CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam
Sự hình thành các điểm DLCĐ: DLCĐ bắt đầu phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1990 nhƣ Bản Lác, Sa Pa ở phía Bắc; Thới Sơn ở Tiền Giang... DLCĐ tại Quảng Nam cũng bắt đầu hình thành khá sớm nhƣng đều mang tính tự phát, nên hoạt động không hiệu quả và không mang lại lợi ích kinh tế nhƣ mong đợi. Từ năm 2010, các điểm DLCĐ mới bắt đầu hình thành ban quản lý, rồi tiếp đến là các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác ra đời. Điều này dần khẳng định đƣợc vị thế và đƣa DLCĐ dần đi vào nề nếp, mang lại sự chủ động thật sự cho người dân làm du lịch đúng với ý nghĩa của một điểm DLCĐ.
Bảng 2.1. Các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
TT Điểm DLCĐ Năm Mô
hình
Thành
viên Xã, phường
1 Làng Trà Nhiêu 2011 BQL 5 Duy Vinh
2 Làng trái cây Đại Bình 2017 HTX 7 Quế Trung
3 Rừng dừa Cẩm Thanh 2017 BQL 43 Cẩm Thanh
4 Làng Bhờ Hôồng 2013 BQL 4 Sông Kôn
5 Làng Dhờ Rôồng 2013 BQL 3 Tà Lu
6 Làng gốm Thanh Hà 2014 BQL 7 Thanh Hà
7 Làng rau Trà Quế 2010 BQL 6 Cẩm Hà
8 Làng mộc Kim Bồng 2011 BQL 3 Cẩm Kim
TT Điểm DLCĐ Năm Mô hình
Thành
viên Xã, phường
9 Làng Triêm Tây 2015 HTX 20 Điện Phương
10 Làng dệt thổ cẩm Zara 2011 HTX 30 Tà Bhing
11 Làng Cơtu 2018 HTX 256 Tà Bhing
12 Làng rau An Mỹ 2016 BQL 5 Cẩm Châu
13 Làng Mỹ Sơn 2013 BQL 6 Duy Phú
14 Bãi Hương Cù Lao Chàm 2012 BQL 6 Tân Hiệp 15 Làng bích họa Tam Thanh 2018 HTX 8 Tam Thanh
16 Làng cổ Lộc Yên 2018 HTX 8 Tiên Cảnh
17 Đỉnh Quế 2016 BQL 8 Tây Giang
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam) b. Khách du lịch đến các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh
Thực tế tại một số điểm DLCĐ trước khi hình thành BQL, HTX hay THT thì nhiều điểm đã có khách du lịch nhƣng hầu nhƣ chƣa hình thành tổ chức nên mang tính tự phát. Các cơ quan QLNN về du lịch cũng chƣa can thiệp kịp thời để hỗ trợ cũng nhƣ chỉ đạo triển khai thực hiện một cách bài bản. Chính vì vậy mà công tác thống kê, đánh giá trước đây không thực hiện đƣợc, mà muốn có số liệu này thì phải thông qua các công ty lữ hành đƣa khách đến, mà điều này rất khó thu thập. Nếu thu thập số liệu thông qua chính quyền địa phương thì số liệu thu thập cũng sẽ không chính xác. Số liệu này chỉ thu thập và đƣợc thống kê chính xác khi hình thành tổ chức tại các điểm DLCĐ. Tùy vào từng điểm du lịch cộng đồng mà sẽ có những hợp đồng phục vụ khách du lịch đối với các công ty lữ hành, bán vé tham quan... mà sẽ có con số thống kế tương đối đầy đủ.
Bảng 2.2. Tổng lượt khách đến các điểm DLCĐ Tổng lượt khách (người)
2013 2014 2015 2016 2017 BQ
Tổng lƣợt khách 188.676 265.825 146.251 330.206 561.478 31,3 Mức tăng trưởng 77.149 -119.574 183.955 231.272
Tỷ lệ tăng trưởng (%) 40,89 -44,98 125,78 70,04
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình khách du lịch đến các điểm DLCĐ tăng dần. Chỉ có năm 2015 thì tình hình khách bị sụt giảm nghiêm trọng.
Khách đến các điểm DLCĐ giảm sút có nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, đây cũng là năm mà lƣợng khách du lịch đến tỉnh Quảng Nam tăng rất ít. Xem chi tiết tại Phụ lục 1.1 dễ nhận thấy, các điểm DLCĐ tại Hội An khách giảm rất nhiều. Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Đông gần với đảo Hoàng Sa tháng 5/2015, biển Cửa Đại sạt lở nghiêm trọng vào tháng 10/2014. Thời điểm cuối năm 2014 là rất nóng về chính trị trong khu vực Đông Nam Á nói chung, cộng với hình ảnh của biển Cửa Đại sạt lở đƣợc đăng tải trên các trang mạng xã hội. Tiếp sau đó là bắt đầu từ đầu năm 2015 là khách du lịch và các công ty lữ hành hủy tour đến Quảng Nam rất nhiều, các khu nghỉ mát ven biển thời điêm năm 2015 rất vắng khách. Thời điểm này chính quyền tỉnh Quảng Nam đã tích cực có những hành động rất tích cực nhƣ: phối hợp với báo chí để giải thích cụ thể về tình hình biển Cửa Đại, tổ chức sự kiện ẩm thực tại bờ biển Cửa Đại với sự tham dự của rất nhiều công ty lữ hành trên toàn quốc và báo chí để chứng tỏ rằng Quảng Nam vẫn còn biển Cửa Đại, chính quyền tỉnh Quảng Nam và các resort ven biển triển khai nhiều giải pháp khắc phục tình hình sạt lở và tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Quảng Nam và các resort ở biển Cƣa Đại.
Đến năm 2016 thì phục hồi tăng trưởng trở lại và tiếp tục tăng trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
c. Doanh thu du lịch tại các điểm DLCĐ
Bảng 2.3. Doanh thu từ các điểm DLCĐ Tổng doanh thu du lịch (triệu đồng)
BQ
2013 2014 2015 2016 2017
Doanh thu du lịch 2.181,44 3.256,79 5.037,83 7.429,46 23.537,69 Mức tăng trưởng 1.075,35 1.781,04 2.391,63 16.108,32 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 49,30 54,69 47,47 216,82
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam) Nhận xét: Bảng doanh thu lại có một ngữ cảnh khác so với khách du lịch đến các điểm DLCĐ. Mặc dù lƣợng khách du lịch giảm nhƣng doanh thu
tại các điểm DLCĐ vẫn không giảm vào năm 2015 mà ngƣợc lại vẫn tăng.
Đây cũng phù hợp với tình hình thực tế là tại thời điểm 2015 thì điểm DLCĐ Thanh Hà nâng cấp nhiều dịch vụ và tăng giá vé, có 02 chính sách giá áp dụng cho khách du lịch Việt Nam và khách Du lịch nước ngoài. Ngoài ra thì đây là thời điểm làng DLCĐ Triêm Tây phát triển rất nóng và lƣợng khách đến rất đông, HTX Triêm Tây đƣợc thành lập và bắt đầu thu tiền khách thông qua các dịch vụ tại làng Triêm Tây.
d. Tổng số hộ dân có tham gia kinh doanh du lịch
Bảng 2.4. Tổng số hộ dân tham gia kinh doanh du lịch Hộ dân tham gia kinh doanh du lịch (hộ) 2013 2014 2015 2016 2017 BQ
Tổng số hộ 64 77 102 118 178 29,14
Mức tăng trưởng 13 25 16 60
Tỷ lệ tăng trưởng (%) 20,31 32,47 15,69 80,58
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam) Ở đây ta thấy, số hộ dân tham gia làm du lịch tại các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tăng dần theo từng năm, trong 05 năm con số này tăng hơn 2,7 lần. Điều này cũng phản ánh tình hình phát triển du lịch tại các điểm DLCĐ ngày càng tốt lên, người dân tham gia làm du lịch tăng dần, điều này sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân tại các điểm DLCĐ, hướng đến phát triển du lịch bền vững.