Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 184 - 187)

Bên cạnh một số đóng góp, nghiên cứu này cũng còn tồn tại một số hạn chế. Mặc dù đây là những hạn chế không ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa nghiên cứu nhưng cũng cần phải xem xét thận trọng:

5.3.1. Về dữ liệu, cách sử dụng biến trong mô hình

Đầu tiên, dữ liệu nghiên cứu hiện tại là phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế91.

Do đó việc phát triển và xây dựng khuôn khổ chính sách ATVM tùy thuộc vào năng lực, trình độ của NHNN Việt Nam và đặc thù kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn để thấy được tác động thực sự của chính sách ATVM đến sự ổn định tài chính. Khi đó nền kinh tế mới thực sự kỳ vọng có năng lực giám sát, cảnh báo sớm, ngăn ngừa, hoặc có khả năng hấp thụ các cú sốc bất lợi đe dọa an ninh tài chính quốc gia, tạo cơ sở để các chuyên đề nghiên cứu tiếp theo tiếp cận và đánh giá toàn diện, tin cậy hơn về ổn định tài chính hay ổn định vĩ mô.

Thứ hai, độ bao phủ của nghiên cứu chưa rộng.

Đối với dữ liệu vi mô: Dữ liệu nghiên cứu chỉ là 21 NHTM không thể đại diện cho toàn bộ hệ thống NHTM tại Việt Nam nên chưa thể đặc tả hết các đặc điểm riêng biệt của hệ thống NHTM. Từ đó dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa tổng quát, chưa đủ tin cậy để khuyến nghị và hàm ý chính sách phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các NHTM tham khảo, định hướng trong hoạt động của mình.

Đối với dữ liệu vĩ mô: Trong mô hình Keynes mới SVAR, độ bao phủ của nghiên cứu chưa rộng, nghiên cứu chưa đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của của

91 NHNN nên nghiên cứu và vận dụng các công cụ an toàn vĩ mô được sử dụng bởi các nước phát triển và một số quốc gia trong khu vực châu Á như: LTV, DSTI, RW, Prov (Shim & ctg, 2013; Shim, 2015; Igan & Kang, 2011;

Gabriele Galati, 2015). Tuy nhiên, khuôn khổ chính sách ATVM hiện nay không có mẫu số chung, khó có thể đem mô hình của các nước phát triển hay các quốc gia châu Á nhưng đặc thù như Hàn Quốc áp dụng cho Việt Nam.

Từ đó, NHNN từng bước xây dựng chính sách ATVM với năng lực giám sát ATVM trên thị trường tài chính một cách khoa học, theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhằm ngăn ngừa rủi ro hệ thống, chu kỳ giá tài sản (Christian Weistroffer, 2012) và tăng cường sức chịu đựng của hệ thống tài chính trước các cú sốc bất lợi trong nền kinh tế (Hà Huy Tuấn, 2013).

kênh lãi suất, kênh bảng cân đối, kênh lưu chuyển tiền, kênh mức giá không mong đợi, và hiệu ứng thanh khoản của hộ gia đình. Bên cạnh đó, kênh cho vay cũng không được đề cập đến. Đây là kênh truyễn dẫn có ý nghĩa quan trọng ở Việt Nam (Nguyễn Phúc Cảnh & Võ Xuân Vinh, 2015), nếu NHNN không có các biện pháp can thiệp kịp thời có thể sẽ gây mất ổn định vĩ mô (Chu Khánh Lân, 2018). Do đó, các khoảng trống này sẽ được bổ khuyết vào những nghiên cứu tiếp theo.

Trong mô hình Keynes mới DSGE, nghiên cứu đã bỏ qua rất nhiều giả định truyền thống cho các tham số nhằm giúp mô hình tương thích với dữ liệu xử lý thông qua phần mềm Matlab 2016a với bộ tiền thông dịch Dynare 4.1.3. Các thông tin tiền nghiệm đưa vào mô hình chưa có cơ sở rõ ràng mà chỉ là thu thập trên nền tảng của các nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia phát triển như Úc (Hodge & cộng sự, 2008) hay nền kinh tế có quy mô rất lớn như Trung Quốc (Zheng & Guo, 2013). Đây là hai nền kinh tế có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam nên hướng đi tiếp theo nghiên cứu sẽ đưa vào các giả định tham số phù hợp với đặc điểm nhận dạng của nền kinh tế Việt Nam hơn, hoặc các thông tin này phải được dẫn xuất từ các mô hình đã có sự phù hợp nhất định với Việt Nam trong công tác dự báo, kết hợp với sự tin cậy từ bộ dữ liệu thu thập được. Bên cạnh đó dữ liệu sử dụng cho mục đích ước lượng chưa mang tính cập nhật mà chỉ là cơ sở để xây dựng mô hình dự báo, điều này làm cho tính ổn định của mô hình chưa cao.

5.3.2. Về phương pháp tiếp cận và đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, luận án chỉ xây dựng mô hình cấu trúc sử dụng kênh kỳ vọng truyền dẫn CSTT. Tuy nhiên Nguyễn Phúc Cảnh & Võ Xuân Vinh (2015) đã chỉ ra kênh kỳ vọng không thể được sử dụng để phân tích độc lập với các kênh truyền dẫn khác mà, trong khi đó để kênh này phát huy tác dụng rất cần niềm tin của công chúng vào các quyết sách của NHNN.

Thứ hai, nghiên cứu đề cập đến phương pháp tiếp cận Keynes mới DSGE, nhấn mạnh tầm quan trọng của trong hành vi của chủ thể trong nền kinh tế bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp… hướng đến các động thái chính sách của NHTW. Bốn chủ thể đại diện này được xem như mô phỏng tổng thể toàn bộ nền kinh tế đơn giản (thông qua cơ sở lý thuyết của DSGE đã được tóm lược bởi Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2017 và một số nghiên cứu khác). Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để kênh truyền dẫn này phát huy tác dụng là một môi trường minh bạch, công chúng có sự

tin tưởng nhất định đối với các quyết sách của NHTW. Để điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi NHNN cần tăng cường công tác truyền thông về hoạch định CSTT sao cho rõ ràng, minh bạch, nhất quán để tạo được lòng tin của công chúng vào chính sách tiền tệ.

Từ đó tạo điều kiện NHNN định hướng thị trường theo đường lối chính sách mong muốn.

5.3.3. Về kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu khẳng định vai trò điều tiết của LSCS, tỷ giá trung tâm đến các biến số vĩ mô như sản lượng và lạm phát nhằm ổn định KTVM92. Tuy nhiên, các biến số vĩ mô này gặp phải một số hạn chế.

Một là, LSCS còn chịu tác động nhiều từ mệnh lệnh hành chính vốn chỉ phù hợp với thị trường tài chính sơ khai, chưa tuân theo sự vận động biện chứng của quy luật thị trường dẫn đến trong dài hạn việc kiểm soát lãi suất trực tiếp như vậy sẽ làm méo mó sự phát triển của thị trường tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất ổn định vĩ mô (bằng chứng là NHNN đã thực thi một số biện pháp lãi suất theo mệnh lệnh hành chính giai đoạn 2007 – 2009, hiệu quả là có nhưng hệ quả để lại cũng gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế). Do vậy yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là có một lộ trình tiến đến tự do hóa lãi suất khoa học, bài bản nhằm tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ lộ trình này. Tác động này đến từ cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm khung pháp lý và năng lực giám sát thị trường tài chính thông qua hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng (Early Warning Indicators - EWI) hay dự báo rủi ro thị trường tài chính chưa hoàn thiện. Tiếp đến là năng lực quản trị rủi ro lãi suất của NHTM và khách hàng vay vốn vì yếu tố này có thể khiến hệ thống ngân hàng rơi vào một cuộc chạy đua lãi suất, hạ thấp chuẩn cho vay, gia tăng quá mức tín dụng, tiềm ẩn rủi ro ổn định KTVM.

Hai là, tỷ giá ổn định là cam kết mạnh mẽ của cơ quan quản lý Nhà nước về khả năng can thiệp trên thị trường ngoại hối. Thống kê cho thấy dự trữ ngoại hối quốc gia đạt gần 63 tỷ USD vào tháng 5/2018 (SBV, 2019), thêm vào đó NHNN thực hiện mua vào 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong tháng 1/2019 sẽ phát đi tín hiệu tích cực nhằm giảm

92 Diễn biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2001 đã dịch chuyển từ vị trí “tăng trưởng khá, lạm phát thấp” lên mức “tăng trưởng cao, lạm phát vừa phải” (2004 – 2007), rồi dịch chuyển sang vị trí

“tăng trưởng khá, lạm phát cao” (2008 – 2011), “tăng trưởng thấp, lạm phát thấp” (2012 – 2014), và tới giai đoạn hiện này là “tăng trưởng và lạm phát ổn định” (2015 – 2017). Kết quả 3 năm trở lại đây (2015 – 2017) cho thấy, sự ổn định tương đối của nền kinh tế là điều kiện để tích lũy các yếu tố cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng cao sau này (Chu Khánh Lân, 2018).

bớt áp lực biến động giá trị của đồng VNĐ trong ngắn hạn (Thời báo Ngân hàng, 2019).

Bên cạnh đó, NHNN cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng liên quan trong việc thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm về kinh doanh ngoại hối, tiệm cận lãi suất huy động USD xuống 0% cũng là những động thái nhằm tăng cường hiệu quả chính sách ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố góp phần quan trọng đến sự ổn định này là sự kiểm soát dòng vốn quốc tế chặt chẽ của Việt Nam, điều này tạo nên sự ổn định không bền vững cho tỷ giá vì trong xu hướng hội nhập quốc tế khi mà độ mở của nền kinh tế là điều kiện đủ quan trọng để gia tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Do đó để CSTT vẫn là công cụ đắc lực trong điều hành vĩ mô cần phải nâng cao năng lực hoạch định, phân tích và chính sách của NHNN nhằm hướng đến một sự phát triển tăng trưởng bền vững và ổn định.

Cuối cùng, nghiên cứu mô hình Keynes mới DSGE chưa đầy đủ, chưa thực hiện đánh giá các phản ứng xung do các cú sốc tạo ra, phân rã phương sai nhằm xem xét tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của từng cú sốc đến các biến số vĩ mô.

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 184 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(307 trang)