Đặc điểm về môi trường và thể chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.1.4. Đặc điểm về môi trường và thể chế

Quảng Nam là tỉnh nằm ở vùng trọng điểm miền Trung, nơi có rất nhiều thiên tai xảy ra chính vì vậy mà tỉnh Quảng Nam có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường. Quảng Nam có công ty môi trường chuyên thu gom và xử lý rác thải, Công ty này cũng thành lập các chi nhánh ở các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh để thực hiện công việc này. UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 về việc tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị này đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc này.Trên

cơ sở đó, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chính quyền cấp xã triển khai thực hiện trên địa bàn mình quản lý, đặc biệt chú ý công tác môi trường, vệ sinh tại các điểm DLCĐ.

Ngành du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2011 cũng có ban hành Đề án đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam. và có kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó có đặt ra nhiều vấn đề: khảo sát, điều tra, đáng giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch; khảo sát thu thập số liệu về hiện tượng nước biển dâng, đánh giá hiện trạng và tác động của nước biển dâng; đề ra giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu; xác định khu vực ƣu tiên, lĩnh vực ƣu tiên, các hoạt động ƣu tiên ứng phó với biển đổi khí hậu của ngành du lịch. Lĩnh vực ƣu tiên gồm: khách sạn, khu du lịch và các điểm tham quan du lịch, trong đó có một số điểm DLCĐ;

hoạt động ưu tiên: hoạt động tham quan, lữ hành, lưu trú. Từ đó, tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể có nội dung các công việc cần thực hiện và thời gian thực hiện cho mỗi hoạt động. Đối với các điểm DLCĐ thì tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành du lịch trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch.

b. Đặc điểm về thể chế

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 6/10/2014 quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tại các huyện miền núi và hải đảo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Một số điểm DLCĐ nằm trên địa bàn vùng núi và hải đảo thuộc tỉnh Quảng Nam đều sẽ được hưởng hỗ trợ theo Quyết định này. Thêm vào đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia hoạt động kinh doanh hoặc đầu tƣ vào các điểm DLCĐ này cũng được hưởng hỗ trợ. Các nội dung hỗ trợ của Quyết định số 24 gồm: hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ lãi suất vay để đầu tƣ du lịch, hỗ trợ tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, hỗ trợ kinh phí đào tạo và đào tạo lại, hỗ trợ công tác quảng bá và xúc tiến du lịch, hỗ trợ miễn giảm thuế đối với nhà đầu tƣ du lịch, hỗ trợ đối với hoạt động lữ hành. Quyết định này ban hành năm 2014, tuy nhiên đến năm 2016 mới hỗ trợ đƣợc 01 điểm du lịch Đỉnh Quế của huyện Tây Giang với tổng

mức 250 triệu đồng. Trong năm 2018 này sẽ hỗ trợ tiếp cho làng Đại Bình thuộc huyện Nông Sơn với mức hỗ trợ tương tự 250 triệu đồng. Quyết định này ra đời cũng đã thu hút đƣợc các nguồn lực dù chƣa mạnh nhƣng cũng đã đem lại hiệu quả cho từng điểm du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đƣợc UBND tỉnh giao chủ trì để triển khai thực hiện. Đây là công tác hỗ trợ sau đầu tƣ, các điểm du lịch hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán, UBND cấp huyện sẽ thẩm định hồ sơ này trình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời gửi Sở Tài chính, 02 cơ quan này phối hợp để trình UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ.

Quyết định số 4143/QĐ-UBND ngày 16/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Theo Quyết định này thì sẽ hỗ trợ tất cả các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 03 hạng mục chính: bãi đỗ xe có mái che, nhà đón tiếp khách du lịch, nhà vệ sinh công cộng. Các điểm du lịch đã được hưởng hỗ trợ này: Bhờ Hôồng, Cẩm Thanh, Trà Nhiêu, Trà Quế, Za Ra. Đây là các hạ tầng thiết yêu của một điểm du lịch cần phải có để đón khách du lịch. Các mức hỗ trợ đối với Quyết định này phân ra làm 02 vùng: Vùng núi thì tỉnh áp dụng nguồn theo cơ chế tỉnh hỗ trợ 70% - huyện 30%, đói với đồng bằng thì mức hỗ trợ này là 50% - 50%. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đƣợc UBND tỉnh giao chủ trì để triển khai thực hiện. Kinh phí hỗ trợ sẽ đƣợc UBND tỉnh chuyển trực tiếp đến UBND cấp huyện để triển khai thực hiện việc hỗ trợ. UBND cấp huyện sẽ là đơn vị đƣợc UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm chủ đầu tƣ. Việc này một mặt thu hút nguồn lực đầu tƣ cấp huyện, mặt khác nâng cao chất lƣợng các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nhằm thúc đẩy và thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức kinh tế, UBND tỉnh Quảng Nam đã thành lập Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tƣ. Trung tâm này hình thành hỗ trợ giải quyết nhanh hơn thủ tục hành chính, các thủ tục đầu tƣ đƣợc công khai, minh bạch rõ ràng giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giải quyết nhanh các thủ tục đầu tƣ mà không cần phải tìm đến từng cơ quan có liên quan. Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ muôn tìm hiểu thông tin đâu tƣ vào tỉnh Quảng Nam.

Tổ chức theo dõi, giám sát các hoạt động thực thi công vụ liên quan đến việc

giải quyết thủ tục đầu tƣ đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Theo dõi tình hình thực hiện dự án, làm đầu mối phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu giải quyết để dự án triển khai đúng tiến độ, kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)