CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KEYNES MỚI
2.3. Các công trình nghiên cứu trước đây
2.3.2. Các nghiên cứu về mô hình Keynes mới SVAR
Raghavan và Silvapulle (2008) – “Structural VAR Approach to Malaysian Monetary Policy Framework: Evidence from the Preand post - Asian Crisis Periods”
Bài nghiên cứu về CSTT của Malaysia, một nền kinh tế mở và nhỏ. Maylaysia từng là quốc gia nằm trong cơn bão tài chính 1997 – 1998, vì thế bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cơ chế truyền dẫn của CSTT trong thời gian sau khủng hoảng thông qua phản ứng của các biến số vĩ mô trước các cú sốc khác nhau. Kết quả cho thấy trong giai đoạn sau khủng hoảng, CSTT trong nước dễ bị tác động bởi cú sốc giá cả hàng hóa và sản lượng thế giới. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Pagan, Catão và Laxton (2008) tại Brazil.
Ncube & Ndou (2011) – Bài nghiên cứu sự ảnh hưởng của CSTT đến các biến số vĩ mô thông qua kênh truyền dẫn chính sách đến chủ thể kinh tế là hộ gia đình qua hành vi tiêu dùng. Nghiên cứu cho thấy kênh truyền dẫn giá tài sản và tín dụng tác động đến chi tiêu thực là có ý nghĩa thống kê. Khi LSCS tăng lên khiến cho tiêu dùng sẽ giảm, từ đó làm giảm áp lực lạm phát mà nguyên nhân phát sinh có thể là do chi tiêu quá mức vào kênh tài sản và tín dụng.
Acosta-Ormaechea và Coble (2011) – Bài nghiên cứu được thực hiện trong nền kinh tế có hiện tượng đô la hóa như (Peru và Uruguay) và không có hiện tượng đô la hóa như (Chile và New Zealand). Kết quả cho thấy kênh lãi suất có ý nghĩa đối với các quốc gia không bị đô la hóa nhưng kênh tỷ giá hối đoái lại đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát ở các quốc gia bị đô la hóa. Bên cạnh đó, chính quá trình cải cách ở các quốc gia như Peru và Uruguay, làm giảm sự lệ thuộc vào đồng USD đã thay
đổi vai trò của kênh truyền dẫn CSTT từ tỷ giá sang kênh lãi suất của NHTW. Lãi suất tăng hay cú sốc CSTT thắt chặt làm tỷ giá hối đoái tăng ngay lập tức cũng là kết quả nghiên cứu của Aastveit, Bjorland & Thorsrud (2011) tại nền kinh tế Na Uy.
Leu (2011) – Bài nghiên cứu xây dựng mô hình SVAR theo trường phái New Keynes cho Úc (1984 – 2009), đánh giá tác động của CSTT đến các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu phản ánh tác động của 4 cú sốc vào nền kinh tế Úc; cú sốc tổng cầu, cú sốc tổng cung, cú sốc chính sách tiền tệ (thông qua lãi suất) và cú sốc tỷ giá. Cụ thể cú sốc CSTT dương tác động thu hẹp sản lượng và lạm phát nhưng lãi suất cao lại làm tăng tỷ giá hối đoái. Cú sốc dương đối với đồng nội tệ (đồng nội tệ tăng giá) hay tỷ giá giảm được tác giả khẳng định là sự biến động tỷ giá hối đoái lớn có thể gây tác động xấu đến sản lượng thực. Cú sốc tổng cầu dương, lạm phát tăng kéo theo sự gia tăng của sản lượng buộc NHTW có biện pháp thắt chặt để kiểm soát. Cú sốc tổng cung cho thấy nền kinh tế khi rơi vào tình trạng lạm phát, các NHTW có độ trễ khi phản ứng chính sách bằng cách tăng lãi suất danh nghĩa để kiềm chế lạm phát nhưng lãi suất thực âm để giảm chênh lệch sản lượng bị sụt giảm.
Mohanty (2012) – Đây cũng là một nghiên cứu về truyền dẫn CSTT được thực hiện tại Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu lãi suất và tăng trưởng sản lượng có mối quan hệ nghịch biến với độ trễ tác động khoảng 2 quý, độ trễ là 3 quý đối với tác động làm giảm nhẹ lạm phát, sau đó dao động tắt dần sau khoảng 8 – 10 quý. Tuy cùng thuộc khu vực Nam Á nhưng cú sốc CSTT tại Bangladesh có độ trễ 6 tháng đối với sản lượng và 1 năm đối với lạm phát. Trong khi đó lại có ảnh hướng ngay lập tực đến tỷ giá và thanh khoản (Bhuiyan, 2012).
Vinayagathasan (2013) – Bài nghiên cứu giải thích cơ chế truyền dẫn CSTT của Sri Lanka bằng mô hình SVAR nhằm đánh giá tác động của các biến số vĩ mô thông qua cú sốc CSTT từ nước ngoài và cú sốc giá dầu. Trong đó, bài nghiên cứu đã sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai để giải thích cho sự biến động của các biến số vĩ mô. Từ đó cho thấy cú sốc lãi suất giải thích tốt nhất, tiếp đến mới là cú sốc cung tiền và cú sốc tỷ giá hối đoái đến sự biến động này. Bên cạnh đó, các tác động từ bên ngoài và giá dầu không có tác động đáng kể đến nền kinh tế này.
Kilinc và Tunc (2014) – Với hướng tiếp cận SVAR để nghiên cứu tác động của các cú sốc trong CSTT tại Thổ Nhĩ Kỳ, một nền kinh tế mở và nhỏ. Bài nghiên cứu phân
tích ảnh hưởng của 4 cú sốc; với 2 cú sốc trong nước là lãi suất và phần bù rủi ro, bên cạnh 2 cú sốc ngoại sinh là giá cả hàng hóa nhập khẩu và sản lượng thế giới. Cú sốc lãi suất dương làm tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng giá trị) và làm giảm lạm phát, trong khi đó cú sốc phần bù rủi ro lại làm tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá trị) và tác động tiêu cực đến lạm phát. Với đặc thù là nền kinh tế mở, cú sốc về sản lượng thế giới đã tác động làm gia tăng lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ.
2.3.2.1. Nghiên cứu trong nước
Phạm Thế Anh (2008) – Nghiên cứu về ảnh hưởng của CSTT đối với lạm phát, sản lượng và các biến vĩ mô khác. Sử dụng mô hình SVAR 4 biến (Sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi suất). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi lãi suất tăng làm giảm sản lượng và chỉ số giá tiêu dùng, tuy nhiên độ trễ phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng là tương đối chậm hơn so với biến sản lượng. Lãi suất tăng cũng kéo theo cung tiền M2 giảm. Bên cạnh đó, phản ứng của tăng trưởng sản lượng và lạm phát trước các cú sốc của chính nó có độ trễ khoảng 1 năm. Cú sốc cung tiền M2 và lãi suất có ảnh hưởng không đáng kể vào sự biến động của tăng trưởng và lạm phát.
Lê Việt Hùng và Wade D.Pfau (2008) – Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để kiểm tra mối quan hệ giữa CSTT, sản lượng thực, giá, lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và các biến số vĩ mô khác. Trong đó cung tiền được sử dụng như một công cụ trực tiếp thực hiện CSTT và công cụ lãi suất là trung gian từ cung tiền đến các biến số vĩ mô khác. Nghiên cứu cho thấy rằng CSTT có ảnh hưởng một cách có ý nghĩa thống kê đến sản lượng và giá cả. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CSTT và lạm phát là không đáng kể.
Bên cạnh đó, kênh truyền dẫn lãi suất ít có ảnh hưởng hơn tín dụng và tỷ giá hối đoái.
Tác động của cú sốc CSTT đối với sản lượng kéo dài từ quý 1 đến quý 2, cho thấy sự thay đổi của sản lượng phụ thuộc nhiều vào cú sốc này, tuy nhiên tác động của cú sốc này đối với giá cả kéo dài từ 3 đến 8 quý.
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) – Nghiên cứu phân tích cơ chế truyền dẫn CSTT ở Việt Nam thông qua mô hình SVAR. Trong đó, bài viết sử dụng giá dầu, lãi suất cơ bản của Mỹ là các đại diện cho biến nước ngoài. Tiếp đến, các biến như sản lượng công nghiệp, lạm phát, cầu tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương đại diện cho các biến nội địa. Bài nghiên cứu đề cập đến điểm gãy cấu trúc, thực hiện chia tập dữ liệu nghiên cứu thành hai giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập
WTO. Kết quả cho thấy lạm phát Việt Nam nhạy cảm với giá dầu và tỷ giá. Về cú sốc ngoại sinh và tỷ giá có tác động đáng kể đến thay đổi của lãi suất. Về tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương chịu tác động đáng kể của lạm phát và thay đổi lãi suất của FED.
Cũng trong năm đó, bài nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013) về truyền dẫn CSTT (2001 – 2012) cho thấy thắt chặt CSTT (lãi suất tăng) sẽ làm giảm sản lượng nhưng lại làm tăng lạm phát (hiệu ứng the price puzzle42 – giá cả tăng lên khi thắt chặt CSTT), bên cạnh việc mở rộng cung tiền và tăng tỷ giá làm sản lượng tăng và lạm phát giảm, cho thấy ảnh hưởng đáng kể của cung tiền M2 đến lạm phát (Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng, 2013).
Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) – Nghiên cứu phân tích về cơ chế truyền dẫn lãi suất từ LSCS qua lãi suất thị trường đến lãi suất ở Việt Nam và một số nền kinh tế mới nổi khác ở Châu Á thông qua kiểm tra tính đối xứng và tính bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất bằng mô hình ECM; kiểm tra tác động của độ bất ổn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh và hiệu ứng đòn bẩy lên truyền dẫn bằng mô hình ECM EGARCH(1,1) - M dựa theo nghiên cứu của Wang và Lee (2009). Các kết quả thực nghiệm của bài báo cho thấy mức độ truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn, với cơ chế truyền dẫn đối xứng hoặc bất đối xứng.
Trong một số trường hợp, độ biến động lãi suất làm tăng biên độ truyền dẫn, nhưng cũng có một số trường hợp cho thấy kết quả ngược lại.
Nguyễn Phúc Cảnh (2014) - nghiên cứu chính sách tiền tệ và thị trường cổ phiếu giai đoạn 2000 đến 2013 nhằm tìm hiểu truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tài sản.
Nghiên cứu thực hiện bằng mô hình SVAR, có kết luận chính sách tiền tệ có truyền dẫn mạnh qua thị trường chứng khoán thông qua cung tiền, trong khi lãi suất không có tác động lớn đến thị trường chứng khoán ở cả hai chỉ số VN - Index, HNX - Index và không làm giá cả thay đổi.
Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh & Nguyễn Phúc Cảnh (2014) – Các tác giả sử dụng mô hình VAR nghiên cứu ảnh hưởng của CSTT Việt Nam thông qua kênh
42 Các hiện tượng puzzle phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm: (i) The output puzzle: Sản lượng tăng khi thắt chặt chính sách tiền tệ; (ii) The liquidity puzzle: Cầu tiền có xu hướng tăng lên khi thắt chặt chính sách tiền tệ; (iii) The price puzzle: Giá cả tăng lên khi thắt chặt chính sách tiền tệ; (iv) The exchange rate puzzle: Đồng nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) ngay lập tức hoặc tăng giá suốt thời gian dài khi có cú sốc tăng lãi suất. Theo đúng lý thuyết, đồng nội tệ tăng giá ngay lập tức khi tăng lãi suất và mất giá trong tương lai theo lý thuyết ngang giá lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP).
truyền dẫn lãi suất giai đoạn 1/2000 – 7/2013, được chia làm 2 giai đoạn trước và sau khủng hoảng 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại kênh lãi suất trước 2008 nhưng trong giai đoạn khủng hoảng lại tồn tại kênh chi phí khi lãi suất điều hành của NHNN tăng dẫn đến tăng lạm phát (the prize puzzle). Bên cạnh đó trong giai đoạn này, Nguyễn Phúc Cảnh (2014) cũng tìm thấy bằng chứng CSTT truyền dẫn qua thị trường chứng khoản bởi cung tiền.
Huỳnh Thị Cẩm Hà, Lê Thi Lanh, Lê Thị Hồng Minh & Hoàng Thị Phương Anh (2014) - phân tích tác động của các biến số vĩ mô bao gồm cung tiền (MS), lãi suất cho vay (ITR), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ giá hối đoái (EXR) và giá trị sản lượng công nghiệp (IP) đến thị trường chứng khoán Việt Nam (VN - Index) trong giai đoạn từ 2001 đến 2013. Vì giữa các biến tồn tại đồng liên kết nên nghiên cứu sử dụng mô hình ECM để xác định mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn và VECM nhằm kiểm tra mối quan hệ cân bằng dài hạn. Kết quả cho thấy trong dài hạn, MS và IP có mối quan hệ cùng chiều với VN - Index, ITR và CPI có mối quan hệ ngược chiều với VN - Index.
Trường hợp xảy ra các cú sốc của những biến số vĩ mô làm cho quá trình VN - Index điều chỉnh về mức cân bằng là khá chậm.
Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh (2014) - Nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu chính. Thứ nhất, bài viết tập trung tìm hiểu cơ chế tỷ giá hối đoái và những tác động của nó đối với cán cân thương mại, lạm phát và môi trường vĩ mô ở Việt Nam trong khoảng hơn hai thập kỷ qua. Tiếp theo, dựa trên phân tích ưu nhược điểm của nó, bài viết cố gắng đưa ra lập luận cho việc áp dụng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, thay vì cơ chế neo tỷ giá cứng nhắc như hiện nay. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chỉ dẫn cụ thể cách thức tính biến NEER - tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa (Nominal Effective Exchange Rate).
Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang (2015) - Mô hình SVAR được sử dụng trong giai đoạn 1995 – 2014 nhằm ước lượng 11 biến số vĩ mô được chia làm 2 khu vực: khu vực quốc tế và khu vực trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cung tiền thay đổi sẽ tác động tới lãi suất, tín dụng và tỷ giá, từ đó ảnh hưởng lên hai biến mục tiêu là sản lượng và lạm phát. Tuy nhiên cung tiền chỉ có tác động tới các kênh truyền dẫn trong thời gian ngắn. Cung tiền có tác động dương đến sản lượng và có tác động âm đến chỉ
số giá nhưng tắt dần sau 6 quý. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy kênh lãi suất, kênh tỷ giá và kênh tín dụng đều có tác động đến sản lượng và lạm phát trong ngắn hạn.