hiệu quả nằm tại quá trình thực hành của công tác xã hội [91], điều này khẳng định đào tạo kỹ năng phải trang bị kiến thức và có thực hành để vận dụng linh hoạt kiến thức đã học. Trên thực tế, kết quả khảo sát trên tổng mẫu nghiên cứu của NVCTXH (n=353) có đến (77%) đánh giá ở mức độ rất cần thiết của KNGT khi giao tiếp với trẻ khuyết tật, cán bộ quản lý (n=53) đánh giá mức độ rất cần thiết của KNGT với (83%), nhưng số lượng NVCTXH đã được đào tạo KNGT trong mẫu nghiên cứu là (52.1%) và chưa được đào tạo là (47.9%). Chính vì vậy NVCTXH đã đánh giá biểu hiện “Không được đào tào bồi dưỡng sẽ không nâng cao KNGT với TKT của NVCTXH” có sự ảnh hưởng nhiều nhất với (ĐTB=2.59), xếp thứ 2 là biểu hiện “Đơn vị chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên xã hội”
Chị Ng (đang theo học tại lớp tại chức Công tác xã hội của – Đại học Lao Động) chia sẻ, tôi đang là nhân viên CTXH, trước đây được cơ quan cho đi học lớp trung cấp tại chức công tác xã hội, bây giờ đi học lớp Đại học tại chức CTXH, được đi học để hiểu tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, để biết giao tiếp với TKT khác với trẻ bình thường, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn là thường xuyên tiếp xúc với TKT đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao KNGT, học lý thuyết không chưa đủ vì mỗi trẻ mỗi khác, phải có thực hành, giao tiếp với nhiều tình huống khác nhau mới thành thạo”
Tuy nhiên làm rõ thực trạng của các yếu tố qua phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ để khẳng định các yếu tố có ảnh hưởng đến KNGT của nhân viên CTXH chưa đủ để khẳng định đó là cơ sở để đề xuất biện pháp tâm lý sư phạm, nên cần phân tích hệ số tương quan và hồi qui dự báo.
4.2.2. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
4.2.2.1. Tương quan giữa các yếu tố chủ quan ảnh hưởng với kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
Căn cứ vào sơ đồ tương quan 4.1 cho kết quả ở các cặp tương quan có r nhỏ nhất = 0.250 và r lớn nhất r= 0.381 và p=0.000, phản ánh mối tương quan thuận,
tương đối chặt của từng cặp và có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các yếu tố chủ quan và kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH.
Trong các cặp tương quan này, mối tương quan cao nhất, có khả năng ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi KNGT của nhân viên CTXH với TKT là yếu tố “chủ quan thứ 2: sự say mê, hứng thú với công việc” (r=0.381; p<0.01), chính vì vậy mối tương quan thuận, chặt, có ý nghĩa về mặt thống kê xếp thứ 2 đó là “yếu tố chủ quan 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật” với (r=0.345; p<0.01), nếu nhận thức không đúng về tầm quan trọng của KNGT, thiếu hụt niềm say mê, hứng thú với nghề thì nhân viên CTXH sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sơ đồ 4.1. Tương quan của các yếu tố chủ quan với kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
** Mức ý nghĩa tương quan 0.01 Ghi chú
KNGTNVi: KNGT của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
(Chuquan 1): Nhận thức về tầm quan trọng của KNGT với trẻ khuyết tật;
(Chuquan2): Say mê, hứng thú với công việc; (Chuquan 3): Phẩm chất của nhân viên công tác xã hội; (Chuquan 4): Ý thức rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật; (CumCQ): Cụm yếu tố chủ quan
Hai yếu tố có hệ số tương quan thấp hơn là “yếu tố chủ quan thứ 3: Phẩm chất của nhân viên CTXH” (r=0.250; p<0.01); “yếu tố chủ quan thứ 4: Ý thức rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật” (r=0.279; p<0.01); nhưng cũng
.345** .381** .250** .279** .347**
.656** .662** .708** .849**
.740** .721** .878**
.806** .906**
.914**
là mối tương quan thuận và có ý nghĩa về mặt thống kê, điều đó cho thấy rằng muốn nâng cao KNGT của nhân viên CTXH cần phải tác động từ nhiều biện pháp.
4.2.2.2. Tương quan giữa các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
Căn cứ vào sơ đồ tương quan 4.2 cho kết quả ở các cặp tương quan có r nhỏ nhất = 0.244 và r lớn nhất r= 0.363 và p=0.000, phản ánh mối tương quan thuận, cao và chặt của từng cặp, tất cả các cặp tương quan đều có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả hệ số tương quan cao nhất, có khả năng ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi KNGT của nhân viên CTXH với TKT là yếu tố “khách quan thứ 2: vấn đề đào tạo, bồi dưỡng” (r=0.363; p<0.01), xếp thứ 2 là “yếu tố khách quan thứ 1: Yêu cầu của cấp trên” (r=0.314; p<0.01) nhân viên CTXH tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng dù 1 – 6 tháng, 1 năm, 2 năm… tham gia các hội thảo trong và ngoài nước, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thì đều ảnh hưởng đến KNGT của nhân viên CTXH với TKT, và ngược lại, chính vì vậy mối tương quan giữa “yếu tố khách quan 3: điều kiện chính sách, chế độ” cũng có mối tương quan thuận, cao và có ý nghĩa về mặt thống kê (r=0.304; p<0.01).
Sơ đồ 4.2. Tương quan của các yếu tố khách quan với kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
** Mức ý nghĩa tương quan 0.01 Ghi chú
KNGTNVi: KNGT của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật .314** .363** .304** .257** .369**
.670** .670** .640** .846**
.722** .690** .874**
.776** .902**
.884**
(Khquan 1): Yêu cầu của cấp trên; (Khquan 2): Đào tạo, bồi dưỡng; (Khquan 3):
Điều kiện chính sách,chế độ; (Khquan 4): Áp lực công việc; (CumKQ): Cụm yếu tố khách quan;
Yếu tố có mối tương quan kém chặt chẽ hơn đó là “yếu tố khách quan 4: áp lực công việc” (r=0.244; p<0.01) mặc dù vậy không có nghĩa là không có sự ảnh hưởng, nếu yêu cầu công việc càng cao, càng đòi hỏi nhân viên CTXH phải nhanh chóng thúc đẩy tiến trình thay đổi ở trẻ muốn vậy KNGT của nhân viên CTXH cũng phải nâng cao
Sự phân tích ở trên giúp nhân viên CTXH nhận thấy rằng cần phải tìm niềm đam mê, hứng thú với công việc và luôn trau dồi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trong đó đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với TKT. Để chắc chắn cho dự đoán về tầm quan trọng của yếu tố chủ quan sự say mê hứng thú với công việc và yếu tố khách quan về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi KNGT của nhân viên CTXH, chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy.
4.2.3. Dự báo mối quan hệ của các yếu tố chủ quan, khách quan đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
Kết quả trình bày bảng 4.18 một lần nữa khẳng định tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan (các biến độc lập) đều giải thích được sự tác động của bản thân biến đó đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH (biến phụ thuộc). Hệ số Beta được chuẩn hóa càng cao chứng tỏ biến đó có tác động càng mạnh đến KNGT của nhân viên CTXH, hệ số Beta>0 chứng tỏ mối quan hệ này là mối quan hệ thuận.
Với kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số Beta của yếu tố chủ quan là say mê hứng thú với công việc và yếu tố khách quan là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng KNGT của nhân viên CTXH có sự ảnh hưởng nhiều nhất và có ý nghĩa về mặt thống kê.
Các yếu tố còn lại cũng có mối quan hệ và có sự ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH. Như vậy, muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với TKT thì phải tiến hành đồng bộ, nỗ lực cải tiến các yếu tố này, kết quả cũng là cơ sở để tác giả mạnh dạn đề xuất một số
giải biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH trong phần thực nghiệm.
Bảng 4.18. Dự báo sự mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với các yếu tố chủ quan và khách quan.
Các yếu tố Sig R2 Beta sig
Chủ quan
Nhận thức tầm quan trọng của
KNGT. .000 0.12*** .345 .000
Say mê hứng thú với công việc. .000 0.15*** .381 .000
Phẩm chất của NVCTXH. .000 0.06*** .250 .000
Ý thức rèn luyện nâng cao KNGT. .000 0.08*** .279 .000 Khách
quan
Yêu cầu của cấp trên. .000 0.10*** .314 .000
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng. .000 0.13*** .363 .000 Điều kiện chính sách, chế độ. .000 0.09*** .304 .000
Áp lực công việc. .000 0.07*** .257 .000
Cụm yếu tố
Chủ quan .000 0.12*** .347 .000
Khách quan .000 0.14*** .369 .000
Các yếu tố chủ quan và khách quan .000 0.16*** .397 .000 Ghi chú: trong bảng chỉ hiển thị những giá trị có ý nghĩa thống kế với R2 - hệ số hồi qui bậc nhất *** khi p<0.001, Kiểm định F có giá trị Sigα<0.05;
Tolerance>0.00001; hệ số phương sai VIF(variance Inflation Factor)<10.