Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG CHÚ TRỌNG HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI
4.3. Kết quả thực nghiệm
- Kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của việc hình thành tri thức thể loại từ việc dạy học các văn bản Văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ Văn THPT.
- Rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh những nghiên cứu lí thuyết về việc hình thành tri thức thể loại từ việc dạy học các văn bản văn học Việt Nam trung đại ở trường phổ thông.
4.3.2. Nội dung thực nghiệm
Sau khi xin ý kiến của lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn về kế hoạch tiến hành thực nghiệm, chúng tôi triển khai kế hoạch như dự kiến.
Chọn ra hai khối lớp, trong đó lớp thực nghiệm dạy theo phương pháp mới, còn lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống.
Chúng tôi chọn bốn lớp thuộc hai khối: 10 và 11, có trình độ chênh lệch chút ít là lớp 10 A 2, 10A 6, 11A4, 11A13. Hai lớp 10 A 2 và 11A 4 là lớp ban A, môn văn không phải là môn khối nhưng đây lại là những học sinh có tư duy tốt nên nắm bắt kiến thức sẽ rất nhanh. Lớp 10A6, 111A13, là lớp cơ bản, thời gian dành cho các môn học là như nhau nhưng do chất lượng đầu vào thấp hơn nên việc tiếp thu và nắm kiến thức sẽ chậm hơn lớp 10A2, 11A4. Vì thế chúng tôi chọn lớp 10 A , 11A4 là lớp thực nghiệm sử dụng phương pháp mới - dạy học văn bản văn học Việt Nam trung đại theo phương pháp hình thành tri thức thể loại. Lớp 11A13, 10 A 6 là lớp đối chứng.
Bài dạy thực nghiệm, chúng tôi chọn ba văn bản thuộc ba thể loại khác nhau của Văn học Việt Nam trung đại là văn bản Thương vợ của Trần Tế Xương thuộc thể loại thơ Đường luật ; văn bản thuộc thể loại truyền truyền kỳ là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi tiêu biểu
thể loại văn chính luận Việt Nam thời trung đại để tiến hành thực nghiệm.
Tất cả các giờ học ở lớp thực nghiệm đều được quan sát, ghi chép về tiến trình dạy học. Sau các tiết học, chúng tôi tổ chức cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm làm cùng một bài tập vận dụng. Ngoài ra, sau các tiết học với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn, chúng tôi trao đổi và rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về các vấn đề như: phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hệ thống câu hỏi dẫn dắt…
Kết quả thực nghiệm được rút ra từ sự so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả bài làm của các học sinh. Bên cạnh đó là các ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, ý kiến thăm dò từ việc trao đổi, phỏng vấn một số học sinh.
4.3.3. Địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi chọn thực nghiệm tại trường THPT Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường tôi trực tiếp tham gia giảng dạy nên hiểu được tình hình, mặt bằng chung của học sinh và có điều kiện để tiến hành thực nghiệm. Hơn nữa, đây còn là một trường có phong trào đổi mới về phương pháp dạy học. Mặt bằng chung của học sinh trong trường tương đối đồng đều. Đội ngũ giáo viên văn nhiệt tình, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ.
Tất cả những điều đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm hiệu quả của đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
4.3.4. Quá trình thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đề tài trên những bước sau:
Thứ nhất, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Thứ hai, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án theo phương pháp đề xuất và dạy ở các lớp thực nghiệm, dạy ở các lớp đối chứng theo phương pháp cũ.
Thứ ba, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ở các lớp đã chọn.
Thứ tư, nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành bài dạy bằng hình thức kiểm tra trực tiếp 10 phút cuối ở bài dạy Thương vợ, 15 phút cuối ở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, 10 phút cuối ở bài dạy Bình Ngô đại cáo.
4.3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
* Kết quả đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Dựa vào bài viết của HS: Kết quả này được đánh giá theo thang điểm 10 được chia làm 4 bậc:
+ Loại giỏi: 8, 9, 10 điểm.
+ Loại khá: 7 điểm.
+ Loại trung bình: 5,6 điểm.
+ Loại yếu: 0 – 4 điểm.
- Dựa vào mức độ hứng thú HS trong giờ học.
* Phương tiện đánh giá kết quả:
- Giáo án thể nghiệm
- Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10,11.
* Kết quả học tập của HS.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và quan sát quá trình học của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và đối chứng khối 11.
Lớp Số
HS
Điểm số
ĐL
ĐTB X
10 9 8 7 6 5 4 3
TN
11A4 45 - 2 8 20 8 3 4 - 6.7
1.1 ĐC
11A 13 45 - - 3 10 12 11 6 3 5.6
Từ bảng kết quả trên, chúng tôi đi đến nhận xét : Kết quả lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể: điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 6.7; điểm trung bình của lớp đối chứng là 5.6. Điều này chứng tỏ hiệu quả tác động của thực nghiệm (dạy học theo PP đề xuất) có hiệu quả cao hơn.
Bảng 2: Mức độ thực nghiệm của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng của khối lớp 11.
Lớp Số
HS
Mức độ (%)
Giỏi Khá Trung
bình Yếu
TN 11A4 45 22.22 44.44 24.47 8.87
ĐC 11A13 45 6.67 22.22 51.11 20
Bảng 3: Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối lớp 10
Lớp
Số HS
Điểm số ĐL
ĐTB X
10 9 8 7 6 5 4 3
TN
10 A 2 45 - - 8 22 9 3 3 0 6.7
ĐC 0.7
10 A 6 45 - - 2 15 14 9 4 1 6.0
Ở lớp thực nghiệm thứ hai (10A2), kết quả học tập của HS cũng cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể: Lớp thực nghiệm: 6.7, lớp đối chứng: 6.0. Độ lệch chuẩn là 0.7.
Bảng 4: Mức độ thực nghiệm của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối lớp 10
Lớp Số HS
Mức độ (%)
Giỏi Khá Trung
bình Yếu
TN 10A2 45 17.78 48.88 26.67 6.67
ĐC 10A6 45 4.44 33.34 51.11 11.11
4.3.6. Kết luận thực nghiệm
Qua kết quả thu được ở 4 lớp như trên ta có thể thấy mức độ hiểu bài của HS ở lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng. Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài. Do vậy việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm là rất quan trọng. Để đánh giá tính khả thi của đề tài, chúng tôi dựa vào nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra của HS và việc nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm qua giờ dạy thực nghiệm. Vì thực nghiệm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, với số tiết, số lượng HS và bài học có hạn nên kết quả thực nghiệm chưa thể phản ánh hết những đặc điểm, tính chất của phương pháp dạy học văn nói chung. Vì thế chúng tôi không xem kết quả thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ưu việt khả thi của giáo án thực nghiệm. Mức độ khả thi của giáo án thực nghiệm sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực sư phạm của GV, trình độ của HS cũng như phương tiện dạy học.
Nhìn chung do giáo viên chọn dạy tiết thực nghiệm ở những đối tượng HS có kiến thức tương đối về văn học, có khả năng cảm nhận khá và có ý thức học tốt nên giờ học không nặng nề khô khan, ngược lại rất tích cực, sôi nổi. Các em Học sinh tỏ ra yêu thích. Có những em trả lời câu hỏi khá sắc sảo, am hiểu tri thức thể loại và thi pháp -. Học sinh hứng thú, tự giác cao
trong giờ học khi vừa chiếm lĩnh được văn bản vừa nắm được cách thức tiếp cận văn bản.
Với những nhận xét, đánh giá ở trên, chúng tôi có thể khẳng định được khả năng ứng dụng và vai trò của cách thức dạy học văn học Việt Nam trung đại theo phương pháp hình thành tri thức thể loại nói chung trong nhà trường phổ thông.
4.3.7. Rút kinh nghiệm và giải pháp
Quâ trình dạy học theo phương pháp đề xuất mặc dù có mang lại hiệu quả hơn so với PPDH truyền thống, tuy nhiên, chúng tôi cũng đã nhận ra một số bất cập từ phía bản thân người dạy cũng như về phía HS:
- Về GV: Tri thức thể loại của văn học trung đại Việt Nam nắm khá vững song vẫn còn hạn chế vể vốn hiểu biết vốn từ chữ Hán và chữ Nôm.
Còn hạn chế về việc giảng bình các điển tích, điển cố.
- Về phía HS: Kiến thức về loại thể văn học Việt Nam thời trung đại ở các em (thậm chí ở HS cuối cấp) vẫn còn mỏng so với yêu cầu của cấu trúc chương trình và SGK mới. Có nhiều em chưa hiểu các phương pháp sáng tác văn học, không hiểu vì sao trong cùng một nhà thơ, nhà văn có thể cùng tồn tại hai khuynh hướng thẩm mĩ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy cần bổ sung cho các em hơn nữa về mặt tri thức lí luận văn học. Có thể dạy trong các tiết học tự chọn.