CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiện là các điều kiện nhƣ: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, động vật, thực vật... thuận lợi cho việc xây dựng phát triên du lịch cộng đồng.
Trên cơ sở có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đủ hấp dẫn để các chuyên gia, cơ quan QLNN sẽ nghiên cứu lập kế hoạch, quy hoạch để phát triển sản phẩm DLCĐ. Dựa vào các điều kiện tự nhiên sẽ là một trong những điều kiện để có thể xây dựng sản phẩm DLCĐ đi theo hướng nào, nên như thế nào để phát huy đƣợc tiềm năng thế mạnh để tạo ra sản phẩm DLCĐ có thể cạnh tranh đƣợc với các điểm du lịch khác. Dựa vào thế mạnh của điều kiện tự nhiên để có thể định hướng, khoanh vùng bảo vệ tài nguyên, rồi các cơ quan QLNN đƣa ra các quyết định, giải pháp để phát huy giá trị dựa vào các điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn ở những điểm du lịch có địa hình đồi núi, hiểm trở thì có thể phát triển DLCĐ kết hợp mô hình leo núi, đi trực tiếp vào rừng để du khách cảm nhận đƣợc thế giới tự nhiên nhƣ thế nào. Hoặc những điểm du lịch gần sông, biển thì định hướng phát triển DLCĐ để du khách trải nghiệm đang lưới, chèo thuyền trên sông, thúng chai, quăng rớ, quăng lưới, kéo cá và chế biến các món ăn hải sản dân giã theo cách của địa phương, kết hợp nghỉ dƣỡng gần sông, biển. Những làng còn bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số thì các cơ quan QLNN có kế hoạch định hướng bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa để khai thác phục vụ khách du lịch, kết hợp tìm
hiểu đời sống thực sự của người dân, cùng ăn cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân.
1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
Cư dân và nguồn lao động có ảnh hưởng rất lớn trong việc định hướng phát triển các sản phẩm DLCĐ. Những điểm du lịch có trình độ dân trí cao thì rất dễ cho việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong công việc tham gia các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Định hướng đào tạo người dân làm du lịch thuận lợi hơn, khác với những vùng dân cƣ có trình độ dân trí thấp thì thay vì đào tạo lý thuyết thì tăng thời lƣợng thực tế bằng cách cầm tay chỉ việc. Ở vùng nhƣ vậy thì các chuyên gia, cơ quan QLNN lập kế hoạch, tập huấn và đi học tập kinh nghiệm thực tế tại một số điểm DLCĐ có nét tương đồng thì có thể áp cho người dân vào các công việc có thể vừa làm, vừa học tập để dần nâng cao kỹ năng để phục vụ khách. Ở những vùng nhƣ vậy nhƣ vậy thì việc an ninh trật tự, môi trường du lịch cũng sẽ tốt hơn dễ tạo ấn tượng cho khách du lịch.
Những điểm du lịch có cơ sở vật chất tốt nhƣ hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, thương mại... thì việc đầu tư bằng ngân sách nhà nước cũng sẽ giảm đi mà thay vào đó các cơ quan QLNN nước có chiến lược, định hướng phát triển sản phẩm để mời các doanh nghiệp cùng hợp tác với người dân để làm du lịch. Hoặc hướng cho người dân có đủ điều kiện có thể thành lập tư cách pháp nhân để phối hợp với cộng đồng người để dễ dàng trong việc hợp tác kinh doanh với các đối tác kinh doanh lữ hành để đƣa khách đến. Kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển và quản lý du lịch. Các cơ quan QLNN khi xây dựng chính sách thì phục thuộc rất lớn vào kinh tế của một địa phương. Các chính sách ưu đãi về du lịch được ban hành sẽ tùy thuộc rất lớn vào tình hình phát kinh tế địa phương để đƣa ra một chính sách hỗ trợ phù hợp: ƣu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tào tạo, vay ngân hàng, quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguôn nhân lực...
1.3.3. Môi trường thể chế
Một môi trường thể chế tốt, công khai, rõ ràng, minh bạch sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể và khách hàng tham gia hoạt động du lịch. Môi trường thể chế tốt sẽ thu hút được nhiều nguồn lực để đầu tư và hợp
tác cùng phát triển. Một điểm DLCĐ mà ở đó địa phương quan tâm đầu tư, có nhiều chính sách hỗ trợ thuận lợi, rõ ràng thì sẽ đƣợc rất nhiều nhà đầu tƣ quan tâm, đƣợc nhiều đối tác đặt vấn đề hợp tác cùng phát triển để chia sẽ lợi ích với cộng đồng. Tạo điều kiện để du lịch phát triển, tạo cộng ăn việc làm cho người dân. Đây cũng là điều kiện tốt để tăng trưởng, phát triển thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng.
Hệ thống phát luật rõ ràng, ổn định về thể chế là môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển DLCĐ và công tác QLNN về DLCĐ.
Các cơ quan QLNN có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ sẽ là nền tảng hiệu lực cho công tác quản lý nhà nước.
Các văn bản quy định rõ ràng, phân công trách nhiệm rạch ròi, hướng dẫn cụ thể và không có sự chồng chéo sẽ tạo hiệu quả cao trong việc thực hiện các chính sách đƣợc đƣa ra.
Cải cách thủ tục hành chính tốt, giải quyết thủ tục nhanh gọn, hồ sơ đơn giản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các người dân tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
1.3.4. Khoa học công nghệ
Công tác QLNN sẽ phát huy đƣợc hiệu quả nếu ta biết áp dụng nền khoa học, công nghệ tiên tiến, nó sẽ giúp tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian trong công tác điều hành, phối hợp, kiểm tra, giám sát nhƣ việc cập nhật thông tin, báo cáo, thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu. Việc quản lý và cập nhật thông tin, tuyên truyền và giám sát sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn cho cả cơ quan QLNN và các điểm du lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật, cơ chế chính sách của cơ quan QLNN đến các điểm du lịch nhanh, kịp thời là rất quan trong, sẽ giải quyết đƣợc nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật nhƣ Luật Du lịch mới ra đời có nhiều thay đổi, bổ sung nhiều điểm mới đối với tất cả các hoạt động kinh doanh tại các điểm du lịch. Ví dụ nhƣ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa là cũng cần phải có giấy phép mà Luật Du lịch cũ không có, muốn có giấy phép thì có nhiều điều kiện kèm theo nhƣ các bằng cấp liên quan đến nghiệp vụ. Trong khi thời gian áp dụng Luật mới chỉ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nội địa bổ sung các điều kiện chỉ trong vòng 12 tháng. Nếu chúng ta không áp dụng khoa học công nghệ trong
công tác tuyên truyền thì sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bổ sung các bằng cấp có liên quan kịp tiến độ để tiếp tục đƣợc hoạt động kinh doanh bình thường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, những vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng các công tác quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng đã được làm rõ trong các phần của luận văn. Trong chương 1 gồm có các nội dung chính sau: (1) Khái quát công tác QLNN đối với du lịch cộng đồng, (2) Xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng, (3) Triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, (4) Thực hiện ác chính sách, quy định trong quản lý hoạt động du lịch cộng đồng, (5) Tổ chức thực hiện.
CHƯƠNG 2