Triển khai xây dựng quy hoạch, đề án, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.2.1. Triển khai xây dựng quy hoạch, đề án, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, cấp tỉnh đƣợc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Nam hiện nay đang sử dụng Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chƣa có quy hoạch hay chiến lƣợc riêng về phát triển DLCĐ. Mặc dù DLCĐ ở Quảng Nam hiện nay đang phát triển mạnh và cũng đang đƣợc chú trọng đầu tƣ về hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Quảng Nam cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các điểm du lịch nói chung trong đó có các điểm DLCĐ chứ chƣa có chính sách riêng đối với DLCĐ: Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền Núi và hải đảo đến năm 2020; Quyết định 4143/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND

tỉnh Quảng Nam phê duyệt Đề án hỗ trợ đầu tƣ cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch số 556/KH-UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2013, Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL ngày 21/02/2017 về việc khai trương sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2017. Tỉnh Quảng Nam chƣa xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho DLCĐ mà trách nhiệm triển khai và thực hiện QLNN về DLCĐ gồm: cụ thể hóa điều chỉnh quy hoạch, các quyết định, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển DLCĐ phù hợp với thực tế tại địa phương, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại các điểm DLCĐ.

a. Các khái niệm quy hoạch, đề án, chiến lược, kế hoạch

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 đƣa ra: Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Quy hoạch, đề án, chiến lƣợc DLCĐ đƣợc lập cho phạm vi trên địa bàn cấp cấp tỉnh, tập trung vào mạng lưới các điểm du lịch cộng đồng để tạo ra các tuyến kết nối để các công ty lữ hành tạo thành chương trình tour du lịch. Bên cạnh đó còn có loại hình thứ 2 là quy hoạch chi tiết cho từng điểm DLCĐ.

Kế hoạch phát triển DLCĐ là một tập hợp những hoạt động diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, công việc sẽ triển khai thực hiện tại một điểm DLCĐ, đƣợc sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Quy hoạch, chiến lƣợc, đề án, kế hoạch phát triển DLCĐ là công cụ quản lý của nhà nước được thể hiện bằng những mục tiêu, định hướng phát triển trong một khoảng thời gian nhất định ở một điểm du lịch, hay một địa phương nào đó, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt đƣợc những mục tiêu đó.

b. Nội dung bản quy hoạch, đề án, chiến lược, kế hoạch

Luật Du lịch (2017) quy định về nội dung của quy hoạch du lịch. Còn đề án, chiến lược thì không có quy định trong Luật Du lịch nhưng thường ở

cấp tỉnh cũng hay xây dựng các đề án, chiến lƣợc về lĩnh vực nào đó của công tác du lịch. Đề án, chiến lƣợc thì ngắn gọn hơn, đơn giản hơn so với quy hoạch. Còn kế hoạch thì chỉ tập trung vào các công việc cần triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định chứ không có đánh giá, phân tích thực trạng cũng như định hướng...

- Luật Du lịch (2017) quy định nội dung quy hoạch du lịch gồm có các nội dung chính sau:

+ Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

+ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.

+ Định hướng tổ chức không gian du lịch; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

+ Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.

+ Định hướng đầu tư phát triển du lịch; xác định các danh mục dự án ƣu tiên đầu tƣ, vốn đầu tƣ.

+ Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

- Ngoài những nội dung quy định trên, quy hoạch cụ thể phát triển DLCĐ chƣa đƣợc quy định rõ nhƣng đối với quy hoạch cho một điểm DLCĐ thì sẽ đƣợc áp dụng theo quy hoạch chi tiết nên sẽ có các nội dung chủ yếu sau:

+ Phân khu chức năng theo mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

+ Xác định danh mục các dự án đầu tư, tiến độ đầu tư và phương án sử dụng đất cho các dự án.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch: cần nhấn mạnh

đến việc xác định và tổ chức bảo đảm các nguồn lực, nhƣ: vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ để thực hiện, trong đó nhấn mạnh đến các chương trình dự án ưu tiên và bảo đảm nguồn lực cho các chương trình đó.

- Nguyên tắc lập quy hoạch du lịch:

+ Phù hợp với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.

+ Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.

+ Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cƣ và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.

+ Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

c. Quy trình xây dựng quy hoạch, đề án, chiến lược, kế hoạch

Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017 của Quốc Hội quy định quy trình xây dựng quy hoạch nhƣ sau:

Bước 1: Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu dữ liệu Bước 2: Xử lý, phân tích, tổng hợp tư liệu, số liệu Bước 3: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch

Bước 4: Xây dựng báo cáo quy hoạch và các bản đồ quy hoạch Bước 5: Tham vấn ý kiến các bên liên quan

Bước 6: Thẩm định quy hoạch

Bước 7: Trình HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch

Đối với bước 1: Đơn vị tư vấn hoặc chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu một cách tổng quát và đầy đủ nhất đối với yêu cầu của một bản quy hoạch, kế hoạch.

Đối với bước 5: Tham vấn ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện và UBND xã.

Đối với bước 6: UBND huyện hoặc UBND xã thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định theo quy định tại Thông tƣ số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Đối với bước 7: UBND cấp huyện lập tờ trình lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Sau đó UBND huyện lập tờ trình trình HĐND cùng cấp để xem xét thông qua trong kỳ họp của HĐND, HĐND ra nghị quyết thông qua và giao nhiệm vụ lại cho UBND cùng cập ra quyết định phê duyệt để triển khai thực hiện.

Đối với kế hoạch thì không cần thông qua thẩm định và HĐND, các quy trình còn lại thì tượng tự như các bước trên nhưng tính chất và quy mô hẹp hơn.

d. Tiêu chí đánh giá

Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu đề ra của quy hoạch, đề án, chiến lƣợc, kế hoạch, căn cứ vào tình hình triển khai thực tế để so sánh, đánh giá. Nếu tỷ lệ thực hiện không đúng với kế hoạch, không đạt mục tiêu đề ra thì kế hoạch, mục tiêu đó xây dựng quá cao, chƣa phù hợp hoặc tỷ lệ thực hiện vƣợt quá kế hoạch, mục tiêu đề ra thì kế hoạch, mục tiêu đó xây dựng quá thấp hay công tác triển khai thực hiện quá tốt.

Mức độ hài lòng, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp đối với các định hướng, chiến lược đề ra. Nếu được người dân, doanh nghiệp ủng hộ thì việc triển khai thực hiện sẽ gặp đƣợc nhiều thuận lợi, tỷ lệ thành công của quy hoạch, đề án, chiến lƣợc, kế hoạch là rất cao bởi sẽ huy động đƣợc nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện. Điểm DLCĐ sẽ dễ thành công hơn và sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng và địa phương đó.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)