Tổng quan về cấu trúc mô hình Keynes mới

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KEYNES MỚI

2.2. Những lý luận cơ bản về mô hình Keynes mới

2.2.1. Tổng quan về cấu trúc mô hình Keynes mới

Trên thế giới, các mô hình kinh tế vĩ mô quy mô lớn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và vận dụng phân tích chính sách kể từ năm 1970 kết hợp việc phân tích số liệu dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, Lucas (1976) đã chỉ ra hạn chế của các mô hình này. Trong khi các mô hình này đều dựa trên giả định chung là cách thức phản ứng chính sách của các tác nhân kinh tế trên thị trường là bất biến, yếu tố kỳ vọng của các tác nhân kinh tế về sự thay đổi chính sách có thể khiến cách thức phản ứng chính sách thay đổi. Trước những phản biện của Lucas, Kydland & Prescott (1982) đưa ra mô hình chu kỳ kinh doanh thực (Real Business Cycle – RBC) với nền tảng kinh tế vi mô trong đó các hộ gia đình tối ưu hóa lợi ích với ràng buộc về thu nhập, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong ràng buộc về các yếu tố đầu vào như tối thiểu hóa chi phí dựa trên ràng buộc về vốn, lao động và công nghệ, xã hội tối đa hóa phúc lợi xã hội.

Vì vậy, những tham số trong mô hình RBC bất biến khi chính sách thay đổi. Mặc dù vậy, mô hình RBC cũng vấp phải một số phản biện khi mới chỉ tính đến cú sốc cung (sốc năng suất lao động) mà chưa tính đến cú sốc cầu, nói cách khác trong phạm vi của mô hình RBC, CSTT không ảnh hưởng đến sản lượng và biến vĩ mô khác. Điều này dường như khó thuyết phục các nhà kinh tế cũng như các NHTW, dẫn đến sự ra đời của một mô hình mới kết hợp mô hình RBC và tính phi trung lập của CSTT18 (monetary non-neutrality) trong ngắn hạn là các lớp mô hình theo trường phái Keynes mới. Các mô hình theo trường phái này giải quyết các câu hỏi mang tính chính sách như đánh giá tác động của các cú sốc cầu, vai trò của CSTT, CSTK … đánh dấu sự kết hợp giữa nền tảng kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô của trường phái Keynes mới cùng các kỹ thuật ước lượng cao cấp. Các lớp mô hình theo trường phái Keynes mới ngoài việc giữ lại nền tảng vi mô có thể đưa thêm yếu tố cứng nhắc danh nghĩa (từ giá, lương) - là nguyên nhân dẫn đến tính phi trung lập của CSTT trong ngắn hạn (Romer & Romer, 2000), cũng như yếu tố cứng nhắc thực (từ chi phí điều chỉnh vốn) để giải thích cho các hàm phản

18 Tính phi trung lập của tiền khẳng định vai trò và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Điều này trái ngược với lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế (RBC) là lý thuyết cổ điển, theo đó giả định rằng tiền có tính trung lập, đây được xem là đặc tính căn bản của trường phái này. Thứ nhất, trường phái RBC cho rằng chính sách tiền tệ không ảnh hưởng tới các biến thực tế như sản lượng và việc làm. Thứ hai, trường phái này cho rằng sự thay đổi mức cung tiền không ảnh hưởng đến các biến thực tế. Do đó, lý thuyết cổ điển cho phép các nhà nghiên cứu xem xét các biến thực tế được xác định mà không cần quan tâm đến khối lượng cung ứng tiền tệ. Khi đó, trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ quyết định mức giá và tất cả các biến danh nghĩa khác. Sự tách rời giữa các biến thực tế và danh nghĩa được gọi là sự phân đôi cổ điển.

ứng trong nghiên cứu mô hình thực nghiệm. Cũng bởi đặc điểm cứng nhắc danh nghĩa (normal rigidity) mà CSTT phát huy vai trò bình ổn kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn, do có sự đánh đổi giữa sản lượng mục tiêu và lạm phát (Erceg, Henderson và Levin, 2000).

Do đó, để phản ánh thực tế này, mô hình Keynes mới được mở rộng và đưa thêm các thông tin/tham số đại diện cho sự cứng nhắc này trên thị trường lao động. Mặc dù việc đưa sự cứng nhắc của giá và lương vào trong mô hình khiến cho tác động của các cú sốc trở nên lâu dài hơn nhưng không làm thay đổi cơ chế truyền dẫn của CSTT. Mô hình Keynes mới mở rộng cho nền kinh tế mở, mô hình hóa những vấn đề của nền kinh tế mở như tình trạng đô la hóa, tự do hóa tài khoản vốn và sự truyền dẫn của tỷ giá lên lạm phát (Gali và Monacelli, 2005). Đặc biệt, trong nền kinh tế mở, tỷ giá đóng vai trò quyết định trong phân bổ giữa tổng cầu, nguồn lực trong nước và nhập khẩu. Vì vậy, những cú sốc lên nền kinh tế đòi hỏi phải có những điều chỉnh tỷ giá phù hợp (kênh truyền dẫn tỷ giá của CSTT). Như vậy, một CSTT tối ưu cần kiểm soát lạm phát trong nước ở mức mục tiêu nhờ cơ chế tỷ giá linh hoạt mà vẫn có thể xem xét duy trì sự ổn định tỷ giá trong ngắn hạn do sự tồn tại của tính cứng nhắc trong nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, một loạt các nghiên cứu thảo luận về khoảng trống trong phân tích mô hình AS/AD như Colander (1995) nhằm đưa ra một mô hình kinh tế vĩ mô thay thế cho mô hình IS/LM – AS/AD19. Trong đó, có nhiều ảnh hưởng nhất là mô hình IS – MP – IA20 (IS - MP (chính sách tiền tệ) - IA (điều chỉnh lạm phát)) của Romer (2000), Taylor (1993) và Romer (2000) chỉ ra các NHTW hiện đại không còn tiếp tục mục tiêu về cung tiền mà thay bằng lãi suất và thay mức giá cả bằng lạm phát trong mô hình AS/AD. Một minh chứng là nghiên cứu về mô hình Keynes mà không có đường cong LM21 (Romer, 2000) và thay thế bởi quy tắc chính sách tiền tệ dựa trên lãi suất – quy tắc Taylor (Taylor, 1993) đối với khuôn khổ IS - LM - AS. Mô hình của Walsh (2002) nhấn mạnh rằng các NHTW không đặt mục tiêu lãi suất mà thay thế bằng mục tiêu lạm phát; mô hình AD (tổng cầu) - PA (điều chỉnh giá) của Weerapana (2003), mô hình IS - PC (Phillips) - MR (nguyên tắc chính sách tiền tệ) của Carlin, Wendy &

Soskice (2005) và mụ hỡnh BMW22 của Bofinger, Mayer và Wollmershọuser (2005) đều

19 IS/LM – AS/AD: Investment Saving/ Liquidity Preference Money Supply - Aggregate Supply/ Aggregate Demand (Mishkin, 2012). Xem chi tiết tại phụ lục 7 về mô hình IS - LM.

20 Mô hình giả định NHTW thực thi LSCS thay cho quy tắc cung tiền được trình bày tại phụ lục 8.

21 Các lập luận nhằm giảm thiểu vai trò của đường cong LM được trình bày chi tiết tại phụ lục 9.

22 Mô hình BMW được trình bày tại phụ lục 10.

là các công trình nghiên cứu trình bày đồ thị phong phú nhằm phân tích các mô hình Keynes mới mô tả tương tác giữa lạm phát, độ lệch sản lượng và lãi suất. Đây được xem là một trong các mô hình thực nghiệm nổi bật cho phép so sánh dễ dàng các quy tắc CSTT tối ưu và đơn giản hóa, cung cấp những lợi thế quan trọng hơn so với mô hình IS/LM – AS/AD, mô hình này có thể phân tích các khái niệm quan trọng như lạm phát mục tiêu và quy tắc CSTT. So với các phương pháp khác gần đây của Romer (2000);

Taylor (2001) và Walsh (2002), mô hình BMW đề cập rõ ràng đến phản ứng của NHTW đối với những cú sốc cầu và tập trung vào sự tín nhiệm của NHTW, đóng vai trò then chốt trong mục tiêu kiềm chế lạm phát. Cấu trúc mô hình Keynes mới này cũng mô tả tương tác chung của ba bộ đối tượng kinh tế vĩ mô. Phương trình IS mô tả hành vi của hộ gia đình, AS (tổng cung) giới thiệu quyết định giá doanh nghiệp và MR (quy tắc tiền tệ) đặc tả việc thực thi chính sách tiền tệ bởi NHTW. Hay có thể hiểu cấu trúc mô hình này tập trung vào việc xây dựng CSTT ở các NHTW, dẫn xuất từ nghiên cứu của Gali và Monacelli (2002), cách thức tiếp cận của Lubik và Schorfheide (2007). Nền kinh tế mở có thể có các giao dịch liên thời kỳ (inconsistency time) nhằm tránh được những hạn chế của nền kinh tế đóng.

Bài nghiên cứu xây dựng mô hình tương tự như các mô hình Keynes mới được phổ biến bởi Clarida, Gali và Gertler (1998, 1999, 2000), các khối xây dựng chính trong tất cả các mô hình bao gồm: (i) Một phương trình IS, thể hiện mối quan hệ giữa độ lệch sản lượng và lãi suất thực; (ii) Một đường cong Phillips biểu hiện mối quan hệ giữa lạm phát và độ lệch sản lượng; (iii) Quy tắc chính sách tiền tệ được đánh giá theo hoặc dẫn xuất từ hàm tổn thất xã hội (loss function). Trong khi phương trình IS vẫn tồn tại trong mô hình Keynes mới (mặc dù hiện nay nó bắt nguồn từ các nền tảng vi mô), những thay đổi quan trọng so với mô hình IS/LM - AS/AD là chính sách tiền tệ được mô tả bởi quy tắc lãi suất (thay cho quy tắc cung tiền), lạm phát được đưa vào trong mô hình (thay cho mức giá cả), và phía cung của nền kinh tế được tổng hợp bởi đường cong Phillips (thay cho đường tổng cung AS không còn phù hợp). Ngoài ra để mở rộng mô hình Keynes mới cho kinh tế mở cửa nên xét đến ảnh hưởng của thị trường hàng hóa quốc tế và thị trường tài chính quốc tế đối với nền kinh tế trong nước.

Sự phát triển của các mô hình Keynes mới cũng được mở rộng khi đưa thêm ma sát thị trường hay tổn thất do thị trường không hiệu quả trên thị trường lao động hay thị trường tài chính (sự mở rộng này đặc biệt có ý nghĩa sau cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu 2008). Đối với các NHTW, việc ứng dụng mô hình này cũng trở nên phổ biến hơn, bổ sung và thay thế các mô hình kinh tế lượng cổ điển, nhất là ở các NHTW theo đuổi cơ chế CSTT lạm phát mục tiêu23. Khi đó, các cú sốc nước ngoài, chẳng hạn tỷ giá hối đoái có thể làm thay đổi sự biến động chu kỳ kinh doanh trong nước.

2.2.1.1. Cấu trúc mô hình Keynes mới 3 phương trình

Theo Nguyễn Đức Trung (2016), mô hình Keynes mới lý thuyết chuẩn (Standard New Keynes model) bao gồm: (1) đường Phillips Keynes mới, (2) phương trình IS động và (3) phương trình quy tắc lãi suất Taylor (1993). Cụ thể:

1 1 2 2 3

1 1 2 2 3

1 1 2 2 3 4 .

( ) ,

,

t t t t t t

t t t t t

t t t t t t

x a x a x a i u

b b b x e

i c i c i c c x v

  

 

 

 

    

   

    

(2.1)

Trong hệ phương trình (2.1); xt,t&it lần lượt là độ lệch sản lượng24 (output gap), chênh lệch lạm phát (so với lạm phát mục tiêu) và chênh lệch lãi suất (so với lãi suất tự nhiên); u et, &t vt lần lượt là cú sốc của phương trình IS, cú sốc phương trình Phillips Keynes mới (New Keynes Phillips - NKP) và cú sốc phương trình CSTT (MP).

2.2.1.2. Cấu trúc mô hình Keynes mới 4 phương trình

Nhằm đơn giản hóa, mô hình Keynes mới giản lược (reduced - form) được sử dụng cho nghiên cứu này làm nguồn thông tin tiền nghiệm là một biến thể của mô hình được đề xuất bởi Lubik và Schorfheide (2007), một dạng đơn giản của Galí và Monacelli (2002). Mô hình của Lubik và Schorfheide (2007) đã từng được sử dụng để ước lượng trong nghiên cứu tại New Zealand bởi Lees và cộng sự (2007), hay đã từng được đề cập đến (Chen, 2010); kế thừa từ nghiên cứu của cùng tác giả del Negro và Schorfheide (2004) và phát triển hoàn thiện hơn bởi Hodge và cộng sự (2008); sử dụng để ước lượng cho nền kinh tế Úc và mô hình này cũng được xem như là một mô hình Keynes mới có thể biểu diễn cho nền kinh tế mở và nhỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này đã bỏ qua nhiều đặc điểm trong mô hình truyền thống nhằm đảm bảo tính tương thích với dữ liệu như hành vi tiêu dùng hay cách thiết lập chỉ số giá cả. Mặc dù mô hình này cũng dựa trên những nền tảng vi mô nhưng đó không phải là những gì mà nghiên cứu hướng

23 Chi tiết tại phụ lục 20; đến năm 2012 có khoảng 20 NHTW theo thống kê của Hamilton (2012).

24 Độ lệch sản lượng (output gap) được định nghĩa là sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế của nền kinh tế và sản lượng tiềm năng. (Bank of Canada, 2012). Truy cập tại: bankofcanada.ca – tìm kiếm ‘backgrounders”.

đến, nghiên cứu liệt kê các phương trình tuyến tính logarit quan trọng trong mô hình (Galí & Monacelli, 2002; del Negro và Schorfheide, 2005; Lubik & Schorfheide, 2007) và được tóm lược lại bởi 4 phương trình: (i) phương trình đường cong IS, (ii) phương trình đường cong Phillips, (iii) phương trình CSTT và (iv) phương trình điều khoản thương mại kết hợp với phương trình của các biến về sản lượng và lạm phát thế giới (Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2017).

2.2.1.3. Cấu trúc mô hình Keynes áp dụng tại Việt Nam (IMF xây dựng)

Tại IMF, Dizioli & Schmittmann (2015) khi xây dựng mô hình kinh tế lượng cho Việt Nam, là dạng mô hình Keynes mới quy mô nhỏ và đơn giản mở rộng theo mô hình của Berg và cộng sự (2006, 2010, 2013) bao gồm: (i) một phương trình tổng cầu (output gap ước lượng bằng HP filter)25, (ii) hai phương trình đường cong Phillips (thực phẩm và nhiên liệu + lạm phát lõi), (iii) một phương trình ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP) và (iv) một phương trình cho quy tắc CSTT (Quy tắc Taylor + tỷ giá mục tiêu)26. Phương pháp ước lượng được sử dụng là Bayesian với các giá trị tham số tiền nghiệm chính trong mô hình dựa trên nền tảng lý thuyết nghiên cứu của mô hình hệ thống dự báo và phân tích chính sách (FPAS) hiện tại. Giá trị trung bình tiền nghiệm được lựa chọn phản ánh quan điểm về đặc tính cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam. Bốn phương trình hình thành mô hình bao gồm: (1) đường cong tổng cầu mô tả sản lượng thực kỳ vọng và quá khứ, lãi suất thực và tỷ giá thực; (2) hai đường cong Phillips liên quan đến thành phần của lạm phát quá khứ, lạm phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái; (3) Phương trình ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP) và (4) quy tắc CSTT, đó là hàm của độ lệch sản lượng, sự thay đổi trong tỷ giá và độ lệch của lạm phát kỳ vọng từ mức lạm phát mục tiêu. Như vậy, cấu trúc của các mô hình nghiên cứu Keynes mới tuyến tính dạng đơn giản (reduced – form) cũng có 4 phương trình cơ bản bao gồm:

phương trình tổng cầu, phương trình đường cong Phillips (quan hệ giữa lạm phát và GDP), phương trình về lãi suất và phương trình tỷ giá. Một cấu trúc mô hình như vậy cho phép mô phỏng các cú sốc của chính các biến số nội sinh. Bên cạnh đó, mô hình còn mô phỏng được các cú sốc ngoại sinh của giá dầu, thay đổi lãi suất của FED, biến

25 Theo Leu (2011).

26 Các phương trình từ (i) – (iv) được dẫn xuất từ nghiên cứu của IMF (Dizioli & Schmittmann, 2015).

động về sản lượng của Mỹ tác động đến Việt Nam dưới các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(307 trang)