Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG CHÚ TRỌNG HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI
4.2. Thiết kế một số bài giảng theo hướng hình thành tri thức thể loại
4.2.3 Giáo án thứ hai: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản viên từ phán sự lục – Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) Kết quả cần đạt
1. Kiến thức
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kỳ.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lý và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.
- Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ, lôgíc; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
2. Kĩ năng
- Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kỳ.
3. Thái độ
Cảm phục, yêu mến nhân vật Tử Văn - một kẻ sĩ vì chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
I - TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Tính cách của Ngô Tử Văn và tên tuớng giặc họ Thôi.
- Nghệ thuật thể hiện của thể loại truyền kỳ.
II - NHỮNG ĐIỂM KHÓ
- Những yếu tốt hoang đường trong tác phẩm có thể khiến học sinh hiểu truyền kỳ như là truyện cổ tích hoặc không nhận ra ý nghĩa phản ánh hiện thực ẩn sau lớp vỏ chi tiết li kì.
- Các điển tích, điển cố, các từ khó, từ cổ.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Kiến thức cần đạt
của giáo viên và học sinh GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
GV: Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì?
? Em biết gì về tác giả Nguyễn Dữ?
Hãy kể đôi nét về ông HS: trả lời câu hỏi
GV: Em hãy cho biết thể loại của văn bản này?
? Truyện kì mạn lục được viết bằng chữ gì? Gồm bao nhiêu truyện?
? Nội dung Truyện kì mạn lục phản ánh là gì?
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
- Chưa rõ năm sinh năm mất, sông vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương.
- Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Ông từng đỗ Hương tiến và ra làm quan nhưng chưa đầy một năm đã lui về ở ẩn với lí do phụng dưỡng mẹ già, “chân không hề bước tới thị thành”
- Ông là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) và là bạn học của Phùng Khắc Khoan (1528-1613)
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Truyền kì - Truyền kì là thể văn xuôi tự sự trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường (thế giới cõi âm, thánh thần, ma quỉ...).
- Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ XVI. Đây là một sáng tác văn học có giá trị cao.
Bối cảnh của các truyện xảy ra ở thời nhà Lí, Trần, Hồ Lê sơ. Truyện có các yếu tố hoang đường kì ảo, cái lõi sự thật ẩn náu sau các chi tiết kì ảo là hiện thực xã hội phong kiến
? Truyền kì mạn lục được Vũ Khâm Lân đánh giá như thế nào?
Gv: cho HS biết thêm: Nguyễn Dữ là người đầu tiên ở nước ta dùng thuật ngữ “truyền kì”. Sau ông có nhiều tác phẩm khác cùng loại như: Truyền kì tân phả- Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kì lục- Phạm Quý Thích, Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh
GV: gọi HS đọc phân vai .
? Có thể chia bố cục đoạn trích làm mấy phần? Em hãy nêu ý chính của từng phần?
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
với các tệ nạn mà tác giả muốn vạch trần, là số phận của những con người nhỏ bé, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ trong tình yêu. Truyện đề cao tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt;
đề cao đạo đức nhân hậu thủy chung, quan điểm sống “ lánh đục về trong” của tầng lớp trí thức ẩn dật đương thời.
- Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo, vừa là một kiệt tác của thể loại truyền kì và được Vũ Khâm Lân ( thế kỉ XVIII) khen là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm được dịch ra và nghiên cứu ở nhiều nước.
3. Đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Bố cục: 4 phần:
+ Phần một: “Ngô Tử Văn... không cần gì cả”
? Nêu đại ý đoạn trích?
GV: Sự kiên định của Ngô Tử Văn đã phần nào thể hiện phẩm chất của nhân vật ấy.
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tính cách của Ngô Tử Văn (thể hiện qua thái độ, hành động)
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Qua những hành động, thái độ ấy, em thấy nhân vật Ngô Tử Văn có những tính cách gì?
HS: Đọc phần đầu của văn bản và trả lời câu hỏi.
? Giáo viên đọc câu hỏi số 1 trong phần hướng dẫn học bài để cho học sinh thảo luận nhằm phát hiện ra phẩm chất của nhân vật.
+ Phần hai: “Đốt đền xong... khó lòng thoát nạn”
+ Phần ba: “Tử Văn vâng lời...
không bệnh mà mất”
+ Phần bốn: “Năm giáp ngọ... quan phán sự”
- Đại ý: Đoạn trích ca ngợi sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn và phê phán những bất công trong xã hội đương thời.
II. Đọc –hiểu văn bản
1. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn:
a. Phẩm chât của Ngô Tử Văn:
- Tức giận trước việc “ hưng yêu tác quái”.
- Đốt đền trừ hại cho dân.
- Điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe đọa của tên hung thần.
- Gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quảng cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
- Cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực để vạch tội hồn tên tướng giặc.
→ Khảng khái, chính trực và dũng cảm.
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV: tổng hợp các ý kiến và nhận xét.
Đáp án (b) là ý kiến đúng. Ngay phần đầu, Nguyễn Dữ đã giới thiệu cho người đọc thấy được Ngô Tử Văn là người “ khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được”. Tên giặc từng xâm phạm nước Nam và bại trận. Nhưng hồn ma của nó còn
“hưng yếu tác quái” trong dân gian.
Một tính cách như Tử Văn không thể không tức giận. Đốt đền của hồn tên tướng giặc trú ngụ chẳng những là hành động khẳng khái, chính trực mà còn là biểu hiện của lòng dũng cảm bởi đụng đến thần linh, chính trực mà còn là biểu hiện của lòng dũng cảm bởi đụng đến thần linh là việc động trời, đặc biệt khi đó là một hung thần.
Bằng hành động này, Tử Văn đã diệt trừ tận gốc cái ác.
Như vậy, bằng chính nghĩa và sự dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa, nhân vật Ngô Tử Văn đã chiến thắng
? Hãy tìm những dẫn chứng cho thấy sự thắng lợi của Ngô Tử Văn
? Chức phán sự là chức gì? Tại sao Ngô Tử Văn được nhậm chức quan này?
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi
GV:Sự thắng lợi của Ngô Tử Văn
b. Sự thắng lợi của Ngô Tử Văn:
- Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
- Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nõi oan khuất và
khẳng định điều gì?
? Theo em, Ngô Tử Văn đại diện cho những ai? Tên hung thần là ai? Như vậy, sự thắng lợi của Ngô Tử Văn còn có ý nghĩa gì?
(GV hướng dẫn cho Hs lưu ý thêm chi tiết Ngô Tử Văn xuất hiện ở cuối truyện)
GV: Đặc điểm của truyện truyền kì là dủng các chi tiết kì ảo làm phương thức phản ánh hiện thực. Vậy, em hãy chỉ ra các biểu hiện vể cái kì ảo trong truyện và nêu ý nghĩa các chi tiết đó?
HS: Phát hiện và trả lời câu hỏi
+ yếu tố kì ảo: nhân vật thần linh, và sự tương giao giữa thần và người.
+ Đằng sau các chi tiết kì ảo, chúng ta vẫn nhận ra bóng dáng, cái lõi chi phối của hiện thực.
Gv: tại sao có vụ xử kiện ở âm phủ?
? Hồn tên tướng giặc đã làm những gì?
Tại sao hồn tên tướng giặc gây tội ác như vậy mà vẫn tồn tại, Diêm Vương không hay biết?
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV bổ sung ý kiến: hiện thực cõi âm đầy rẫy những bất công, kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chụ
phục hồi danh dự cho thổ thần nước Việt.
Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí
→Chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân,bảo vệ chính nghĩa.
2. Phê phán:
a. Hồn tên tướng giặc xâm lược;
Lúc sống là giặc xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm→Tham
nhiều oan ức, thần thánh ở cõi âm cũng ăn đút lót, bao che cho cái ác lộng hành... đó còn là sự phản ánh hiện thực nhức nhối, bất công lộng hành của cái ác, cái xấu đương thời.
? Có phải những điều đó chỉ diễn ra ở cõi âm?
? Vậy truyện còn ngụ ý phê phán những đối tượng nào?
? Qua truyện, ta có thể thấy lời nhắn nhủ gì của tác giả?
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Mở đầu truyện bằng chi tiết nào?
Chi tiết ấy có tác dụng gì?
?Câu chuyện được thắt nút với những xung đột căng thẳng và dẫn đến cao trào như thế nào?
? Truyện được mở nút ra sao?
HS: Thả luận và trình bày câu hỏi.
? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện?
? Từ những gì đã phân tích, em hãy
lam, hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị..
b. Thánh thần quan lại ở cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút lót, bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan cũng bị lấp tai, che mắt
→ Ngụ ý phê phán những bất công trong xã hội dương thời: quan lại tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây bao nõi khổ cho người dân lương thiện
Hãy đấu tranh đến cùng để chống cái ác, cái xấu. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại chiến thắng cho chính nghĩa.
3. Nghệ thuật kể chuyện:
phát biểu chủ đề của truyện. (Có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao ai, với những tính cách gì?)
? Qua bài học, em hãy tổng kết nội dung , nghệ thuật của truyện?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: hướng dẫn học sinh luyện tập
Ngô Tử Văn bị quỷ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng công lí được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử văn được sống lại.
Ngô Tử văn được Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền tản Viên
- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn.
- Cách dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể và tả sinh động, hấp dẫn.
4. Chủ đề:
Truyện chủ yếu là nhằm đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, tiêu biểu cho người trí thức nước Việt, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân.
III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK/61
IV. Luyện tập:
1. Viết đoạn kết thúc khác.
Phát huy những suy nghĩ sáng tạo của HS, quan trọng là giải thích hợp lí và thuyết phục.
2. Tóm tắt ( khoảng 20 dòng) đủ những chi tiết sau:
- Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái,
chính trực đã đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hại cho dân.
- tên hung thần đe dọa Tử Văn nhưng chàng đã được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác cảu hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
4. Củng cố: Cho học sinh làm bài tập 2, nhắc lại các ý ở phần trên và cho học sinh rút ra bài học cho bản thân.