CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.2.3. Triển khai ban hành các chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ
Theo Luật Du lịch 2017, liên quan đến điểm DLCĐ thì cấp tỉnh triển khai các chính sách, ban hành các quy định, cấp phép liên quan tại các điểm DLCĐ nhƣ:
- Cấp phép xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch - Cấp phép hoạt động kinh doanh lữ hành - Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Công nhận điểm du lịch
- Các loại dịch vụ khác: Dịch vụ ăn uống, sịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
* Thẩm quyền của cơ quan cấp:
- Đối với 4 loại hình hoạt động đầu tiên thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam trực tiếp cấp phép hoặc thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Đối với các loại hình dịch vụ khác: tùy theo quy mô mà sẽ do các cơ quan QLNN cấp tỉnh hoặc cấp huyện cấp.
- Riêng đối với cơ sở lưu trú du lịch có các loại: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Riêng khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao. Khách sạn từ 1 - 3 sao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định cấp. Các loại hình còn lại thì sẽ đƣợc cơ quản QLNN du lịch cấp tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định và có thông báo bằng văn bản.
- Đối với các loại dịch vụ du lịch khác: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam ra quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí xét chọn đƣợc UBND tỉnh ban hành.
- UBND tỉnh Quảng Nam công nhận điểm du lịch trên cơ sở các điểm du lịch cần đảm bảo các điều kiện theo Điều 11 của Nghị định 68/2017/NĐ-
CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, gồm có các điều kiện:
+ Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
+ Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết đảm bảo phục vụ khách du lịch, gồm:
Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;
Có điện, nước sạch;
Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;
Có dịch vụ ăn uống, mua sắm;
+ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định, gồm:
Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, đƣợc thông gió và đủ ánh sáng, đƣợc bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
a. Nội dung chính sách trong phát triển du lịch cộng đồng
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội thì chính sách phát triển du lịch (trong đó có du lịch cộng đồng) gồm có:
- Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch (du lịch cộng đồng) để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tƣ.
- Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
+ Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
+ Lập quy hoạch về du lịch;
+ Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động DLCD sau đây:
+ Đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch;
+ Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
+ Đầu tƣ phát triển điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng động, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
+ Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
+ Đầu tƣ hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.
b. Quy trình ban hành các quy định thủ tục hành chính
Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chuyên môn liên quan thực hiện đăng ký các quy trình thủ tục hành chính với UBND tỉnh Quảng Nam.
Bước 2: Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát
thực tế, đánh giá hiện trạng và các nét các văn hóa truyền thống để tổng hợp tình hình.
Bước 3: Tiến hành xây dựng dự thảo thủ tục hành chính.
Bước 4: Lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Hiệp hội Du lịch đến các nội dung dự thảo, tổng hợp ý kiến, tiến hành nghiên cứu để tiếp thu chỉnh sửa dự thảo.
Bước 5: Sở Tư pháp chỉnh lý dự thảo quy định thủ tục hành chính trước khi trình UBND tỉnh.
Bước 6: Phê duyệt và ban hành thủ tục hành chính.
c. Tiêu chí đánh giá
Căn cứ vào mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về các nội dung chính sách để giúp cho cơ quan QLNN biết đƣợc chính sách, quy định ban hành có thực sự tốt chƣa, có tạo đƣợc thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm DLCĐ. Từ đó các cơ quan QLNN có những giải pháp hợp lý nhằm giúp cho việc ban hành chính sách đi vào thực tiễn, có tầm ảnh hưởng và mang lại lợi ích chung cho các bên liên quan.
Các chính sách, quy định ban hành có thật sự mang tính lan tỏa, có thu hút đƣợc các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm DLCĐ.
Tính kịp thời của chính sách, quy định đƣợc ban hành. Các chính sách, quy định ban hành kịp thời giúp cho các tổ chức, cá nhân tham gia các điểm DLCĐ nhiều sẽ giúp cho các điểm DLCĐ được hưởng tối đa những lợi thế có đƣợc để phát huy, phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cho các điểm DLCĐ.