Các trường phái trong mô hình DSGE

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KEYNES MỚI

2.2. Những lý luận cơ bản về mô hình Keynes mới

2.2.3. Mô hình Keynessian mới DSGE

2.2.3.4. Các trường phái trong mô hình DSGE

Martin & Adrian (2009) đã tóm lược lịch sử phát triển của các nghiên cứu về mô hình định lượng kinh tế vĩ mô nhiều năm qua, rất nhiều trong số đó được sử dụng để phân tích lựa chọn chính sách. Nhóm tác giả đã tóm tắt thành 4 thế hệ chính, mỗi thế hệ có một vài điểm yếu và được khắc phục bởi các thế hệ mô hình sau. Nhìn chung các mô hình nghiên cứu qua các thế hệ đáp ứng các tiêu chí: (i) Việc thiết kế mô hình được áp dụng trong môi trường chính sách, (ii) Ước lượng các tham số trong mô hình, (iii) Khớp hóa số liệu với mô hình có nghĩa là đánh giá khả năng tương thích và phù hợp giữa kết quả đại diện của mô hình và nền kinh tế thực, (iv) Dự báo và phân tích chính sách từ mô hình. Martin & Adrian (2009) cũng đề cập đến 5 nhóm mô hình có mức độ giải thích chính sách cao nhất bao gồm: (i) mô hình Ramsey (1928), (ii) mô hình IS – LM, AD – AS (Hicks, 1938), (iii) mô hình Solow – Swan (Solow & Swan, 1956), (iv) mô hình Ramsey ngẫu nhiên (mô hình chu kỳ kinh doanh thực - RBC/ mô hình DSGE) – King

& ctg (1998) và (v) mô hình Keynes mới (Clarida & ctg, 1999).

Trong phạm vi luận án này, nghiên cứu khái quát nền tảng xây dựng mô hình DSGE theo lý thuyết Keynes mới nhưng có khảo lược mô hình chu kỳ kinh doanh thực (Real Business Cycle - RBC) của Kydland và Prescott (1982), đây là mô hình DSGE đầu tiên được ra đời, tạo nên điểm khác biệt so với các lớp mô hình cấu trúc kết hợp

khác do dựa trên nền tảng kinh tế học vi mô, trong đó hộ gia đình tối đa hóa lợi ích với ràng buộc về thu nhập khả dụng, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên ràng buộc về vốn, lao động và công nghệ, xã hội tối đa hóa phúc lợi xã hội… Nhờ vậy, mô hình này đã khắc phục những hạn chế mà Lucas (1976) chỉ ra đối với các mô hình kinh tế vĩ mô quy mô lớn trước đây như tham số không mang tính cấu trúc và sự vắng mặt của yếu tố kỳ vọng. Sau này, một loạt các mô hình DSGE được phát triển lên để giải quyết các câu hỏi mang tính chính sách như đánh giá tác động của các cú sốc cầu, vai trò của CSTT, CSTK… đánh dấu sự kết hợp giữa nền tảng kinh tế vi mô và vĩ mô của trường phái Keynes mới cùng các kỹ thuật ước lượng cao cấp. Theo đó, việc đưa vào các yếu tố cứng nhắc danh nghĩa (nominal rigidities) (từ giá, lương), yếu tố cứng nhắc thực (từ chi phí điều chỉnh giá vốn), hay các ma sát thị trường (frictions) khác giúp giải thích ý nghĩa của các hàm phản ứng từ mô hình DSGE thực nghiệm.

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh/ kinh tế thực

Về mặt thuật ngữ, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (RBC) cho rằng có thể lý giải các biến động kinh tế bằng những thay đổi thực tế trong nền kinh tế (chẳng hạn sự thay đổi của công nghệ), chứ không cần chú ý tới vai trò của các biến số danh nghĩa (chẳng hạn sự thay đổi của cung ứng tiền tệ) (Nguyễn Văn Ngọc, 2006, 2009).

Lý thuyết RBC bắt đầu nổi lên từ đầu thập niên 1980 nhờ đóng góp quan trọng của Kydland & Prescott (1982), đóng góp này giải thích tính chu kỳ của nền kinh tế một quốc gia (tăng - giảm - tăng theo chu kỳ). Lý thuyết này được xây dựng dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Ramsey37, với cải tiến quan trọng là nghiên cứu những cú sốc thực (cú sốc thiên tai, cú sốc công nghệ…) có thể gây ra các biến động chu kỳ kinh doanh theo giả định giá (tiền lương) linh hoạt. Tiếp đó, lý thuyết này tiếp tục được các nhà kinh tế học cũng thuộc trường phái này như John Long & Charles Plosser (1983), Robert King & Sergio Rebelo (1993) phát triển và sau đó được tổng hợp trong cuốn sách nổi tiếng “Frontiers of Business Cycle Research” của Cooley (1995), v.v..

Theo Romer (2012), mô hình chu kỳ kinh doanh thực (RBC model) giả định các hộ gia đình (household) tối ưu hóa lợi ích (maximize utility) với ràng buộc về ngân sách

37 Mô hình Ramsey không tính yếu tố sốc, tăng trưởng đều đặn và luôn đạt trạng thái cân bằng (không chứng minh sự tồn tại điểm cân bằng). Ngoài ra, các “stochastic shocks” là nguyên nhân dẫn đến chu kì kinh doanh. Hệ quả là:

bất kì can thiệp nào của Chính phủ nhằm giảm bớt mức độ dao động của nền kinh tế đều làm giảm phúc lợi xã hội vì nền kinh tế sẽ bị lệch khỏi xu hướng cân bằng (optimum path).

(budget constrants), các doanh nghiệp (entreprenuers) tối đa hóa lợi nhuận (maximize profit) với các ràng buộc yếu tố đầu vào của Kydland & Prescott (1982) hay Long &

Plosser (1983) được đặt dưới nền tảng vi mô (microeconomic base) về phản ứng của các cú sốc cơ bản (underlying shocks). Mô hình dự báo định lượng về sự biến động, được xem là một ví dụ về mô hình DSGE. Tuy nhiên, mô hình bộc lộ nhiều hạn chế trong giải thích thực nghiệm. Minh chứng có thể thấy mô hình này cho rằng các rối loạn tiền tệ không có ảnh hưởng thực hay loại bỏ khỏi phân tích của mình vai trò của tiền tệ; chỉ chú trọng tới các biến động “thực” của nền kinh tế như năng suất biên của vốn và lao động hay những biến động về công nghệ, sự kiện xã hội lớn như chiến tranh, trường phái này gọi là “tân cổ điển” vì sử dụng giả thuyết các thị trường trong trạng thái cân bằng. Theo đó, mô hình xây dựng dựa trên cú sốc kĩ thuật (technology shocks) với ít bằng chứng thực nghiệm; nhằm dự báo về ảnh hưởng của cú sốc kĩ thuật và sự dao động của chu kì kinh doanh dường như rất xa với những gì đang quan sát.

Như vậy, mô hình DSGE theo trường phái RBC cũng vấp phải một số phản biện khi chỉ mới đề cập đến các cú sốc thực (real shocks) (Chen, 2010); cú sốc phía cung (supply shock) như cú sốc về năng suất lao động (productivity shocks) hay cú sốc kĩ thuật (technology shock) mà chưa quan tâm đến cú sốc cầu (demand shock), nói cách khác trong phạm vi của mô hình RBC, CSTT không ảnh hưởng đến sản lượng và biến vĩ mô khác. Cụ thể trường phái này hạn chế sự can thiệp vào nền kinh tế thông qua các công cụ ngắn hạn, tức thời như tài khóa hay không công nhận ảnh hưởng của CSTT đến sản lượng và các biến số vĩ mô khác do ảnh hưởng của khuôn khổ giá cả linh hoạt (money is neutral under flexible – price framework), sẽ khiến các tín hiệu thị trường trở nên khó nhận biết hơn hoặc vô tình tạo ra những cú sốc trong quá trình sản xuất, khiến các quyết định tối ưu hóa bị đảo lộn, dẫn nền kinh tế đến những dao động bất thường (không tự nhiên). Để thấy được ảnh hưởng thực của cú sốc CSTT, yếu tố độ cứng danh nghĩa (nominal rigidity) như là tiền lương cứng nhắc (wage stickiness) hay giá cả cứng nhắc (price stickiness) đã được đưa vào mô hình, điều này tạo thành lực cản trong việc thay đổi giá cả và các ma sát thị trường danh nghĩa hay tổn thất do ma sát thị trường không hiệu quả (nominal frictions) có thể là nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng thực trong thay đổi về CSTT hay giá cả cứng nhắc (stick prices) dẫn đến khả năng phi trung lập (neutral) của CSTT. Romer cũng phân tích một vài yếu tố quyết định độ lớn của ảnh hưởng đó cho thấy độ cứng danh nghĩa có hàm ý chính sách quan trọng đối với

việc ảnh hưởng đến sự biến động đó. Đặc biệt, trong việc giải thích tại sao các ma sát nhỏ khi điều chỉnh giá cả có thể dẫn đến những ảnh hưởng đáng kể đến biến động tiền tệ. Việc đưa giá cả cứng nhắc vào mô hình để phản ánh CSTT đã tạo ra một lý thuyết mới, đó là lý thuyết Keynes mới.

Lý thuyết Keynes mới

Một số nhà kinh tế học đại diện cho trường phái này phải kể đến Joseph Stiglitz, Oliver Blanchard, Stanley Fisher, George Akerlof, Assar Lindbeck, Robert Barro, G.

Mankiw, v.v.. Lý thuyết mô hình này kế thừa nền tảng vi mô từ RBC đồng thời bổ sung thêm giả thuyết độ cứng danh nghĩa (nominal rigidities) từ giá (price) và tiền lương (wage), tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến giả thuyết giá cả cứng nhắc của Keynes và xây dựng nền tảng vi mô cho các giả thuyết này. Hay nói một cách khác, mô hình DSGE đưa nền tảng kinh tế vi mô (micro - foundation) vào kinh tế vĩ mô bằng việc phát triển mô hình kinh tế động của Ramsey theo hướng đưa các yếu tố “stochastic” vào, và dùng nó để giải thích chu kì kinh doanh.

Các công trình nghiên cứu được giới thiệu đầu tiên trên thế giới phải kể đến Rotemberg và Woodford (1997). Sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn bởi Woudford (2003) và Gali (2008). Tiếp đó mô hình nghiên cứu theo trường phái này đưa thêm tác động của CSTT qua công trình nghiên cứu của Clarida, Gali & Gertler (1999).

Bên cạnh việc chấp nhận nhiều khái niệm cơ bản của trường phái Tân cổ điển, trường phái Keynes mới có khuynh hướng chấp nhận giả thuyết kỳ vọng hợp lý (rational expectations) của trường phái Cổ điển Mới (Nguyễn Đức Thành, 2010).

Theo đó mô hình Keynes mới với 3 phương trình chuẩn (phương trình lạm phát, phương trình Euler và phương trình về quy tắc CSTT biểu hiện thông qua lãi suất) (Clarida & cộng sự, 1999 & 2000). Nhóm ba phương trình theo trường phái này phải kể đến: (i) phương trình đường cong Phillips Keynes mới xác định lạm phát là hàm của sản lượng và lạm phát kỳ vọng (ii) phương trình tổng cầu, xác định sản lượng thực là hàm của lãi suất thực kỳ vọng và kỳ vọng về sản lượng thực trong tương lai được đại diện bởi đường cong IS Keynes mới (iii) phương trình mô tả CSTT theo quy tắc Taylor (1993) (Sbordon & cộng sự, 2010; Gali, 2008; Smets & Wouter, 2007). Đơn cử như ECB đã xây dựng mô hình NAWM cho EU dựa trên mô hình Smets & Wouters (2003, 2007) mô tả sự lựa chọn của 3 nhà tạo lập thị trường: (1) Hộ gia đình, người lựa chọn

tiêu dùng và lao động tối ưu, dưới ràng buộc về ngân sách; (2) Doanh nghiệp; người quyết định tuyển dụng lao động và sử dụng vốn; (3) NHTW, kiểm soát CSTT. Các tham số trong các phương trình được ước lượng bởi kỹ thuật thống kê Bayesian để mô tả tương đối chính xác về sự biến động của GDP, tiêu dùng, đầu tư, giá cả, tiền lương, lao động và lãi suất trong khu vực kinh tế EU. Thêm vào đó, để nhận diện chính xác hành vi của các biến số trong các phương trình, mô hình kết hợp một vài ma sát thị trường nhằm làm chậm sự điều chỉnh của các cú sốc, bao gồm giá cả và tiền lương cứng nhắc, và điều chỉnh chi phí trong đầu tư. Tuy nhiên, một mô hình như vậy dường như vướng phải một số rào cản sau: Thứ nhất, về thành phần xây dựng mô hình chưa thống nhất, không có một mô hình nào là vững và tùy vào từng nền kinh tế để có các điều chỉnh cụ thể về thành phần xây dựng mô hình. Thứ hai, là các mô hình mang tính biểu tượng nghệ thuật như: Erceg và cộng sự (2000), Smets và Wouters (2003, 2007), Christiano và cộng sự (2005) quá phức tạp để hiểu và trở nên phổ biến. Vì vậy, theo Romer (2012), một khuôn khổ mô hình DSGE theo trường phái Keynes mới (New Keynes Model - NKM) hay mô hình DSGE mới (“New DSGE” Model), ứng dụng các thành tựu mới nhất trong kinh tế học vi mô như lý thuyết thị trường không hoàn hảo, thông tin không hoàn hảo hoặc ảnh hưởng trên thị trường lao động như ảnh hưởng của nghiệp đoàn, là sự kết hợp của RBC, độ cứng danh nghĩa và tính phi trung lập của CSTT trong ngắn hạn (short run non - neutrality of monetary policy), thể hiện sự ủng hộ CSTT hơn so với CSTK và cạnh tranh độc quyền (Gali, 2008). Đây là mô hình Keynes mới với 3 phương trình chuẩn (phương trình lạm phát, phương trình Euler và phương trình về quy tắc CSTT biểu hiện thông qua lãi suất) (Clarida & cộng sự, 1999 & 2000). Nhóm các phương trình theo trường phái này phải kể đến: (i) phương trình đường cong Phillips Keynes mới xác định lạm phát là hàm của sản lượng và lạm phát kỳ vọng (ii) phương trình tổng cầu, xác định sản lượng thực là hàm của lãi suất thực kỳ vọng và kỳ vọng về sản lượng thực trong tương lại được đại diện bởi đường cong IS Keynes mới (iii) phương trình mô tả CSTT theo quy tắc Taylor (1993) (Sbordon & cộng sự, 2010; Gali, 2008; Smets & Wouter, 2007). Cũng theo mô hình DSGE mới này bắt đầu tập trung vào các ước lượng cấu trúc (Structural Estimations)38, cung cấp khả năng dự báo dựa trên các nguyên tắc cơ bản.

38 Các ước lượng cấu trúc như: GMM, MLE và Bayesian.

Một phần của tài liệu Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình keynes mới nhằm nâng cao chất lượng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(307 trang)