CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế. Đây là một thách thức rất lớn ảnh hưởng đến hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và hoạt động DLCĐ nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao.
Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và chưa thật sự tạo môi trường thông thoáng; việc ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về du lịch tại các địa phương. Hơn nữa, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đa ngành, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên QLNN trong lĩnh vực du lịch và DLCĐ liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản thân một ngành du lịch không thể tự vận động và phát triển đƣợc.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Các chính sách, quy định về các tiêu chuẩn, chất lƣợng các sản phẩm du lịch tại các điểm DLCĐ chƣa cụ thể, chƣa rõ nét, còn mang yếu tố chung chung chƣa có quy định riêng, cụ thể đối với DLCĐ mà Luật Du lịch chỉ đƣa ra tiêu chí đối với điểm du lịch, khái niệm về DLCĐ.
- Nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn rất thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu sự quan tâm nên nguồn sự nghiệp chi cho hoạt động du lịch hằng năm còn quá ít, dẫn đến tình trạng đầu tƣ phân tán, nhỏ lẻ. Các dự án đầu tư du lịch còn chậm tiến độ do phần lớn là vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các chính sách, quy định liên quan đến đất đai thay đổi rất nhanh.
- Nhân sự quản lý còn thiếu và yếu, chƣa có công chức cấp huyện, cấp xã đảm nhận riêng về lĩnh vực DLCĐ mà là kiêm nhiệm nên chƣa đáp ứng được yêu cầu trong công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành.
- Các điểm DLCĐ còn thụ động trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ, công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch. Việc xây dựng hệ
thống đảm bảo thông tin du lịch chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ. Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chƣa đa dạng và kinh phí đầu tƣ cho hoạt động quảng bá, xúc tiến còn quá khiêm tốn.
- Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN liên quan, dẫn đến sự chồng chéo và phiền hà cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Chế tài xử lý mang tính cả nể, nhắc nhở, chƣa quyết liệt nên nhiều lúc, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Chƣa áp dụng triệt để khoa học công nghệ vào quá trình QLNN đối với hoạt động DLCĐ.
- Thiếu sự kết nối giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp KDDL trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chấp vá, thiếu hệ thống, chậm đƣợc công nhận mã ngành cho du lịch.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật kinh doanh tại các điểm DLCĐ còn mang tính tự phát, hạn chế chƣa đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhu cầu khách du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích, đánh giá những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế - xã hội; đặc điểm môi trường, thể chế pháp luật; đặc điểm khoa học – công nghệ cũng như tình hình phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Việc phân tích các đặc điểm trên, có thể đánh giá, nhận thấy tiềm năng phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh là rất lớn và dần phát huy hiệu quả đòi hỏi công tác QLNN về DLCĐ phải ngày càng đƣợc chú trọng, nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển DLCĐ theo xu hướng, thị hiếu của khách du lịch.
Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá sâu để nhằm làm rõ thực trạng công tác QLNN về DLCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, trong đó tập trung đi sâu vào các nội dung nhƣ: Công tác xây dựng, ban hành chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạchphát triển DLCĐ; công tác xây dựng, triển khai các chính sách, quy định QLNN đối với DLCĐ; việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trên cơ sở phân tích, khảo sát các nội dung ở trên, luận văn đã đƣa ra những đánh giá tổng thể, cơ bản về những thành công, hạn chế và đƣa ra những nguyên nhân kìm hãm về công tác QLNN đối với DLCĐ của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
Dựa vào những đánh giá thực trạng về công tác QLNN đối với DLCĐtrong giai đoạn 2013 đến năm 2017, đồng thời vận dụng những kiến thức lý luận được khái quát và hệ thống hóa trong chương 1, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3