CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.2 Thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản
2.2.1 Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế là một trong những sự khác biệt cơ bản khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân cƣ trú và cá nhân không cƣ trú. Đối với cá nhân cƣ trú thì phạm vi xác định thu nhập chịu thuế nói chung và thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS nói riêng là khoản thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đối với cá nhân không cƣ trú thì chỉ thu thuế đối với những khoản thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam56, nghĩa là khi một cá nhân đƣợc xem là cá nhân cư trú thì khi người này có BĐS trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam và thực hiện việc chuyển nhƣợng có phát sinh thu nhập thì phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân trên khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS đó mà không cần quan tâm BĐS đó trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, còn đối với cá nhân không cƣ trú tại Việt Nam thì chỉ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi có thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS và BĐS này hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có quy định khác.
Có thể nhận thấy rằng phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân cƣ trú rộng hơn cá nhân không cƣ trú.
So với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001 tuy có sự khác biệt về tiêu chí xác định đối tượng nộp thuế mà người viết đã trình bày nhƣng phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tƣợng nộp thuế của hai văn bản luật này có điểm chung về phần phạm vi xác định thu nhập chịu thuế. Mặc dù Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001 quy định là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập đều phải nộp thuế theo quy định của pháp lệnh này57 nhƣng qua việc quy định về đối tƣợng nộp thuế theo pháp lệnh này đã bao hàm luôn về việc xác định phạm vi thu nhập tính thuế của các đối tượng nộp thuế. Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu
55 Xem Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
56 Xem khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
57 Xem Điều 1 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 38 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
nhập cao 2001 quy định phạm vi trong nước và ngoài nước ở đây có thể hiểu chung phạm vi xác định thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam nhƣ Luật Thuế TNCN 2007 quy định.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế nghĩa là giới hạn của thu nhập chịu thuế đối với từng đối tƣợng nộp thuế cụ thể. Và giới hạn ở đây theo quy định pháp luật là
“lãnh thổ Việt Nam58”. Theo Điều 1 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 1991, Điều 1 tuyên bố 7 điểm ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính Phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng đất liền, vùng trời, vùng nước và tuyên bố ngày 15 thấng năm 1984 của Chính Phủ Việt Nam về vùng trời thì lãnh thổ Việt Nam gồm:
- Vùng đất liền: bao gồm vùng đất liền và các hải đảo trong phạm vi biên giới quốc gia Việt Nam.
- Vùng trời: là khoản không gian trên các vùng đất, vùng biển, trên các đảo, quần đảo mà Việt Nam có chủ quyền.
- Vùng nước: gồm toàn bộ vùng nước nằm trong phần biên giới quốc gia như vùng nước nội địa. nội thủy và vùng lãnh hải. Vùng lãnh hải được tính từ đường cơ sở vuông góc ra biển rộng 12 hải lý và các đảo, quần đảo thuộc khu vực đó (thuộc chủ quyền toàn phần).
- Lòng đất: là phần nằm sâu bên dưới phần đất liền, dưới các vùng nước, hải đảo mà Việt Nam có chủ quyền toàn phần.
Tuy nhiên khi đề cập đến lãnh thổ thì thường được hiểu theo một nghĩa chung nhất đó là “đất đai thuộc chủ quyền của một nước59” và đối với những khoản thu nhập phát sinh trên những vùng đất đai của Việt Nam thì cá nhân đều phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế TNCN của Việt Nam.
Lưu ý rằng khi tiến hành xác định phạm vi tính thuế đối với cá nhân cư trú hoặc không cƣ trú thì cần xem xét đến quốc gia mà cá nhân đó cƣ trú hoặc có thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS vì nếu giữa Việt Nam và quốc gia đó có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì sẽ áp dụng Hiệp định đó (Xem phụ lục 1 danh sách các quốc gia và Việt Nam có ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần).
Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tƣợng nộp thuế là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam, có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nước này (theo quy định của Hiệp định và Luật pháp nước đó), Việt Nam vẫn có thể có quyền thu thuế đối với các khoản thu nhập này nhƣng đồng thời Việt Nam
58 TS. Phạm Văn Beo, Giáo Trình Luật Hình Sự Việt Nam –Phần Chung, Khoa Luật- Trường Đại Học Cần Thơ 2008, tr 59,60.
59 Quang Hùng, Từ Điển Tiếng Việt, NXB.Thống Kê 2006, tr278.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 39 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tƣợng nộp thuế đó không bị nộp thuế hai lần.
Tùy vào từng nội dung ký kết hiệp định sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp tránh đành thuế hai lần tại Việt Nam nhƣ sau60:
* Biện pháp khấu trừ thuế
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tƣợng cƣ trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế đƣợc khấu trừ không vƣợt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo Luật thuế Việt Nam.
* Biện pháp khấu trừ số thuế khoán
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ƣu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tƣợng cƣ trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp số tiền thuế khoán được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.
Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ƣu đãi đặc biệt.
* Biện pháp khấu trừ gián tiếp
- Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trước
60Xem phần C thông tư 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 40 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
khi đƣợc chia cho đối tƣợng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.
Số thuế gián tiếp đƣợc khấu trừ là số thuế do một công ty cổ phần là đối tƣợng của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đã nộp tại Nước ký kết đó dưới hình thức thuế thu nhập công ty trước khi chia lãi cổ phần cho đối tượng cư trú của Việt Nam với điều kiện đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam kiểm soát trực tiếp một tỷ lệ tối thiểu quyền bỏ phiếu của công ty cổ phần (thường là 10%).
- Mặc dù theo quy định trên, Việt Nam chỉ thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp khi có cam kết tại Hiệp định, nhƣng nếu theo quy định của luật Việt Nam, các khoản thu nhập từ nước ngoài của một đối tượng cư trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp thì quy định này vẫn đƣợc thực hiện.
Mặc dù có các quy định nhƣ trên về thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, nhưng nếu theo quy định tại Hiệp định, các khoản thu nhập từ nước ngoài của đối tƣợng cƣ trú Việt Nam đƣợc miễn thuế tại Việt Nam thì khoản thu nhập này sẽ được miễn thuế và không được trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài (tức là chỉ bị đánh thuế một lần và không phải áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần). Ví dụ như tiền học bổng của học sinh và sinh viên nước ngoài trong thời gian học tại Việt Nam.