Lý thuyết về giá trị kỳ vọng hợp lý

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KEYNES MỚI

2.2. Những lý luận cơ bản về mô hình Keynes mới

2.2.2. Mô hình Keynes mới SVAR

2.2.2.5. Lý thuyết về giá trị kỳ vọng hợp lý

Luận điểm phê bình của Lucas (1976) đã làm giảm giá trị và độ tin cậy của các phân tích chính sách theo hướng kinh tế lượng truyền thống. Theo luận điểm này cho thấy kỳ vọng thực sự đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vĩ mô, làm thay đổi các phương pháp truyền thống trước đó khi không công nhận vai trò của yếu tố kỳ vọng điều chỉnh theo những thay đổi chính sách. Nghiên cứu của Sbordon và cộng sự (2010) về ứng dụng của mô hình DSGE trong phân tích chính sách, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp hiệu quả nhất để kiếm soát lạm phát là thông qua quản lý yếu tố “kỳ vọng”

hơn là quản lý những tác động của các công cụ chính sách, đây cũng là kết luận của Tô Huy Vũ và Nguyễn Đức Trung (2016).

Để hiểu được luận điểm của Lucas, nghiên cứu sẽ phân tích chính sách thông qua mô hình kinh tế lượng. Mô hình bao gồm các phương trình mô tả mối quan hệ của hàng trăm biến số khác nhau. Các mối quan hệ này tồn tại các hằng số và sử dụng dữ liệu trong quá khứ. Thách thức của Lucas đối với quy trình đánh giá chính sách này dựa trên nguyên tắc đơn giản về lý thuyết kỳ vọng hợp lý. Cách thức mà kỳ vọng được hình thành (mối quan hệ của kỳ vọng đối với thông tin trong quá khứ) thay đổi khi hành vi của biến dự báo thay đổi. Vì thế khi chính sách thay đổi, mối quan hệ giữa kỳ vọng và thông tin trong quá khứ sẽ thay đổi, vì hành vi kinh tế chịu ảnh hưởng của kỳ vọng, mối quan hệ trong mô hình kinh tế lượng sẽ thay đổi. Khi đó các mô hình kinh tế lượng được xây dựng từ dữ liệu trong quá khứ, giờ đây không còn là mô hình phù hợp cho việc đánh giá các phản ứng chính sách hoặc thậm chí có thể dẫn đến các nhầm lẫn27. Luận điểm của Lucas chỉ ra rằng các mô hình kinh tế thông thường được sử dụng để đánh giá chính

27 Theo nghiên cứu của Mishkin (2012), khi Fed muốn đánh giá các thay đổi của nền kinh tế khi tăng lãi suất ngắn hạn từ 5% lên mức 8%. Phương trình cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (term structure equation) được sử dụng với dữ liệu trong quá khứ chỉ ra rằng dự kiến sẽ có một sự thay đổi nhỏ đối với lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, nếu công chúng nhận thấy được lãi suất ngắn hạn tăng lên một cách bền vững, lý thuyết kỳ vọng hợp lý chỉ ra rằng công chúng sẽ không còn kỳ vọng lãi suất ngắn hạn tăng lên ở hiện tại. Thay vào đó, khi họ thấy lãi suất tăng lên 8%, họ sẽ kỳ vọng lãi suất ngắn hạn bình quân trong tương lai tăng đáng kể. khi đó lãi suất dài hạn sẽ tăng mạnh, chứ không tăng theo ước tính của phương trình cấu trúc kỳ hạn lãi suất. Do đó, có thể thấy rằng việc đánh giá kết quả từ sự thay đổi chính sách của Fed với các mô hình kinh tế lượng có thể dẫn đến các sai lầm.

sách là chưa đầy đủ, việc đánh giá này cần phải quan tâm đến kỳ vọng của công chúng về chính sách sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của họ đối với chính sách đó như thế nào.

Bảng 2.2. So sánh 03 mô hình nghiên cứu

hình

Phản ứng của CSTT mở rộng ngoài dự

kiến

Phản ứng của CSTT mở rộng

dự kiến

Lợi ích đem lại từ các

hoạt động chính

sách

Phản ứng của chính sách kiềm chế lạm phát ngoài

dự kiến

Phản ứng của chính sách kiềm chế lạm phát dự

kiến

Sự tin cậy của công chúng có ảnh hưởng quan trọng

đến sự thành công

của chính sách của

NHTW

hình truyền

thống

, Y P

, Y  P

tương tự với CSTT

ngoài dự kiến

Y  ,

, Y  

tương tự với CSTT

ngoài dự kiến

Không

Mô hình tân

cổ điển28

, Y P

Y không thay đổi, P nhiều

hơn khi chính sách

ngoài dự kiến

Không Y  ,

Y không đổi, π

nhiều hơn khi chính sách ngoài

dự kiến

Mô hình Keynes

mới29

, Y P

Y ít hơn , P nhiều

hơn khi chính sách

ngoài dự kiến

Có, nhưng để tạo ra

lợi ích chính sách rất

khó

, Y  

Y ít hơn, π nhiều

hơn khi chính sách

ngoài dự kiến

Nguồn: Mishkin (2012) Một khía cạnh quan trọng của giả thuyết Friedman - Phelps là tỷ lệ lạm phát tự nhiên bền vững ban đầu có thể gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, nhưng trong dài hạn lạm phát bền vững sẽ không thúc đẩy việc làm bởi vì lạm phát kỳ vọng sẽ điều chỉnh theo bất cứ biến động tăng giá liên tục nào trong nền kinh tế. Bắt đầu từ

28 Mô hình giả định kỳ vọng hợp lý với đặc trưng tiền lương và giá cả linh hoạt, cho thấy một mức giá dự kiên tăng ngay lập tức tác động làm tăng giá và tiền lương. Nó dẫn đến các đề xuất chính sách không hiệu quả do các chính sách theo dự kiến không có ảnh hưởng đến sản lượng; nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chỉ các chính sách ngoài dự kiến mới có tác động đến sản lượng.

29 Mô hình cũng giả định kỳ vọng hợp lý nhưng đặc trung là giá cả và tiền lương cứng nhắc. Mô hình cũng phân biệt ảnh hưởng giữa chính sách dự kiến và không dự kiến. Tuy nhiên chính sách dự kiến lúc này có ảnh hưởng nhỏ hơn so với chính sách ngoài dự kiến lên sản lượng. Cho thấy vai trò của chính sách dự kiến có ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng.

những năm 1970, Lucas (1976) tạo ra một bước tiến xa hơn và chứng minh rằng kỳ vọng của công chúng và thị trường về các hành động chính sách có tác động quan trọng đối với hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế30. Lý thuyết kỳ vọng hợp lý đề cập đến hành vi tối ưu hóa của các chủ thể kinh tế, và do đó kỳ vọng của họ về các biến số tương lai theo hướng dự báo tối ưu sử dụng tất cả thông tin có sẵn. Bởi vì hành vi tối ưu hóa đặt ra bởi kỳ vọng hợp lý cho biết rằng kỳ vọng nên phản ứng ngay lập tức đối với các thông tin mới, kỳ vọng hợp lý cho rằng các biện pháp nới lỏng tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới mức tự nhiên có thể dẫn đến lạm phát cao hơn trong thời gian ngắn. Một cái nhìn sâu sắc cơ bản về cuộc cách mạng kỳ vọng hợp lý là kỳ vọng về chính sách tiền tệ trong tương lai có tác động quan trọng đến các hoạt động kinh tế. Kết quả là kỳ vọng hợp lý trở thành thành phần có hệ thống của các hành động chính sách, hay thành phần quan trọng trong việc thực thi CSTT. Thật vậy, việc xem xét kỳ vọng về chính sách trong tương lai đã trở thành yếu tố quan trọng, được nhấn mạnh trong các nghiên cứu gần đây của Woodford (2003). Ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu là hành vi có hệ thống của các nhà hoạch định chính sách có thể có lợi cho sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng GDP, theo đó khi Chính phủ thông báo chính sách thay đổi khiến cho các chủ thể trong nền kinh tế sẽ thay đổi kỳ vọng của họ cho phù hợp với sự thay đổi này. Điều này được mô tả bởi mô hình cấu trúc và ước lượng mô hình cấu trúc kỳ vọng hợp lý nhằm khắc phục những luận điểm trên. Hành vi tối ưu hóa của các chủ thể tư nhân được kết hợp với những hiểu biết về tham số cấu trúc của mô hình kinh tế và những quy trình ràng buộc ngẫu nhiên cơ bản trong mô hình. Giải pháp để ước lượng mô hình kỳ vọng hợp lý động là đưa những điều kiện giới hạn vào các phương trình từ những giả định kỳ vọng hợp lý và cấu trúc nhằm xác định các tham số cấu trúc trong mô hình. Bên cạnh đó, mô hình SVAR thường bao gồm một hệ thống đồng thời (contemporaneous system) các mối quan hệ hành vi với các biến trễ động trong ngắn hạn không ràng buộc (unrestricted short-run lag dynamics). Thay vì sử dụng các điều kiện giới hạn trễ để nhận dạng các tham số cấu trúc, nghiên cứu này sử dụng hệ thống định dạng kỳ vọng hợp lý (FIML) của Keating (1990), ứng dụng từ nghiên cứu thực nghiệm của Leu (2011) cho nền kinh tế mở theo trường phái Keynes mới.

30 Ý tưởng về khái niệm kỳ vọng hợp lý được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1961 bởi Muth, nhưng phải đến khi Lucas giới thiệu tại Hội thảo Carnegie – Rochester (1973 – 1976) thì mới thực sự tạo được sự ảnh hưởng và chú ý đối với công chúng.

Mô hình cấu trúc đồng thời được mô tả bởi phương trình từ (2.2) - (2.5) sẽ được chuyển đổi thành một hệ phương trình bao gồm nhiễu cấu trúc (structural disturbances) và phần dư của dạng mô hình giản lược (reduced-form innovations). Các chủ thể tư nhân thiết lập nên kỳ vọng tương lai bằng cách sử dụng những phần dư quan sát được, là kết quả từ cấu trúc động của nền kinh tế. Vì thế, việc xác định các tham số sâu (deep parameters) xuất phát từ phần dư của mô hình VAR (VAR residuals) và những ràng buộc giới hạn trên ma trận hiệp phương sai (covariance matrix) của các nhiễu cấu trúc (structural disturbances).

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(307 trang)