CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối với CSTT và chính sách an toàn vĩ mô
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu TTTD (credit growth – CRD) như là chỉ số đại điện cho sự ổn định tài chính. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Kim & Mehrotra (2018), cũng theo công trình này tăng trưởng kinh tế là thước đo phản ánh sự ổn định của hệ thống tài chính. Thật vậy, việc TTTD quá mức làm cho khủng hoảng ngân hàng dễ dàng xảy ra và dẫn đến sự bất ổn định tài chính (Borio và Drehmann, 2009; Schularick và Taylor, 2012). Theo Tressel & Zhang (2016), những thay đổi bất thường của TTTD và giá tài sản là hai tín hiệu quan trọng của rủi ro hệ thống, được sử dụng để làm chỉ số cảnh báo sớm sự bất ổn tài chính. Thực tế tại Việt Nam, giai đoạn tín dụng tăng trưởng quá nóng 2007 – 2010 (tỷ lệ tăng trưởng dư nợ luôn duy trì ở mức trên 25%) dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhất là trong giai đoạn 2011 – 2013. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn đối với các ngân hàng yếu kém mất khả năng thanh khoản và làm cho hoạt động toàn hệ thống kém ổn định. Như vậy, chỉ số TTTD (crd) có thể phản ánh mức độ rủi ro mà các ngân hàng và là chỉ số phản ánh khả năng phát triển bền vững và lành mạnh của hệ thống tài chính trong tương lai. Ngoài ra, các biến độc lập đại diện cho CSTT là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr) và lãi suất tái chiết khấu (dr); đại diện cho chính sách ATVM là hệ số an toàn vốn (car), tỷ lệ dự trữ thanh khoản (liq), tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (ldr) và các biến kiểm soát tăng trưởng kinh tế (gdp) và tốc độ lạm phát (cpi). Mô hình được lựa chọn để đánh giá tác động của CSATVM và CSTT đến sự OĐTC trong giai đoạn 2008 - 2017:
0 1 2 3 4 5 6 7
it it it it it it it it it
crd rrr dr car liq ldr gdp cpi e 43
3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 21 NHTMCP tại Việt Nam niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2008 - 2017, nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán. Ngoài ra, các biến vĩ mô được tác giả thu thập từ các website uy tín như Tổng cục Thống kê (GSO) và NHNN.
43 Hoặc;
0 1 2 3 4 5 6 7
it it it it it it it it it
CRD RRR DR CAR LIQ LDR GDP CPI e
Bảng 3.1. Cách đo lường các biến vi mô & vĩ mô và nguồn thu thập Ký
hiệu Biến Kỳ
vọng Đo lường Các nghiên cứu
Biến phụ thuộc CRD
(crd) TTTD Tỷ lệ biến động dư nợ
cuối kỳ qua các năm. Kim & ctg (2016) Biến độc lập
RRR (rrr)
Dự trữ bắt
buộc -
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và dưới 12 tháng.
Vandenbussche, Vogel &
Detragiache (2012);
Galati & Moessner (2013); Wang & Sun (2013); Vũ Thị Hải Yến &
ctg (2016).
DR (dr)
Lãi suất tái
chiết khấu -
Lãi suất bình quân áp dụng cho nghiệp vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá.
Vũ Thị Hải Yến & ctg (2016)
CAR (car)
Hệ số an toàn
vốn + Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro.
Vandenbussche & ctg (2012); Vũ Thị Hải Yến &
ctg (2016) LIQ
(liq)
Tỷ số thanh
khoản +
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng nợ phải trả.
Valla & Escorbiac (2006);
Vũ Thị Hải Yến & ctg (2016); Lê Tấn Phước (2016)
LDR (ldr)
Tỷ lệ cho vay
trên tiền gửi + Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
Vũ Thị Hải Yến & ctg (2016)
GDP (gdp)
Tốc độ tăng
trưởng kinh tế +
(GDP thực năm i – GDP thực năm i - 1)/ GDP thực năm thứ i-1 x 100%.
Vũ Thị Hải Yến & ctg (2016); Lê Tấn Phước (2016); Lê Thị Mận & ctg (2016).
CPI
(cpi) Tỷ lệ lạm phát - (CPI năm i - CPI năm i – 1)/CPI năm i – 1
Angelini & ctg (2012); Vũ Thị Hải Yến & ctg (2016).
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nhiều nghiên cứu khác nhau.
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Theo Wooldridge (2002), nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng FGLS cho dữ liệu bảng để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được đáng tin cậy.
3.1.4. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, tóm tắt đặc điểm của dữ liệu thông qua giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu.
Bước 2: Phân tích sự tương quan của các biến bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan thể hiện mức độ tương tác của các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc ảnh hưởng giữa các biến độc lập với nhau.
Bước 3: So sánh giữa các mô hình OLS, FEM và REM. Từ kết quả ước lượng, nghiên cứu sẽ thực hiện các kiểm định như F – Test (để lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM), kiểm định Hausman Test (để lựa chọn giữa REM và FEM); Ngoài ra sử dụng LM test để lựa chọn giữa OLS và REM. Tuy nhiên sau khi lựa chọn được mô hình, thực hiện các kiểm định nhưng mô hình vi phạm các giả thiết như hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi, mô hình này chưa thực sự vững. Từ đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp tốt hơn đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) nhằm khắc phục các hiện tượng trên nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.
Bước 4: Kiểm định các giả thiết hồi quy của mô hình nghiên cứu.
Kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp: Để kiểm định giả thiết về các hệ số hồi quy phù hợp và có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu sử dụng p – value.
Kiểm định đa cộng tuyến: Là hiện tượng mà các biến độc lập tương quan tuyến tính với nhau trong mô hình nghiên cứu. Nghĩa là mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc và thông tin đó lại có trong biến độc lập khác. Hiện tượng này được kiểm định bằng hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập. Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 (chuẩn so sánh theo Farrar & Glauber, 1967) sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định phương sai thay đổi: Phương sai sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy OLS, FEM và REM vững nhưng không hiệu
quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy dẫn đến sai lầm nhận diện các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Là hiện tượng tương quan giữa các thành phần của chuỗi quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Nghĩa là trong mô hình hồi quy OLS giả thiết rằng không có tương quan giữa các Ui, Cov(Ui, Uj) = 0 (j ≠ i), sai số ứng với quan sát này không bị ảnh hưởng bởi sai số ứng với quan sát khác. Nếu mô hình ước lượng xảy ra hiện tượng tự tương quan tứ giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ là cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS thông thường không đáng tin cậy.
Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm biến số đại diện cho CSTT và nhóm biến số đại diện cho CSATVM tác động đến tăng trưởng tín dụng - biến số đại diện cho sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam như đã đề cập tại Chương 1 của luận án này.