Thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.2.4. Thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động kinh

a. Nội dung triển khai thực hiện

Khi các chính sách, quy định đƣợc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan QLNN (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam...) sẽ là cơ quan đƣợc giao chủ trì theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện và có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, công bố đến các đối tƣợng có liên quan nhƣ:

các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cơ quan QLNN cấp huyện, các khu,

điểm du lịch, Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh...

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, công bố và phổ biến các chính sách pháp luật đến các tổ chức, cá nhân liên quan thông qua phương tiện thông tin truyền thông, tập huấn, hội nghị, hội thảo... về các nội dung chính sách, quy định có liên quan để hiểu và biết để triển khai thực hiện có hiệu quả.

b. Quy trình thực hiện chính sách, quy định

* Quy trình triển khai thực hiện chính sách, quy định

- Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo, các bộ phận có liên quan để triển khai các chính sách, quy định.

- Bước 2: Công bố, công khai chính sách, quy định thông qua việc tổ chức hội nghị, các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở UBND cấp huyện, cấp xã, ban quản lý, tổ hợp tác, hợp tác xã của các điểm DLCĐ.

- Bước 3: Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở UBND cấp huyện, cấp xã, ban quản lý, tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức tuyên truyền, công khai đến các người dân, doanh nghiệp như đăng báo, đài truyền thanh, tổ chức hội nghị, các buổi họp...

- Bước 4: Ban hành các quy chế phối hợp quản lý các chính sách, quy định về phát triển du lịch để thu hút sự tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo, điều hành.

- Bước 5: Công tác thanh tra, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai, thực hiện các chính sách, quy định.

- Bước 6: Tổ chức sơ kết, tổng kết quá trình triển khai chính sách, quy định theo định kỳ nhằm đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp tiếp tục tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn.

* Quy trình cấp phép đăng ký kinh doanh du lịch tại các điểm DLCĐ

- Bước 1: Các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ theo lĩnh vực mình cần xin phép. Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký kinh doanh theo mẫu, giấy thành lập

doanh nghiệp (đối với tổ chức), giấy chứng minh nhân dân, các loại giấy tờ chứng chỉ hành nghề theo quy định, giấy chứng nhận sức khỏe (trong vòng 06 tháng, nếu có), phương án kinh doanh ngành nghề theo quy định.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ tỉnh (nếu hồ sơ hợp lệ), cán bộ tại bộ phần này sẽ hướng dẫn ghi đầy đủ thông tin vào phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Mỗi hồ sơ hợp lệ sẽ có phiếu kiểm soát, thời gian hẹn trả kết quả. Sau đó bộ phận này sẽ chuyển hồ sơ đến Văn thƣ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Nếu hồ sơ không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận hướng dẫn lại cho tổ chức, cá nhân đầy về thủ tục 01 lần, viết phiếu yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ).

- Bước 3: Văn thư Sở sẽ chuyển hồ sơ này trực tiếp đến chuyên viên tham mưu, chuyên viên này thụ lý, kiểm tra hồ sơ đảm bảo đúng thời gian theo quy định. Chuyên viên tham mưu và Văn thư Sở ký vào phiếu kiểm tiếp nhận và trả kết quả. Trong thời gian bao nhiêu ngày (tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh), chuyên viên thẩm định hồ sơ, trình lãnh đạo cấp phòng ký, trình lãnh đạo Sở ký. Sau khi lãnh đạo Sở ký, chuyên viên nhận hồ sở và trả kết quả lại cho Văn thƣ sở để đóng dấu.

- Bước 4: Văn thư Sở chuyển hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ tỉnh. Theo phiếu hẹn và trả kết quả, bộ phận này trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo đường bưu điện hoặc tổ chức, cá nhân vào nhận kết quả tại bộ phần này và ký nhận hồ sơ (nộp lệ phí nếu có), kết thúc quy trình của hồ sơ.

* Quy trình ra quyết định công nhận điểm du lịch, khu du lịch địa phương

- Bước 1: Tổ chức nghiên cứu lập hồ sở công nhận điểm du lịch gồm:

Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch, khu du lịch địa phương theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch địa phương (theo mẫu); giấy chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), giấy đánh giá tác động mội trường (nếu có).

- Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ đến Văn thư của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn thƣ Sở kiểm tra hồ sơ và ký giấy biên nhận và trả kết quả với tổ

chức, trong đó có hẹn ngày trả kết quả.

- Bước 3: Văn thư Sở chuyển cho chuyên viên trực tiếp thụ lý hồ sơ và ký giấy biên nhận và trả kết quả.

- Bước 4: Trong thời gian 20 ngày làm việc, chuyên viên tham mưu giấy mời họp và kiểm tra cơ sở vật chất tại điểm du lịch, khu du lịch địa phương, các bên liên quan ký vào biên bản làm việc. Chuyên viên tham mưu tờ trình trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo phòng trình lãnh đạo Sở duyệt hồ sơ qua Qoffice, chuyên viên in tờ trình và trình lãnh phòng ký nháy văn bản, lãnh đạo Sở ký trực tiếp vào tờ trình. Chuyên viên tham mưu chuyển tờ trình đã ký và hồ sơ kèm theo cho văn thƣ Sở đóng dấu. Văn thƣ Sở gửi hồ sơ đến văn thƣ của UBND tỉnh.

- Bước 5: Trong vòng 10 ngày làm việc, văn thư UBND tỉnh trình hồ sơ trực tiếp đến chuyên viên của Văn phòng UBND tỉnh. Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra hồ sơ, tờ trình của Sở và lập phiếu trình trình lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra trình lãnh đạo UBND tỉnh ký quyết định công nhận điểm du lịch. Quyết định này sẽ đƣợc Văn thƣ Văn phòng UBND tỉnh đóng dấu và gửi quyế định công nhận qua đường bưu điện theo địa chỉ.

c. Tiêu chí đánh giá

Các tiêu chí đánh giá cũng đƣợc đƣa ra một cách cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí đó để đánh giá mức hoàn thành đối với việc triển khai các chính sách:

mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp…

- Thời gian thực hiện giải quyết hồ sơ càng ngắn hơn sơ với quy định càng tốt.

- Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện quá trình giải quyết hồ sơ.

- Các chính sách, quy định có được nhiều người dân và doanh nghiếp biết đến biết đến. Các chính sách, quy định ban hành đƣợc công bố, tuyên truyền sâu rộng thì sẽ được các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân quan tâm đầu tƣ vào các điểm DLCĐ. Nếu các chính sách, quy định không đƣợc tuyên truyền sâu rộng đến các đối tƣợng này thì xem nhƣ chính sách đó không đạt hiệu quả.

1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động của DLCĐ

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực kinh doanh du lịch là việc làm cần thiết giúp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch.

a. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Công tác thanh tra, kiểm tra là việc làm nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại các điểm DLCĐ. Theo Luật Du lịch 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan một số lĩnh vực như kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, các loại hình dịch vụ khác, điểm du lịch và khu du lịch địa phương.

* Cơ sở lưu trú du lịch

Việc thanh tra, kiểm tra lĩnh vực lưu trú được thực hiện theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Các nội dung kiểm tra cụ thể nhƣ sau:

- Các cơ sở lưu trú phải thông báo cho cơ quan QLNN du lịch cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch đó chính thức đi vào hoạt động.

- Việc thực hiện chế độ báo cáo không đúng cho cơ quan QLNN có thẩm quyền theo quy định (nhƣ việc đăng ký danh sách khách du lịch quốc tế lưu trú tại khách sạn, báo cáo không đúng thời hạn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từng tháng, thay đổi tên người đại diện pháp luật của cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đáp ứng theo đúng quy định...).

- Việc thực hiện các quy định về mẫu biển tên, hạng sao của cơ sở lưu trú du lịch.

- Gắn biển hạng sao và quảng bá cơ sở lưu trú du lịch trên các ấn phẩm không chuẩn quy định sau khi đƣợc xếp hạng.

- Không công khai niêm yết nội quy, bán không đúng giá dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch đã niêm yết.

- Không bảo đảm các tiêu chuẩn dịch vụ theo quy định.

* Hoạt động kinh doanh lữ hành

Việc thanh tra, kiểm tra lĩnh vực lưu trú được thực hiện theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Các nội dung kiểm tra cụ thể nhƣ sau:

- Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải hoạt động theo đúng chức năng đã đƣợc cấp trong giấy phép: giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa thì không đƣợc phép tổ chức tour du lịch cho khách quốc tế, không đƣợc thực hiện tổ chức tour du lịch cho khách ra nước ngoài khi không được cấp phép outbound.

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành không đủ bốn năm (lữ hành quốc tế) và không đủ ba năm (lữ hành nội địa) làm việc trong lĩnh vực lữ hành; không có bằng cấp đúng chuẩn theo quy định nhƣ phải có bằng cao đẳng chuyên ngành lữ hành đối với công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, trung cấp chuyên ngành lữ hành đối với công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Nếu chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ kinh doanh lữ hành.

- Không có hợp đồng lữ hành và chương trình tour du lịch bằng văn bản đối với khách du lịch và đại diện của khách du lịch.

- Sử dụng người quốc tịch nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.

* Hướng dẫn viên du lịch

- Sử dụng bằng, chứng chỉ giả trong việc xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

- Hướng dẫn đoàn khách đi du lịch mà không mang theo thẻ hướng dẫn viên đã đƣợc cấp.

- Hướng dẫn đoàn khách mà không mang theo hợp đồng và chương trình du lịch với công ty lữ hành.

- Hướng dẫn khách du lịch đi không đúng theo chương trình với công ty lữ hành, tự ý lƣợt bỏ bớt các điểm tham quan.

* Các loại dịch vụ khác: Dịch vụ ăn uống, sịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

- Làm ô nhiễm môi trường xung quanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sơ ăn uống làm cho khách bị đau bụng hay ngộ độc

thức ăn, không đảm bảo an toàn cho du khách…

* Công nhận điểm du lịch địa phương

- Phương tiện kết nối không đảm bảo: điện thoại, máy tính, internet - Hệ thống cung cấp nước sạch không đảm bảo

- Không có hướng dẫn viên tại điểm DLCĐ - Không có dịch vụ ăn uống, mua sắm - Không có người trực 24/24 giờ mỗi ngày

- Không có thiết bị thu gom rác thải, ô nhiễm môi trường b. Quy trình thanh tra, kiểm tra

- Bước 1: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm từ cuối của năm trước để triển khai trong năm nay (trừ những trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có sự cố xảy ra được phát hiện).

- Bước 2: Ban hành kế hoạch kiểm tra.

- Bước 3: Ban hành quyết định thành lập Đoàn đi thanh tra, kiểm tra.

- Bước 4: Họp Đoàn kiểm tra và thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra đến các đối đƣợc kiểm tra.

- Bước 5: Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại các đối tượng kiểm tra, tiến hành lập biên bản, người đại diện của đối tượng kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra ký biên bản.

- Bước 6: Ra quyết định xử phạt đối với những đối tượng vi phạm.

- Bước 7: Báo cáo kết quả của đợt kiểm tra.

c. Quy trình xử lý vi phạm

- Bước 1: Lập biên bản nêu rõ các hành vi vi phạm theo quy định nào, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, sau đó tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

- Bước 2: Kết thúc đợt kiểm tra, căn cứ vào biển bản các cuộc họp, căn cứ vào thời gian và địa điểm hẹn với đối tƣợng vi phạm hành chính, Chánh Thanh tra sở làm việc với đối tƣợng vi phạm, tiếp nhận việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Bước 3: Chánh Thanh tra Sở ra quyết định xử phạt đối với đối tượng vi phạm.

d. Tiêu chí đánh giá

- Công tác thanh tra, kiểm tra có hợp lý về mặt thời gian, có ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.

- Sau kiểm tra, tỷ lệ vi phạm có vi phạm trở lại không. Nếu các hành vi vi phạm không vi phạm trở lại sau việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thì có mang lại hiệu quả, nếu việc vi phạm tiếp tục tiếp diễn thì cần có biện pháp mạnh hơn để răn đe và chấn chỉnh tình trạng vi phạm.

- Hành vi và thái độ của đoàn thanh tra đối với các đối tƣợng thanh tra, kiểm tra. Cán bộ QLNN có thái độ lịch sự, văn minh, có hướng dẫn các giải pháp để khắc phục sau khi kiểm tra hay không.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)