Giáo án thứ ba: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI TỪ VIỆC DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 82 - 90)

Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG CHÚ TRỌNG HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI

4.2. Thiết kế một số bài giảng theo hướng hình thành tri thức thể loại

4.2.4. Giáo án thứ ba: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

(NGUYỄN TRÃI) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của bài: Bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học. Có sự kết hợp giữa hai yếu tố chính luận và văn chương.

2. Kĩ năng: Nắm được đặc trưng của thể cáo và những sáng tạo của Nguyễn Trãi. Giúp học sinh có khả năng đọc đúng và đọc diễn cảm một tác phẩm thuộc thể văn chính luận, khả năng cảm thụ và phân tích vẻ đẹp cuả văn bản đặc sắc này..

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức yêu qúi di sản văn hóa của cha ông.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo viên, sách giáo khoa, bài viết về Bình Ngô đại cáo của một số tác giả khác.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy nêu hoàn cảnh sánh tác và chủ đề bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

2. Giới thiệu bài mới:

Chúng ta đã biết cảm hứng chính của văn học trung đại là cảm hứng yêu nước, qua một số tác phẩm tiêu biểu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu… Cảm hứng ấy đã được tiếp nối với Bình Ngô đại cáo qua ngòi bút của Nguyễn Trãi.

4. Tổ chức dạy học:

Hoạt động

của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt -Tìm hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo

- HS đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời

câu hỏi:

? Hoàn cảnh ra đời của văn bản Bình Ngô đại cáo

? Những hiểu biết của em về thể loại cáo?

? Tại sao tác giả dùng từ “Ngô” để chỉ giặc Minh?

- Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu về bố cục của bài cáo qua SGK.

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và nêu ý chính của đoạn?

? Vì sao đoạn đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

I. Tìm hiển chung

1. Hoàn cảnh ra đời: Tháng 1 năm 1428, nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù, Nguyễn Trãi thay lê Lợi viết bài này để tuyên bố về nền độc lập của dân tộc.

2. Thể loại : Cáo là thể văn nghị luận cổ dùng để tuyên bố một sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia cho mọi người cùng biết.

3. Nhan đề:

- Đại cáo; bài cáo mang tính chất quốc gia, trọng đại.

- “ Ngô”; từ chỉ giặc Minh, gợi lên sự khinh bỉ, lòng căm thù đối với giặc phương Bắc.

4. Bố cục: SGK

II. Đọc – hiểu văn bản

? Em hãy so sánh vơí tác phẩm”

Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt để làm rõ hơn tư tưởng của NT khi nói về độc lập và chủ quyền của dân tộc.

(GV bổ sung làm rõ hơn để học sinh hiểu rõ độc lập và chủ quyền dân tộc là tư tưởng xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam).

? Nhận xét về nghệ thuật dùng từ và viết câu để thể hiện niềm tự hào dân tộc trong đoạn này?

- Học sinh đọc đoạn 2 và trình bày nội dung chính?

1. Đoạn 1: Luận đề chính nghĩa a. Nội dung; Cách nêu vấn đề ngắn gọn rõ ràng.

* Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa: “an dân trừ bạo” nghĩa là tiêu trừ tham tan bạo ngược, bảo vệ cuộc sống an bình cho nhân dân. Nhân nghĩa là một lí tưởng xã hội.

* Chân lí:

- Nền độc lập dân tộc Đại Việt:

+ Có nền văn hiến riêng, có lịch sử lâu đời.

+ Có lãnh thổ riêng.

+ Có phong tục tập quán riêng.

+ Tồn tại và phát triển song song cùng các triều đại Trung Quốc.

- Nếu làm trái nhân nghĩa- cướp nước thì sẽ thất bại.

b. Nghệ thuật;

- Từ ngữ: mạnh mẽ dứt khoát (từ trước, vốn xưng, đã chia, cũng khác, hùng cứ, xưng đế…)

- Viết câu: câu biền ngẫu, so sánh sóng đôi.

- Cách đưa dẫn chứng: thực tế, lịch sử, cụ thể…

2/ Đoạn 2: Bản cáo trạng đanh thép nhầm vạch trần âm mưu xâm lược và tố cáo tội ác của giặc Minh:

a/ Nội dung:

- Luận điệu xảo trá, lừa bịp “dối trời lừa dân”

- Gây tội ác “Gây binh, kết oán”:

+ Khủng bố giết chóc:

 Nướng dân đen

 Vùi con đỏ

? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn này ?

- Học sinh đọc đoạn 3.

? Thử tái hiện giai đoạn đầu của cuộc khởi nghiã Lam Sơn?

? Hãy nêu những khó khăn trong buổi đầu của cuộc kháng chiến?

? Tâm trạng Lê Lợi trong hoàn cảnh ấy như thế nào?

? Em hãy so sánh tâm trạng của Lê Lợi và tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ ?

(Cả hai đều là anh hùng, yêu nước căm thù giặc – đó là truyền thống vốn có của dân tộc)

? Vai trò của nhân dân như thế nào qua câu “Nhân dân bốn cõi… ngọt ngào”

+ Vơ vét, bóc lột, hành hạ, đày đọa dân ta, cướp tài nguyên nước ta:

 Nay xây nhà, mai đắp đất…

 Bại nhân nghiã …

 Nặng thuế khóa…

 Xuống biển mò ngọc…

 Lên rừng tìm vàng…

 Bắt dò chim trả…

+ Hủy diệt sự sống:

 Nát cả đất trời…

 Sạch không đầm núi…

 Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ…

+ Tiêu diệt sản xuất: tan tác cả nghề canh cửi…

b/ Nghệ thuật:

- Dùng từ: nhiều động từ mạnh, gợi hình “nướng, vùi...”

- Đối “Trúc Nam Sơn… Nước Đông Hải…”

- Câu cảm thán, câu hỏi tu từ:

“Độc ác thay, dơ bẩn thay…”, “Lẽ nào… Ai bảo…”

- Giọng văn đầy cảm xúc, lúc căm tức phẫn nộ lúc thì xót xa thương cảm.

=> Khi vạch rõ âm mưu xâm lược và tố cáo tội ác của giặc Minh, tác giả đứng trên lập trường của nhân dân.

3/ Đoạn 3: Bản anh hùng ca về cuộc khởi nghiã Lam Sơn:

a/ Ca ngợi cuộc khởi nghiã Lam Sơn:

- Vượt qua mọi khó khăn:

+ Quân thù đang mạnh.

+ Lực lượng ta ít” Tuấn kiệt như

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3b và cho biết đặc điểm một số trận đánh tiêu biểu?

? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả chiến thắng của ta và thất bại của giặc?

…”

+ Lương thực thiếu hụt” Khi Linh Sơn…”

+ Quân số bị tiêu hao” Khi Khôi Huyện…”

- Tâm trạng và ý chí người anh hùng Lê Lợi:

+ Nung nấu, căm thù giặc “Ngẫm thù lớn há …Căm giặc nước thề…”

+ Tìm phương kế giết giặc “Sách lược thao… Lẽ hưng phế…”

+ Quyết chiến đấu “Băn khoăn…

Muốn tiến về Đông…”

+ Không nề gian khổ khó khăn

“Nếm mật nằm gai”

+ Thu phục nhân tài “Cỗ xe cầu hiền…”

- Hình ảnh nhân dân:

+ Đều đứng về phía chính nghĩa.

+ Đoàn kết một lòng

Đó là yếu tố cơ bản làm nên chiến thắng.

=> Nguyễn Trãi thể hiện cái nhìn tiến bộ, trân trọng về vai trò và sức mạnh của nhân dân.

b/ Bức tranh toàn cảnh của cuộc khởi nghiã Lam Sơn:

b1. Nội dung:

- Tính chất các trận đánh ác liệt căng thẳng.

- Có ngày tháng cụ thể.

- Mỗi trận đánh có tính chất quyết liệt:

+ Trận Bồ Đằng, Trà Lân: mở màn tấn công

+ Trận Ninh Kiều, Tốt Động: áp sát sào huyệt giặc ở Đông Đô.

- Học sinh đọc đọan 4 của văn bản.

? Nhận xét về giọng của đoạn văn này so với những đoạn văn trên?

? Qua tuyên bố độc lập, em hãy rút ra bài học lịch sử ?

HS: Thảo luận và trình bày.

? Em hãy nêu chủ đề của bài cáo

+ Trận Chi Lăng, Xương Giang:

những trận quyết liệt cuối cùng giành chiến thắng.

b2. Nghệ thuật:

TA GIẶC

Bút pháp anh hùng ca:

- Hình ảnh kì vĩ:

+ Sấm vang chớp giật.

+ Gươm mài đá…

+Sắc phong vân…

+ Đánh một trận

- Âm điệu tiết tấu liền mạch,

dồn dập tràn đầy hứng khởi: “ngày 18….ngày…”

- Câu khi dài, khi ngắn, biến hóa linh hoạt.

- Từ : nhiều động từ mạnh

nổi gió to, thông tổ kiến…”

=> Đại thắng, làm bật lên khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chính nghĩa.

- Hình ảnh thảm hại, hèn nhát:

+ Sợ bóng mà..

+ Xéo lên nhau…

+ Lê gối dâng … + Vẫy đuôi xin…

+ Thây chất đầy… Máu trôi đầy…

- Âm điệu ngắt quãng, rời rạc.

- Câu văn như vỡ vụn ra.

=> Thất bại vì phi nghĩa.

4/ Đoạn 4: Tuyên bố độc lập

a. Giọng văn vừa tràn đầy hứng khởi, vừa tự hào, vừa thiết tha trầm lắng theo cảm xúc của người viết:

Tác giả nhìn lại một chặng đường gian khổ kháng chiến để đi tới thắng lợi và mở ra một kỉ nguyên mới, vận hội mới.

b. Bài học lịch sử:

- Chính nghiã là nền tảng của chiến thắng.

- Chiến thắng làm nên từ sức mạnh truyền thống và thời đại của dân tộc.

- Quyết tâm bảo vệ nền thái bình vững chắc.

Lời tuyên bố kết thúc được đúc kết từ cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai huy hoàng của đất nước.

III/ TỔNG KẾT:

1. Nội dung: Bình Ngô đại cáo là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc trong cuộc nghiã đập tan cuộc xâm lăng phi nghiã của giặc, mở ra kỉ nguyên hòa bình hạnh phúc cho dân tộc.

> Tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhân dân ta.

2. Nghệ thuật: Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Với kết cấu chặt chẽ, lập luận rõ ràng, xác đáng, từ ngữ giàu cảm xúc, hình tượng đặc sắc, đầy sức thuyết phục 5. Củng cố:

*Luyện tập :

Bài tập trắc nghiệm:

1/ Trong thơ văn của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là “áng thiên cổ hùng văn” ?

a. Lam sơn thực lục. b. Quân trung từ mệnh tập.

c. Ức Trai thi tập. d. Bình Ngô đại cáo.*

2/ Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào của Nguyễn Trãi thuộc loại văn chính luận?

a. Bình Ngô đại cáo * b. Quốc âm thi tập c. Quân trung từ mệnh tập d. Cả ba đều đúng.

3/ Bình Ngô đại cáo ra đời trong hoàn cảnh nào?

a. 1427

b. 1427 – sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược.

c. 1428 - sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược.*

d. Giữa những ngày chiến đấu ác liệt của quân và dân ta đánh đuổi giặc Minh.

4/ Chủ đề chung của bài Đại cáo bình Ngô là:

a. Lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù.

b. Ca ngợi chiến thắng vẻ vang của quân dân ta .

c. Bộc lộ niềm tự hào về chiến thắng vang dội của quân dân ta.

d. Nêu cao tư tưởng nhân nghiã và tư tưởng độc lập dân tộc.*

5/ Hai câu :

Việc nhân nghiã cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Có nghĩa là:

a. Con người phài có quan hệ tốt đẹp với nhau dựa trên tình thương và đạo lí.

b. Tiêu diệt bọn bán nước , bọn tham quan, đem lại ấn no hạnh phúc cho dân.

c. Tiêu diệt giặc ngoại xâm.

d. Cả ba đều đúng.*

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI TỪ VIỆC DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w