CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.6 Xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản
2.6.1 Xử lý vi phạm hành chính về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng BĐS đối với người nộp thuế
2.6.1.1 Khái niệm và đặc điểm70
* Khái niệm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
* Đặc điểm:
- Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Hành vi vi phạm hành chính là cơ sở ra quyết định xử phạt.
- Hành vi vi phạm này phải chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.6.1.2 Nguyên tắc xử lý
Thuế TNCN là một loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và chịu sự điều chỉnh chung theo quy định của luật Quản lý thuế 2006. Do đó, khi tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNCN nói chung, thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS nói riêng thì cần phải tuân theo những nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về thuế đƣợc quy định tại Điều 104 luật Quản lý thuế, Điều 2 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và mục II phần A thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhƣ sau:
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải đƣợc phát hiện và đình chỉ ngay.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải đƣợc tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải đƣợc khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã đƣợc quy định tại các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; vi phạm quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định này.
- Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ thể nhƣ sau:
• Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không đƣợc lập biên bản, ra
70Khái niệm và đặc điểm xem trên bài Pháp Luật Thuế Việt Nam
http://www.bcv.vn/data/upload/document/1254121250_luat%20kinh%20te%20trong%20tham%20dinh%20g ia%20(phan%207)[truy cập ngày 13/4/2011].
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 59 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì áp dụng biện pháp tăng nặng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 98/2007/NĐ- CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
• Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đã bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chƣa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi đó.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
- Người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người thực hiện cùng hành vi vi phạm pháp luật về thuế71.
Bên cạnh đó, khi xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì trong những trường hợp sau sẽ không bị xử phạt:
- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, hoá đơn, chứng từ nhƣng không xác định là trốn thuế, thiếu thuế, chậm nộp tiền thuế;
- Người có hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Vi phạm hành chính trong các trường hợp tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ.
• Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
• Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà
71 Điều 2 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 60 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
• Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó72.
- Khi xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì cần phải xem xét hành vi đó có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ73 nhƣ thế nào để từ đó xử lý cho phù hợp.
2.6.1.3 Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế
Người nộp thuế có một trong các hành vi sau sẽ bị xem là có hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật:
- Vi phạm các thủ tục thuế:
• Hành vi vi phạm về chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định;
• Hành vi vi phạm về việc lập, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế;
• Hành vi vi phạm về chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;
• Hành vi vi phạm về vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
• Hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Chậm nộp tiền thuế.
- Khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đƣợc hoàn.
- Trốn thuế, gian lận thuế.
2.6.1.4 Hình thức xử phạt
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:
- Phạt cảnh cáo.
Hình thức xử phạt cảnh cáo đƣợc quyết định bằng văn bản và áp dụng đối với:
72 Khoản 7 mục II phần A thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
73 Đối với tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ xem thêm Điều 3, Điều 4 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và mục III phần A thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 61 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
• Vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai và có tình tiết giảm nhẹ đối với các vi phạm về thủ tục thuế ít nghiêm trọng;
• Vi phạm về thủ tục thuế do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Lưu ý: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế do thực hiện các hành vi cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với mọi vi phạm pháp luật do mình gây ra.
- Phạt tiền.
Hình thức phạt tiền đƣợc quy định cụ thể đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhƣ sau:
• Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100 triệu đồng. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung tiền phạt đƣợc quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhƣng không đƣợc giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
• Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt.
• Phạt 10% số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn.
• Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 114 của Luật Quản lý thuế.
- Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc nếu có hai tình tiết giảm nhẹ đƣợc giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn một tình tiết tăng nặng và một tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thái độ khắc phục hậu quả của đối tượng vi phạm, người có thẩm quyền xử lý xem xét áp dụng mức phạt tiền đối với trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc trường hợp không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đƣợc tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 62 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
2.6.1.5 Thời hiệu xử phạt quy phạm pháp luật về thuế74
- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm đƣợc thực hiện.
- Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp thuế, khai sai thuế dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế đƣợc hoàn thì thời hiệu xử phạt là năm năm kể từ ngày hành vi vi phạm đƣợc thực hiện.
- Trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhƣng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền trốn thuế và số tiền gian lận vào ngân sách Nhà nước.
2.6.1.6 Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế sẽ do cơ quan thuế và Chủ tịch UBND các cấp tiến hành xử lý tùy thuộc vào mức độ cũng nhƣ thẩm quyền do pháp luật quy định đối với từng trường hợp.
* Thẩm quyền của cơ quan thuế75
Đối với cơ quan thuế thì luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn xử lý thuộc về nhân viên Thuế đang thi hành công vụ, Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Nhìn chung, các chủ thể có thẩm quyền xử lý và thực hiện những biện pháp xử phạt cơ bản giống nhau nhƣ phạt cảnh cáo và phạt tiền đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế trong lĩnh vực chuyển nhƣợng BĐS.
Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm cũng nhƣ thẩm quyền xử phạt của từng chủ thể thì mức xử phạt bằng tiền sẽ không giống nhau. Bên cạnh đó, thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế rộng hơn nhân viên Thuế đang thi hành công vụ, Trạm trưởng Trạm Thuế và từng chủ thể pháp luật cũng quy định quyền hạn xử lý của họ cũng khác nhau. Cụ thể:
- Đối với nhân viên Thuế đang thi hành công vụ, Trạm trưởng Trạm Thuế thì chỉ có thẩm quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế khi tiến hành khai, nộp thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS cụ thể: khi một người thực hiện hoạt động chuyển nhượng BĐS và có thu nhập phát sinh chịu thuế thì người này phải có nghĩa vụ đóng thuế TNCN trên thu nhập của
74 Xem Điều 110 Luật Quản lý thuế 2006.
75 Xem Điều 18 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 63 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
mình, những thủ tục mà người này phải tiến hành trước khi nộp thuế gồm nộp hồ sơ khai thuế (xem hồ sơ khai thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS từng trường hợp cụ thể mà người viết đã trình bày trong phần 2.4.1) cho cơ quan quản lý thuế ở địa phương sau khi thực hiện xong việc chuyển nhượng BĐS, cung cấp những thông tin liên quan về hoạt động chuyển nhƣợng BĐS và xác định nghĩa vụ thuế cho cơ quan quản lý thuế khi cần thiết, ngoài ra còn bao hàm cả việc chấp hành quyết định kiểm tra trong trường hợp xác định tính chính xác đối với việc khai thuế của cá nhân và các thủ tục khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, Nhân viên Thuế đang thi hành công vụ chỉ đƣợc phạt tiền tối đa đến 100.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, còn Trạm trưởng Trạm Thuế được quyền xử phạt đến 2.000.000 đồng.
- Đối với Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế ngoài việc được quyền thực hiện các biện pháp xử phạt là phạt cảnh cáo và phạt tiền đối với các hành vi quy định từ Điều 7 đến Điều 17 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tịch thu tang vật, phương tiện được sử đụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Tuy nhiên thẩm quyền phạt tiền của hai chủ thể này khác nhau đối với những hành vi vi phạm về thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 11 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể Chi cục trưởng Chi cục Thuế được phạt tiền đến 10.000.000 đồng, còn Cục trưởng Cục Thuế được phạt đến 100.000.000 đồng.
* Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp76
Thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.