CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KEYNES MỚI
2.2. Những lý luận cơ bản về mô hình Keynes mới
2.2.3. Mô hình Keynessian mới DSGE
2.2.3.2. Cấu trúc mô hình DSGE
Cấu trúc mô hình DSGE cho nền kinh tế mở có quy mô vừa và lớn
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới (Fed, ECB, BoE…) đều đã ứng dụng mô hình DSGE vào việc dự báo kinh tế và hoạch định chính sách.
NHTW Mỹ sử dụng mô hình DSGE để dự báo và hoạch định công tác điều hành.
Mô hình của Fed (Del Negro và cộng sự, 2013) là một mô hình quy mô trung bình (medium size). Mô hình này xây dựng trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển bằng cách thêm lương danh nghĩa và giá cứng nhắc, sử dụng vốn biến động, chi phí điều chỉnh đầu tư, hình thành thói quen tiêu thụ, và sự tín nhiệm. Cốt lõi của mô hình dựa trên nghiên cứu của Smets và Wouters (2007), và Christiano và cộng sự (2005), và bao gồm các vấn đề tín dụng như trong mô hình gia tốc tài chính (financial accelerator model) được phát triển bởi Bernanke và cộng sự (1999), Christiano và cộng sự (2009).
Mô hình DSGE của ECB với một vài phương trình chủ chốt được gọi là New - Area Worldwide Model (NAWM); NAWM có bốn loại chủ thể kinh tế: Hộ gia đình,
doanh nghiệp, cơ quan đại diện CSTK (fiscal authority) và cơ quan đại diện CSTT (monetary authority).
Đối với hộ gia đình (households), lựa chọn tối ưu thông qua hàng hóa tiêu dùng và đầu tư, họ cung cấp lao động khác nhau trong thị trường cạnh tranh độc quyền, họ thiết lập tăng tiền lương như là tỷ lệ biên của hệ số co giãn giữa tiêu dùng và giải trí, và họ mua bán trái phiếu nội địa và nước ngoài. Đối với doanh nghiệp (firms), NAWM phân biệt giữa nhà sản xuất trong nước thương mại hàng hóa trung gian và ba loại hàng hóa cuối cùng không thương mại: hàng hóa tiêu dùng tư nhân, hàng hóa đầu tư tư nhân, hàng hóa chi tiêu công. Các công ty sản xuất hàng hóa bán thành phẩm (intermediate-good firms) sử dụng lao động và vốn như đầu vào để sản xuất các hàng hóa khác nhau, được bán trong thị trường cạnh tranh độc quyền trong và ngoài nước. Các hàng hóa trung gian nước ngoài được nhập khẩu từ nhà sản xuất nước ngoài, thiết lập mức giá theo đồng nội tệ, cho phép hiệu ứng chuyển của tỷ giá hối đoái (Exchange Rate Pass - through - ERPT) không hoàn toàn. Đến lượt các nhà bán lẻ nước ngoài kết hợp hàng hóa trung gian nội địa xuất khẩu, mà tổng cầu xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu ở nước ngoài. Cơ quan đại diện CSTK (fiscal authority) mua hàng hóa tiêu dùng công, phát hành trái phiếu trong nước, và đánh thuế khác nhau thông qua thuế gây biến dạng trên thị trường hàng hóa (distortionary taxes). Tuy nhiên, theo thuyết cân bằng Ricardian thì bởi vì giả định đơn giản rằng ngân sách tài chính mỗi thời kỳ luôn cân bằng do thuế trọn gói (lump-sum taxes) hay giải thích theo một cách khác là cắt giảm thuế không có ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia, bởi vì những thay đổi tiết kiệm tư nhân sẽ bù lại những thay đổi tiết kiệm của Chính Phủ (Sử Đình Thành & Vũ Thị Minh Hằng, 2008). Cơ quan đại diện CSTT (monetary authority) thiết lập mức lãi suất danh nghĩa ngắn hạn theo quy tắc Taylor, với mục tiêu ổn định lạm phát theo định nghĩa ổn định giá cả của ECB. Các phương trình trong mô hình NAWM là các phương trình hành vi chủ yếu dưới dạng tuyến tính logarit.
ECB tập trung xây dựng 12 biến quan sát bao gồm: tiêu dùng tư nhân, đầu tư, xuất nhập khẩu, tiêu dùng tư nhân và hệ số giảm phát nhập khẩu, tiền lương và lao động, lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và tỷ giá ảnh hưởng thực. GDP thực và hệ số giảm phát (GDP deflator). NAWM thì là mô hình khá toàn diện, được đại diện bởi mô hình SVAR xác định các biến ngoại sinh quy mô nhỏ như: cầu nhập khẩu, giá nhập khẩu, lãi suất ngoại sinh, giá xuất khẩu của đối thủ cạnh trạnh và giá dầu. Bên cạnh đó, có thể thấy là mô hình nghiên cứu SVAR không có sự đổ vỡ từ khu vực EU, phù hợp với việc xử lý các
biến ngoại như các giả định ngoại sinh trong dự báo. Theo đó là hệ phương trình33 được xây dựng bởi ECB trong mô hình NAWM, sử dụng thuật toán AIM (Anderson & Moore, 1985) và Anderson (2010). Các biến quan sát liên quan đến các biến trạng thái của mô hình thông qua các phương trình đánh giá thích hợp.
Cấu trúc mô hình DSGE cho nền kinh tế nhỏ và mở
Cấu trúc mô hình này tập trung vào việc xây dựng CSTT ở các NHTW, kế thừa từ nghiên cứu của Gali và Monacelli (2005), cách thức tiếp cận của Lubik và Schorfheide (2007). Nền kinh tế mở có thể tham gia vào liên thời kỳ (inconsistency time) cũng như các giao dịch liên thời kỳ nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng và thoát khỏi những hạn chế trong nền kinh tế đóng. Khi đó, các cú sốc nước ngoài, chẳng hạn tỷ giá thương mại có thể làm thay đổi sự biến động chu kỳ kinh doanh trong nước. Mô hình tổng quát bao gồm các thành tố sau: (i) phương trình đường IS hay còn gọi là phương trình Euler, (ii) phương trình đường cong Phillips, (iii) CSTT được mô tả dưới dạng quy luật lãi suất, bên cạnh đó tỷ giá hối đoái được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng và theo giả định ngang giá sức mua (PPP).
Cấu trúc mô hình DSGE 3 phương trình
Đây là hệ 3 phương trình được tóm tắt bởi Nguyễn Đức Trung (2016)34 tương tự với hệ phương trình Keynes mới 3 phương trình đã trình bày tại mục 2.2.1.1 của luận án này.
Cấu trúc mô hình DSGE với 4 phương trình
Theo nghiên cứu của Lubik & Schorfheide (2007), cấu trúc DSGE hiện nay đều được xây dựng trên nền tảng của các mô hình theo trường phái Keynes mới. Sự phát triển của các mô hình DSGE cũng được mở rộng khi tính đến ma sát thị trường hay tổn thất do thị trường không hiệu quả trên thị trường lao động hay thị trường tài chính (sự mở rộng này đặc biệt có ý nghĩa sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008). Đối với các NHTW, việc ứng dụng mô hình DSGE cũng trong xu thế phổ biến hơn, dần bổ sung và thay thế các mô hình kinh tế lượng cổ điển, nhất là ở các NHTW theo đuổi cơ
33 Xem chi tiết hệ phương trình tại phụ lục 5.
34 Chi tiết tại phần trình bày 3 phương trình của mô hình Keynessian mới SVAR.
chế CSTT lạm phát mục tiêu (đến năm 2012 có khoảng 20 NHTW theo thống kê của Hamilton, 2012).