Tình hình thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH QUẢNG NAM

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.2.4. Tình hình thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Nam cũng thực hiện theo chủ trương của Trung ương là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian, thủ tục hành chính.

Quảng Nam cũng đã thực hiện cơ chế một cửa điện tử liên thông, nâng cao chất lượng phục vụ, lấy mức độ hài lòng của tổ chức, người dân, doanh nghiệp làm thước đo thành công của công tác cải cách hành chính của tỉnh.

Trong các năm 2013 đến 2017, chỉ số cải cách hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn đƣợc cải thiện qua các năm, cụ thể năm 2013 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đứng thứ 19/20 đơn vị khối sở ngành. Sau 5 năm đến năm 2017 thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đứng nhất khối các sở ngành. Đây có thể thấy là công tác chỉ đạo điều hành chung của Sở về cải cách thủ tục hành chính là rất tốt. Cụ thể:

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính các sở ngành cấp tỉnh từ năm 2013 đến năm 2017

TT Sở, ngành Năm

2017

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

Năm 2013 1 Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch 1 2 5 17 19

2 Sở Công Thương 2 1 1 3 2

3 Sở Lao động, Thương

binh và Xã hội 3 19 17 11 17

4 BQL Khu KTM Chu Lai 4 21 20 15 16

5 Sở Nội vụ 5 4 4 6 8

6 Sở Ngoại vụ 6 15 14 10 12

7 Văn phòng UBND tỉnh 7 9 11 19 14

11 Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn 11 13 6 1 3

14 Sở Thông tin và Truyền

thông 14 5 3 5 1

15 Sở Tài chính 15 10 10 12 6

16 Sở Giao thông vận tải 16 6 9 4 5

20 Sở Tài nguyên và Môi

trường 20 3 7 2 4

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp chỉ số cải cách hành chính 05 năm 2013 - 2017 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam) Quảng Nam xác định nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị là cấp thiết; thực hiện tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp nhằmthực hiện tốt công tác cán bộ trong các khâu. Hiện nay, thực trạng công tác cấp giấy phép, đăng ký kinh doanhđã và đang tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.

Trong công tác thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định, quy trình QLNN về DLCĐ thì tỉnh Quảng Nam đã triển khai rất nhiều

quy định, chính sách và các văn bản có liên quan. Công tác triển khai thực hiện và ban hành nhiều văn bản, nhƣng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế:

Công tác triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch mới của tỉnh Quảng Nam là quá chậm. Việc triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch còn nhiều chồng chéo, chƣa đồng bộ và thiếu nguồn lực nên rất khó cho ngành du lịch xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành sát với thực tế. Điều này nó khó trong việc xây dựng chiến lược riêng, hoặc mạng lưới các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh để đầu tƣ phát triển bài bản.

Chƣa có hẳn một chính sách riêng cho du lịch cộng đồng đủ mạnh để thúc đẩy phát triển DLCĐ tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Nam.

Các mức hỗ trợ của các chính sách đƣa ra còn quá thấp nên chƣa thật sự tạo đƣợc động lực thu hút đầu tƣ tại các điểm DLCĐ, kể cả thu hút nguồn lực đầu tư của người dân tại các điểm DLCĐ và nguồn lực đầu tư từ bên ngoài.

Một số dự án du lịch tại các điểm DLCĐ triển khai tiến độ đầu tƣ chậm hoặc không triển khai. Việc đầu tƣ hạ tầng thiết yếu tại các điểm DLCĐ còn hạn chế, nhiều hạ tầng thiết yếu còn thiếu: bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Một số điểm DLCĐ có nhiều tiềm năng để khai thác nhƣng hạ tầng giao thông kết nối còn thiếu và yếu, chất lượng đường không đảm bảo để phục vụ phát triển du lịch. Một số điểm du lịch đƣợc xác định có tiềm năng ở phía Nam và phía Tây của tỉnh vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, làm cho phát triển du lịch chưa đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Nguồn nhân lực cho du lịch thiếu, trình độ quản lý, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động trong ngành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Chưa có người địa phương có trình độ để quản lý và điều hành các điểm du lịch hiệu quả.

Ngân sách cấp cho công tác xúc tiến, quảng bá DLCĐ còn quá thấp, chưa tạo được sức thu hút lớn các thị trường trọng điểm. Nghiên cứu, khai thác thị trường du lịch còn ở dạng đơn giản. Hoạt động lữ hành tuy đã có

bước chuyển biến nhưng vẫn chưa chủ động được nguồn khách, chưa vươn ra được thị trường các nước. Việc liên kết hợp tác phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, các cam kết, liên kết hợp tác phát triển du lịch chƣa đƣợc triển khai do hạn hẹp về kinh phí.

Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hài lòng về các chính sách quy định liên quan đến DLCĐ, tác giả sử dụng 150 phiếu đƣợc phân chia đến các đối tƣợng liên quan nhƣ sau: Cán bộ làm công tác QLNN về du lịch: 30 phiếu; Ban quản lý, Hợp tác xã, Tổ hợp tác: 50 phiếu; Người dân tại các điểm DLCĐ: 50 phiếu; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: 20 phiếu, cụ thể:

Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hài lòng về các chính sách quy định liên quan đến DLCĐ

Các chính sách, quy định

Rất không

hài lòng

Không hài lòng

Tạm hài lòng

Hài lòng

Rất hài lòng

Quy trình cấp phép đăng ký kinh doanh du lịch

0 2 7 141 0

Quy trình ra quyết định công nhận điểm du lịch

0 0 5 145 0

Thời gian thực hiện giải quyết thủ tục, hồ sơ 0 6 21 123 0 Chính sách quy định triển khai đến người dân,

doanh nghiệp

0 14 56 77 3

Các văn bản, quy định chuyển tải đến ông bà kịp thời

3 34 41 67 5

Thủ tục hành chính có rườm rà 0 7 31 103 9

Các văn bản hướng dẫn có dễ hiểu, rõ ràng 0 21 34 91 4 Các cơ chế, chính sách có phù hợp 21 46 41 42 0 Các văn bản ban hành không chồng chéo nhau 0 0 31 199 0

Tổng cộng 24 130 267 988 21

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả) Quy trình cấp phép đăng ký kinh doanh du lịch, quy trình ra quyết định công nhận điểm du lịch, thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ, thủ tục hành chính có rườm rà cơ bản các ý kiến rơi vào tạm hài lòng và hài lòng. Trong bảng tổng hợp này có số điểm cần quan tâm: Các văn bản, quy định chuyển tải đến

ông bà kịp thời có 3 phiếu đánh giá rất không hài lòng rơi vào người dân và ban quản lý. Tại các điểm DLCĐ đa phần là chƣa đƣợc kết nối internet, các điểm ở xa trung tâm hành chính tỉnh, đặc biệt là các điểm du lịch ở các huyện miền núi thì công tác chuyển tải văn bản hành chính mất nhiều thời gian, việc này ảnh hưởng đến công tác triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sẽ bị chậm dẫn đến chậm trong công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan QLNN.

05 phiếu rất hài lòng rơi vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các đơn vị kinh doanh lữ hành đã đƣợc Sở VHTT&DL thiết lập hệ thống email, điện thoại nên khi các chính sách, quy định đƣợc ban hành thì bộ phận chuyên môn của Sở VHTT&DL ngoài việc gửi đi bằng văn bản, một mặt chuyển trực tiếp đến email của các doanh nghiệp nên đƣợc đánh giá tốt điểm này. Việc này giúp công tác triển khai các chủ trương, chính sách kịp thời cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch ; Các cơ chế, chính sách có phù hợp có 21 phiếu rất không hài lòng rơi vào các Ban quản lý, Hợp tác xã, Tổ hợp tác. Các cơ chế, chính sách liên quan đến DLCĐ chƣa có văn bản quy định riêng, nên việc theo dõi để thực hiện việc hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ là khó khăn.

Điều này cũng phù hợp với việc các văn bản đƣợc ban hành không chồng chéo nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)