Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng

Đặc điểm chung

DLCĐ là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cƣ là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch từ việc bảo tồn, quản lý, giám sát đến việc khai thác giá trị từ các nguồn TNDL, môi trường tự nhiên và xã hội. Cộng đồng giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh du lịch: kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn tham quan và các hoạt động liên quan đến khách du lịch tham gia tại điểm du lịch. Cộng đồng phải là người dân làm ăn, sinh sống trong hoặc liền kề với các điểm DLCĐ. Cộng đồng dân cƣ phải có quyền lợi từ các hoạt động du lịch, đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ TNDL, ngăn ngừa các tác động xấu từ các hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động của khách du lịch.

DLCĐ là cách hiệu quả nhất đối với việc vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa, sử dụng các dịch vụ kinh doanh du lịch tại chỗ, phát triển giá trị văn hóa bản địa.

DLCĐ còn bao gồm các yếu tố hỗ trợ từ cơ chế chính sách của các cơ quan QLNN, các tổ chức, các cá nhân, các công ty kinh doanh du lịch…

nhằm phát huy tối đa lợi thế về TNDL để thúc đẩy phát triển DLCĐ.

Các bên tham gia du lịch cộng đồng

Các hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ cần đƣợc quy hoạch, tổ chức quản lý hợp lý ngay từ đầu nhằm mang lại hiệu quả trong công tác bảo tồn văn hóa cũng như bảo tồn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Các điểm DLCĐ cần có kế hoạch riêng để định hướng và hoạch định quá trình phát triển, cũng là cơ sở để thu hút các nguồn lực tham gia vào xây dựng và phát triển DLCĐ.

Chính quyền địa phương là tổ chức đại diện cho cộng đồng. Chính quyền địa phương là những người lãnh đạo, có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng bằng hình thức ra quyết định thành lập tổ chức quản lý điểm du lịch cộng đồng:

Ban quản lý, Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Chính quyền địa phương giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong các hoạt động liên quan kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, là cầu nối giữa cộng đồng với các đối tượng bên ngoài liên quan đến hoạt động điểm DLCĐ .

Cộng đồng địa phương là nhân tố hình thành giá trị văn hóa bản địa, đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa bản địa: mô hình nhà ở, kiến trúc nhà, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, tôn giáo tín ngƣỡng... Đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu để cấu thành điểm DLCĐ có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, nhà khoa học, tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các chuyên gia nghiên cứu... là nhân tố giúp cộng đồng lập các dự án quy hoạch điểm du lịch, tƣ vấn kỹ thuật cho cộng đồng các kỹ năng làm du lịch, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cơ chế chính sách để phát triển DLCĐ. Các tổ chức này có vai trò hướng dẫn cộng đồng, định hướng phát triển du lịch tại các điểm DLCĐ đạt mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chính là cầu nối giữa khách du lịch với điểm DLCĐ, giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ nghiệp vụ cho cộng đồng làm du lịch và bán sản phẩm mình có. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lập các

dự án đầu tư mà người dân không đủ nguồn lực thực hiện tại điểm DLCĐ rồi cùng với người dân địa phương đứng ra điều hành hoạt động kinh doanh, tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích chung cho cả người dân và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn góp phần tăng thu nhập cho người dân thông qua các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh của mình, đóng thuế, phí mội trường và mua vé tham quan và các dịch vụ của người dân. Họ còn giúp cho người dân có đủ nguồn lực về kinh nghiệp kinh doanh để mở công ty phối hợp với người dân tổ chức hoạt động kinh doanh.

Khách du lịch là yếu tố cầu du lịch của các điểm DLCĐ. Tại nhiều điểm DLCĐ, phần lớn lượng khách đến từ các nước phát triển và một số ít nước đang phát triển. Do vậy họ mong muốn đƣợc cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân và tìm hiểu văn hóa bản địa. Nhưng đối tượng khách này thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và sinh hoạt không cần hiện đại nhưng phải sạch sẽ. Tâm lý này của khách thì chỉ có những người chuyên làm du lịch mới nắm bắt và điều tiết các hoạt động kinh doanh hợp lý, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Do vậy các điểm DLCĐ cũng rất cần các công ty du lịch cùng phối hợp khai thác thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các loại hình du lịch có nhiều sự tham gia của cộng đồng Có nhiều hình thức du lịch phù hợp với các mô hình DLCĐ nhƣ:

Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai [Mục 14, Điều 3, Luật Du lịch, 2017].

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kế hợp giáo dục về bảo vệ môi trường [Mục 16, Điều 3, Luật Du lịch, 2017].

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đƣợc phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại [Mục 17, Điều 3, Luật Du lịch, 2017].

Du lịch có trách nhiệm giảm các tác động tiêu cực đến kinh tế địa phương, môi trường, xã hội; mang lại nhiều lợi ích kinh tế đến người dân và nâng phúc lợi cho cộng đồng địa phương, cải thiện môi trường, điều kiện làm

việc; sự tham gia, điều hành của người dân tại điểm DLCĐ vào các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và cuộc sống của họ; góp phần tích cực vào công tác bảo tồn di sản tự nhiên, văn hóa, và bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị, hiểu biết hơn các vấn đề văn hóa thông qua mối liên hệ trực tiếp với người dân địa phương, xã hội và môi trường tại địa bàn [17,tr.14].

Đặc điểm QLNN về du lịch cộng đồng

DLCĐ đang đƣợc thực hiện rộng rãi và phát triển mạnh ở Việt Nam, phát triển DLCĐ góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển du lịch bền vững tại điểm đến. Do vậy DLCĐ luôn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển. Trần Nữ Ngọc Anh (2016), “Quản lý nhà nước đối với du lịch cộng đồng”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (số tháng 9/2016): Công tác QLNN đối với DLCĐ tại Việt Nam cần đƣợc quan tâm kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thực tế.

Thứ nhất: Đƣợc xây dựng bởi một hệ thống pháp lý theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt các cấp từ: Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Thứ hai: Tính quyền lực nhà nước, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh của Nhà nước. Nhà nước ban hành mệnh lệnh thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải phục tùng, sự chống đối đƣợc xử lý theo quy định.

Thứ ba: Tính liên tục, tương đối ổn định, đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Thứ tư: Có mục tiêu, chương trình, kế hoạch để thực hiện đạt được mục tiêu đề ra. Nhà nước cần xây dựng các chương trình, dự án và kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Thứ năm, Tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt đƣợc thể hiện trong việc điều hành, phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp để phát huy hiệu quả cao nhất.

b. Các nguyên tắc QLNN đối với du lịch cộng đồng

Một là: Cộng đồng đƣợc quyền tham gia thảo luận, xây dựng kế hoạch, quản lý, đầu tƣ để phát triển du lịch, trao dần quyền làm chủ cho cộng đồng để điều hành các hoạt động kinh doanh tại điểm DLCĐ.

Hai là: Khai thác và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, tránh tình

trạng khai thác mà không có phương án và kế hoạch dẫn đến tình trạng không thể khắc phục và xây dựng lại đƣợc. Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, nguồn nhân lực, các chính sách, vốn…

Ba là: Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên, một mặt giúp phục hồi tài nguyên thiên nhiên bằng cách vừa khai thác vừa bảo tồn các giá trị tài nguyên, mặt khác giảm được lượng chất thải thải ra môi trường góp phần tăng chất lƣợng du lịch.

Bốn là: Phát triển DLCĐ phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển DLCĐ cũng phải nằm trong tổng thể chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh.

Năm là: Phát triển DLCĐ phải mang lại lợi ích trực tiếp cho người tham gia các hoạt động du lịch và góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.

Sáu là: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương một cách tự nguyện vào sự phát triển DLCĐ để họ có ý thức, trách nhiệm với tài nguyên của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)