CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.2 Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
3.2.5 Đối với quy định pháp luật xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản
Có thể khẳng định rằng việc quy định các biện pháp xử lý vi phạm hay nói cách khác là mức chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật là một hình thức góp phần hạn chế các hành vi vi phạm đó trong xã hội. Tuy nhiên, mức độ hạn chế đó nhƣ thế nào còn phụ thuộc vào tính nghiêm khắc của sự điều chỉnh pháp luật đối với hành vi đó. Việc quy định pháp luật cũng nhƣ mức xử phạt ở mỗi quốc gia đều khác nhau do trình độ lập pháp, tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức và cả về sự hiểu biết, nhận thức pháp luật của công dân ở mỗi quốc gia là khác nhau mà đối với những vấn đề giống nhau nhưng mỗi nước sẽ có những quy định về mức xử phạt khác nhau. Ví dụ: Ở Mỹ, pháp luật quy định thu thuế rất nghiêm khắc đối với người sở hữu nhà ở, mức thuế ở mỗi bang khác nhau tùy thuộc vào chính sách thuế ở bang đó nhƣ ở Califonia là 1% trên giá trị căn nhà, Texas là 3%...Nếu không đóng, Chính phủ sẽ phạt. Nếu không đóng phạt, Chính phủ sẽ đƣa khoản nợ đó vào hồ sơ căn nhà khi bán, người chủ buộc phải trả. Nhưng nếu sau 3 hoặc 5 năm mà người chủ nhà vẫn không bán nhà, người thu thuế của địa phương sẽ bán đấu giá căn nhà đó để đảm bảo các khoản tiền thuế và tiền phạt cho ngân sách82. Còn ở Việt Nam thì nhà ở chƣa là đối tƣợng phải chịu thuế do đó chủ sở hữu nhà ở sẽ không phải đóng thuế mà chỉ đóng thuế trên diện tích đất ở.
Trở lại vấn đề quy định pháp luật về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS. Theo quy định pháp luật về nguyên tắc xử lý vi phạm về thuế trong Luật Quản lý thuế 2006, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính Phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Thông tƣ
82 Trần Đình Tuấn, Thuế Trực Thu Của Mỹ, Kinh Nghiệm Cho Việt Nam, http//:www.gdt.gov.vn [truy cập ngày 4/4/2011].
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 77 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế thì mức xử phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Theo quy định tại điểm 3.1 khoản 3 mục I phần A thông tƣ số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế thì “Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế:
- Hành vi vi phạm về chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định;
- Hành vi vi phạm lập, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế;
- Hành vi vi phạm về chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;
- Hành vi vi phạm về vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
- Hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.”
Nhƣ vậy một trong các hành vi vi phạm về thủ tục thuế nói chung và đối với thủ tục thuế trong lĩnh vực thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS là hành vi vi phạm về thủ tục lập, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế và hành vi vi phạm về cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhƣợng BĐS việc kê khai không đầy đủ nội dung trong hồ sơ khai thuế hay không cung cấp những thông tin có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ nộp thuế không chỉ là việc vi phạm các thủ tục về thuế mà còn ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, họ chỉ phải đóng thuế với số tiền thuế ít hơn số tiền mà họ đáng lẽ ra họ phải đóng tương ứng với mức thu nhập của họ, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu để người nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS tiến hành kê khai không đầy đủ những nội dung liên quan nhƣ các giấy tờ, chứng từ có liên quan đến việc xác định giá gốc của BĐS hay những chi phí có liên quan đến việc phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS … để đƣợc nộp thuế với mức thuế suất 2% mà người viết đã phân tích trong phần 3.1.2.3 về thuế suất.
Ví dụ: A cƣ trú tại Huyện Kế Sách, Sóc Trăng. Vào năm 2003 A mua một thửa đất có diện tích là 15.000m2 (tương đương 10 công đất) cùng trên địa bàn cư trú với giá là 3.5 lƣợng vàng/công, vào thời điểm đó giá vàng khoảng 8.000.000 đồng/lƣợng, tổng số tiền mua đất khoảng 280.000.000 đồng. Vì mua đất với số lƣợng lớn nên A lập đầy đủ các loại giấy tờ liên quan cũng nhƣ hợp đồng chuyển
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 78 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
nhƣợng theo quy định pháp luật. Đến cuối năm 2010, A chuyển nhƣợng lại toàn bộ diện tích đất trên cho người khác với giá 5 lượng/công, giá vàng khoảng 36.000.000 đồng/lƣợng, tổng số tiền mua đất khoảng 1.800.000.000 đồng (1,8 tỷ đồng) và tổng số chi phí tạo lập có liên quan đến thu nhập khoảng 220.000.000 đồng và có đầy đủ chứng từ, hóa đơn thanh toán.
Nhƣ vậy, sau khi chuyển nhƣợng tổng diện tích đất trên A phải đóng thuế với mức thuế suất là 25% nhƣ vậy số tiền thuế A phải nộp là:
[25% x (1.800.000.000 – (280.000.000 + 220.000.000))] = 325.000.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu A không kê khai đầy đủ những thông tin liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của mình nhƣ không xuất trình hợp đồng chuyển nhƣợng BĐS vào năm 2003 để xác định giá gốc, hoặc chi phí liên quan đến thu nhập, thì lúc này A chỉ phải đóng thuế với mức thuế suất 2%, khi đó số tiền A phải nộp là:
2% x 1.800.000.000 = 36.000.000 đồng
Có thể thấy rằng, cùng một trường hợp đóng thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng BĐS với việc kê khai không đầy đủ nội dung khai thuế nhƣ trên thì sự chênh lệch số tiền tính thuế là rất lớn, theo ví dụ trên là 289.000.000 đồng và khoảng chênh lệch này luôn tỉ lệ thuận với giá trị của BĐS, nếu giá trị BĐS càng lớn thì khoảng lời này càng tăng. Từ nguyên nhân đó sẽ khiến cho người nộp thuế sẽ tìm cách để kê khai thiếu để việc xác định số tiền thuế phải nộp ít hơn.
Từ những phân tích trên cho thấy việc quy định mức phạt cố định tối đa là 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm việc lập, khai không đầy đủ nội dung trong hồ sơ khai thuế và hành vi vi phạm về cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế là không đủ nghiêm khắc để hạn chế tình trạng vi phạm đối với hành vi này nhất là trong thời điểm hiện nay tình trạng lạm phát tăng, giá trị bất động sản cao và vấn đề trượt giá là một trong những nguyên nhân dẫn người nộp thuế vi phạm.
Để hạn chế thực trạng này cũng như đưa ra ý kiến bản thân, người viết đưa ra đề xuất nên đƣa ra mức chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm này đồng thời bỏ quy định với mức xử phạt là 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thủ tục kê khai không đầy đủ làm giảm nghĩa vụ nộp thuế, mức giá tiền phạt sẽ do các cơ quan quản lý thuế ở từng địa phương ấn định tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, giá BĐS và được cơ quan thuế cấp trên chấp nhận, vì những địa phương khác nhau sẽ có mức giá BĐS khác nhau và việc định đoạt mức giá phạt do từng cơ quan thuế địa phương quan lý sẽ có hiệu quả hơn vì họ biết rõ giá trị BĐS
GVHD: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Trang 79 SVTH: HUỲNH QUỐC THÁI
của địa phương mình nên việc quy định số tiền phạt là bao nhiêu để đủ hạn chế hành vi vi phạm này ở địa phương mình quản lý.