Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 21 - 29)

Chương 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Công trình nghiên cứu về đạo Công giáo

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo trong nước

Cũng như trên thế giới,đạo Công giáo từ khi vào Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà thần học, tri thức, các nhà khoa học, nhà chính trị, quản lý và là một trong những chủ đề được nghiên cứu và nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể khái quát qua một số các công trình, tác phẩm và bài viết sau:

Các công trình và tác phẩm nghiên cứu về đạo Công giáo

- Sách tham khảo: “Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XIX”, của tác giả Nguyễn Văn Kiệm, xưởng in Tạp chí Than Việt Nam 2001. Cuốn sách đã cung cấp đầy đủ và chi tiết về lịch sử hình thành và phát triển Thiên chúa giáo tại Việt Nam từ giai đoạn bắt đầu Thế kỷ XVI đến năm 1874; đi tìm lời giải cho các cuộc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam, cuốn sách cũng đã có những nhận định, phân tích và đánh giá những thành công, trở ngại trong hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ tại Việt Nam, đánh giá về cách thức tiếp cận, phương thức truyền giáo của các giáo sĩ và hơn cả đã đưa ra các đánh giá, xem xét về

những động cơ chính trị trong hoạt động truyền giáo tại Việt Nam [76,tr.115-253].

Công cuộc truyền giáo được bắt đầu chính thức vào thế kỷ XVII và dọn đường cho cuộc xâm lược vũ trang của Thực dân Pháp 1858, bắt đầu giai đoạn cai trị và bóc lột Việt Nam 100 năm [76,tr.254].

- Tác phẩm: “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883)”, của tác giả Nguyễn Quang Hưng, Nhà xuất bản Tôn giáo 2007. Tác phẩm được bố cục thành hai phần: phần 1 tác giả khái quát về đạo Công giáo Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII gồm những nội dung về những vấn đề: Bối cảnh chính trị - xã hội và tôn giáo Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII; những thừa sai Châu Âu ở Việt Nam trước 1802 gồm các thừa sai Dòng tên và Hội thừa sai Paris [71,tr.21-83]. Khái quát quá trình truyền giáo ở Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII về những thái độ của người Việt, chúa Trịnh, chúa Nguyễn trước tôn giáo mới và quá trình xác lập Giáo hội Công giáo Việt Nam ở Đàng trong và Đàng Ngoài [71,tr.83-122]. Phần 2 tác phẩm đề cập đến những các chính sách của các đời vua, chúa đối với đạo Công giáo và những thăng trầm trong công cuộc truyền đạo của đạo Công giáo ở Việt Nam đến năm Tự Đức mất (1883) [71,tr.123-342]. Theo tác phẩm:“Mối dây liên hệ truyền giáo với chủ nghĩa thực dân, một hệ quả dường như tất yếu trong bối cảnh lịch sử thế giới cận đại, đã đẩy người Công giáo Việt Nam thế kỷ XIX vào một hoàn cảnh quá khó khăn. Một mặt, chính sách của Triều đình Huế đẩy họ tới việc muốn giữ đạo thì bị kết án mắc tội phản quốc, bị đồng bảo phẫn nộ. Mặt khác, nếu không nghe Đấng Bề trên, họ sẽ không thoát khỏi hình phạt nghiêm khắc của Giáo hội,… chính những hoàn cảnh đó đã xô đẩy một bộ phận người Công giáo tới những hoạt động chính trị đi ngược lại quyền lợi của dân tộc” [71,tr.261].

- Sách tham khảo: “Công giáo Việt Nam, một số vấn đề nghiên cứu”, của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nhà xuất bản Tôn giáo 2008. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau về những vấn đề: Hội đồng Giám mục Việt Nam, cơ cấu tổ chức, các kỳ đại hội và đường hướng mục vụ; tổ chức xứ đạo, họ đạo ở Việt Nam từ đầu những năm 1990 đến nay; đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam; những hoạt động phong trào của UBĐKCG giai đoạn 1990 - 2003 và một số hoạt động của đạo Công giáo tại các vùng miền và địa phương ở Việt Nam trong những năm gần đây [48].

- Sách tham khảo: “Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam; Lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra”, tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,

Hà Nội, 2011. Cuốn sách diễn giải một số thuật ngữ về xứ đạo, họ đạo Công giáo; giới thiệu quá trình hình thành xứ đạo và họ đạo Công giáo ở Miền Bắc, Miền Nam và ở khu vực Tây Nguyên từ khi hình thành đến cuối thế kỷ XX [51,tr.971].Qua cuốn sách, chúng ta thấy rõ hơn về quá trình hình thành,những đặc trưng của làng Công giáo Bắc Bộ;sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hoạt động ở các làng Công giáo Việt Nam từ năm 1954 đến nay[51,tr.127-184].Nghiên cứu và phân tích thực trạng đời sống tôn giáo ở những xứ, họ, làng Công giáo, tác giả đề xuất một số ý kiến về những vấn đề đặt ra với xứ, họ đạo, tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở nước ta hiện nay [51,tr.278-319].

- Sách tham khảo: “Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Lữ, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội 2005. Theo nội dung cuốn sách:Đạo Công giáo hiện diện ở Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XVII; sự gắn bó giữa truyền giáo và thực dân ở Việt Nam thể hiện xu thế bành trướng của chủ nghĩa tư bản Pháp đến Việt Nam, trong đó truyền giáo đóng vai trò đắc lực để chủ nghĩa thực dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Tính từ cuối thế kỷ XIX đến nay ở Việt Nam số dân theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng trên dưới 10% rải đều trên khắp cả nước với một lực lượng điều hành khá hùng hậu được tổ chức chặt chẽ và hoạt động ổn định [83,tr.70]. Các giáo sĩ của Hội thừa sai Paris đã có sự kết hợp chặt chẽ phương thức truyền thống của dòng Jesusvới phương thức truyền giáo trong tầng lớp dưới. Họ nghiên cứu các đặc trưng văn hóa và phong tục tập quán ở nước ta để tìm ra những phương thức thích hợp để đưa niềm tin đạo Công giáo vào dân chúng và khéo léo xây dựng cộng đồng đạo Công giáo ở Việt Nam thay vì tách thành từng cộng đồng riêng biệt. Cho đến khi đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất vào năm 1975 thì số giáo dân vẫn không vượt quá được 10% dân tộc và vẫn chưa hòa nhập vào lợi ích chung của dân tộc. Từ đó đến nay,đạo Công giáo Việt Nam đã có những bước chuyển biến quan trọng theo hướng ngày thoát ly khỏi sự chi phối của các thế lực phản động nước ngoài để ngày càng gắn bó với lợi ích dân tộc theo phương châm “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” [83,tr.61-86].

- Sách chuyên khảo: “Đức Giêsu Kitô”, của tác giả Thiên Hựu, Nguyễn Thành Thống, Công ty sách Thời đại, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội 2011. Nội dung cuốn sách là những luận bàn về Thiên tính của Chúa Giêsu, những quan điểm, niềm tin của người Công giáo về Đức Chúa Trời; những quan điểm nhìn nhận của các học giả,những nhà nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn về Thiên tính và Nhân tính của Đức Giêsu; bàn luận và phân tích về những điều mà Kinh Thánh đã ghi lại với những giả

thuyết khác nhau được đặt ra [73,tr.8-74]. Cuốn sách tập trung luận bàn và làm sáng tỏ những vấn đề và sự kiện xoanh quanh cuộc đời của Chúa Giêsu và giáo thuyết của ngài [73,tr.75-642].

- Năm 2010, tác giả Nguyễn Hồng Dương cũng chủ biên một tác phẩm khác về chủ đềđạo Công giáo: “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam”, Nhà Xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2010. Nghiên cứu của các tác giả đã khai thác được nhiều khía cạnh tích cực của đạo Công giáo trong đời sống xã hội ở nước ta từ công tác giáo dục và phát triển nhân cách cho tầng lớp thanh thiếu niên, học tập sinh hoạt nghiên cứu và giảng dạy giáo lý, cho đến phác thảo về tư duy và lối sống của người Công giáo Việt [50,tr.209-220]. Nghiên cứu và trao đổi về Bí tích Hôn phối, sự Chuộc tội và giải cứu, ý nghĩa đời sống độc thân của linh mục và đời sống tu trì của nữ tu đạo Công giáo [50,tr.273-304]. Cuốn sách cũng cung cấp những thông tin về đời sống cộng đồng đạo Công giáo ở một số vùng, miền trên đất nước ta, các truyền thống lịch sử, sự giao thoa giữa đạo Công giáo với các TNTG và truyền thống dân tộc trên các vùng, miền; những ảnh hưởng của phong tục, tập quán văn hóa đến hoạt động đạo Công giáo và nếp sống của tín đồ đạo Tin lành ở Việt Nam.

- Sách chuyên khảo: “Niên giám Thống kê Công giáo Việt Nam 2016”, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo 2016. Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 3 phần: Phần 1 là những nội dung liên quan đến đạo Công giáo toàn cầu;

phần 2 giới thiệu về Giáo hội Công giáo Việt Nam trong dòng lịch sử với những số liệu thống kê về tình hình Giáo hội Việt Nam; phần 3 là những nội dung giới thiệu và thống kê về các giáo phận đạo Công giáo Việt Nam, từ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình dân số và thực trạng hoạt động của giáo phận [66].

Những bài viết về đạo Công giáo

- Nghiên cứu của Lê Gia Hân với chủ đề: “Cơ cấu giáo hội và hệ thống phẩm trật của đạo Công giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5/2009 đã làm sáng tỏ hơn về tổ chức bộ máy giáo triều Vatican, cơ cấu tổ chức bộ máy và các cơ quan giúp việc của giáo triều. Nghiên cứu cũng cho thấy về hệ thống các thứ bậc cơ quan quản lý của giáo triều và các phẩm trật của Giáo hội Công giáo Roma hiện nay [62,tr.73-75].

- Nghiên cứu của Phạm Huy Thông với bài viết: “Lối sống của người Công giáo Việt Nam: Quá trình từ theo đạo, giữ đạo đến sống đạo”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 12/2011 đã lý giải các lí do theo đạo của người Việt Nam từ vì gia đình nhập đạo, đến lí do đói nghèo bần hàn, thiên tai, dịch bệnh mối quan hệ hôn nhân, gia đình;

việc thuyết giảng giáo lý hấp dẫn, tình hình chính trị - xã hội. Người Việt cũng rất có ý

thức giữ đạo, việc giữ đạo thể hiện qua thói quen, nếp sống sinh hoạt và sự thể hiện lòng kính Chúa của tín đồ đạo Công giáo. Đề cập đến lối sống đạo hiện nay của người Công giáo Việt Nam, tác giả nhận định: “lối sống đạo hiện nay của người Công giáo Việt Nam đã vượt qua kiểu giữ đạo hình thức và vượt lên, dấn thân vào phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng” [108,tr.52].

- Bài viết của tác giả Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế: “Truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 152, 2016 đã làm sáng tỏ một số những khái niệm có liên quan như: truyền thông Công giáo, truyền thông mạng Công giáo và đời sống Công giáo. Nghiên cứu những nội dung về đời sống Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay, qua đó cho thấy truyền thông là vấn đề cần được quan tâm bởi nó có ảnh hưởng tới hầu hết tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Truyền thông cũng là một phần quan trọng trong truyền giáo và diễn đàn Công giáo hiện nay, đây là vấn đề chung ta cần phải quan tâm trong hoạt động quản lý xã hội, quản lý tôn giáo [72,tr.63-72].

- Bài viết của tác giả Bùi Kim Chuyên: “Bác ái của Công giáo trong sách Tân ước và ý nghĩa thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 153, 2016. Tìm hiểu tình yêu con người dành cho Thiên Chúa cho thấy tình yêu đó bao gồm: Tin vào Thiên Chúa; hy vọng vào Thiên Chúa và kính mến Thiên Chúa, tình yêu đó được thể hiện qua những hành vi: kính thờ cha mẹ và tổ tiên, tôn trọng đặc biệt sự sống của con người; tôn trọng đặc biệt sự sống bao hàm cả việc tự vệ hợp pháp, tôn trọng linh hồn của người khác bằng cách không làm họ sa ngã; tôn trọng sự toàn vẹn của thân thể, sức khỏe, thể lý; tôn trọng và chu đáo với người qua đời [37,tr.45-48]. Tính bác ái của đạo Công giáo còn thể hiện qua việc gìn giữ cuộc sống hạnh phúc lứa đôi: khiết tịnh, chung thủy vợ chồng, sinh con đẻ cái. Tôn trọng quyền sở hữu của cải của người khác;

tôn trọng chân lý trong quan hệ với người khác; kiềm chế dục vọng và cấm việc ham muốn của cải của người khác. Thực hiện những chân lý bác ái của đạo Công giáo trong Tân ước có vai trò quan trọng, là hạt nhân cho việc chuyển từ tôn giáo sợ hãi lên tôn giáo luân lý [37,tr.48-64].

- Bài viết: “Vấn đề thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt”, của Nguyễn Khánh Diệp, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 154, 2016. Bài viết cho thấy những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam do quyết định cấm tín đồ người Châu Á thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống của Giáo hội [44,tr.65-73]. Mặc dù bị cấm đoán, ngăn chặn, nhưng người Công giáo Việt Nam

vẫn tìm cách để duy trì phong tục truyền thống này, điều đó cho thấy vị trí và vai trò của phong tục thờ cúng tổ tiên trong đời sống tín ngưỡng tín đồ đạo Công giáo. Sau Công đồng Vatican II, phong tục thờ cúng tổ tiên chính thức được công nhận với những nghi lễ chính danh đạo Công giáo, điều này đã giúp tín đồ người Việt trút bỏ được gánh nặng về mặt tâm linh, làm cho đạo Công giáo không còn xa lạ với truyền thống dân tộc. Các tín hữu đạo Công giáo Việt Nam vừa ra sức xây dựng hình ảnh làm sáng danh đức tin đạo Công giáo, vừa luôn bảo vệ, gìn giữ những giá trị chân, thiện, mỹ của nền văn hóa dân tộc [44,tr.73-94].

- Bài viết: “Giá trị chân lý, luân lý Công giáo và vai trò của nó trong việc ổn định cộng đồng” của Ngô Quốc Đông, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 155, 2016.

Nghiên cứu cho thấy khi nói tới giá trị chân lý Công giáo là đề cập tới khía cạnh:

Nguồn gốc đồng thời là chân lý tuyệt đối là Thiên Chúa: đem lại các giá trị về nhận thức, ý nghĩa cuộc sống sau khi chết, giải thoát…Đặc trưng giá trị chân lý về Thiên Chúa mang tính siêu nghiệm, tuyệt đối, được truyền cho con người qua mạc khải bằng Kinh Thánh. Kinh Thánh là lời Chúa nên cũng là chân lý, có giá trị tuyệt đối trong khía cạnh, niềm tin và luân lý. Điều này đem lại các giá trị cho con người như chuẩn mực đạo đức, lối sống, thờ phụng [58,tr.46-58]. Luân lý Công giáo và đạo đức có nhiều điểm trùng nhau, đều là những chuẩn mực để đưa ra phán quyết hành động của con người dựa trên các tiêu chí tốt - xấu, thiện - ác. Tuy nhiên theo quan điểm của Giáo hội Công giáo thì luân lý khác với đạo đức vì nó nằm ở trong chiều sâu tâm hồn mỗi người và quan trọng nó luôn đặt trong những chuẩn mực được quy định bởi niềm tin vào Thiên Chúa. Các giá trị luân lý Công giáo được quy định trong Kinh Thánh, là lời Chúa mặc khải và dạy dỗ con người. Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của giá trị chân lý và luân lý Công giáo trong việc ổn định cộng đồng như: là yếu tố tích cực của cộng đồng đạo Công giáo được xã hội thừa nhận; lý giải nguyên nhân nhìn từ góc độ chân lý và luân lý Công giáo như là mẫu hình chân lý, tấm gương sáng, giáo dục các giá trị luân lý Công giáo, tính hiệu quả của việc truyền thông giá trị… Nghiên cứu khẳng định: “Tại các xứ đạo, họ đạongười Công giáo luôn tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” [58,tr.64].

- Bài viết: “Quan điểm của Công đồng Trent về Giáo hội Công giáo”, của

Dương Văn Biên, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 156, 2016. Nghiên cứu và phân tích những vấn đề về chính trị, kinh tế - xã hội tại Châu Âu thế kỷ thứ XVI và những vấn đề thách thức đặt ra với Giáo hội Công giáo Châu Âu. Qua đó bài viết phân tích những nội dung, tư tưởng và lý giải các quan điểm của Cồng đồng Trent về những vấn đề liên quan đến tổ chức giáo hội, giáo luật, giáo lý. Phân tích và lý giải những quan điểm của Công đồng Trent về những vấn đề liên quan đến những luận thuyết thần học liên quan đến đạo Tin lành [16,tr.67-81].

- Bài viết: “Ảnh hưởng của giá trị Công giáo Việt Nam tới cá nhân, gia đình, cộng đồng”, của Nguyễn Hồng Dương, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 158, 2016 đã cho thấy:giá trị đạo Công giáo ở Việt Nam hiện nay đang phản ánh những yếu tố nội tại xuất phát từ thực trạng hoạt động của tôn giáo này từ khi du nhập. Những giá trị đạo Công giáo được hình thành trên cơ sở Kinh Thánh và những giáo lý giáo luật, lễ nghi và đời sống thực tiễn của cộng đồng người Công giáo ở Việt Nam. Trong quá trình truyền giáo, những giá trị đạo Công giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng đạo Công giáo người Việt. Những giá trị đó được biểu hiện qua quan niệm, thái độ thói quen, lối sống của người Công giáo như:

chung thủy một vợ, một chồng, mang tính tự do, tự nguyện và mang giá trị thiêng, không chấp nhận hôn nhân đồng tính; gia đình đạo Công giáo luôn sống mẫu mực, đạo đức theo gương của gia đình Chúa Giesu Kitô, giá trị Hiếu, Đễ được đề cao [53,tr.88-102]. Theo tác giả: “Lối sống cá nhân, gia đình, cộng đồng người Công giáo có được có một phần hết sức quan trọng bởi ảnh hưởng của giá trị Công giáo, ngoài ra còn là giá trị truyền thống dân tộc được tạo lập hàng nghìn năm lịch sử” [53,tr.112].

- Bài viết: “Hồ Chí Minh và vấn đề Công giáo 1945-1954” của Ngô Quốc Đông, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 162, 2017 đã khẳng định: Chính phủ Việt Nam và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định quyền tự do niềm tin TNTG, đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bằng trí tuệ và uy tín của mình, Hồ Chí Minh đã tập hợp được nhiều tri thức Công giáo tham gia vào Chính phủ, Quốc hội như trường hợp ông Lê Mạnh Hà, Linh mục Phạm Bá Trực, đặc biệt là Giám mục Lê Hữu Từ, giáo phận Phát Diệm [60,tr.96-103]. Nghiên cứu cho thấy, những cách thức ứng xử của Hồ Chí Minh với các vấn đề Công giáo đầy trí tuệ, tinh tế, lấy đại cục làm trọng, khoan dung, am hiểu giáo lý đạo Công giáo. Với cách ứng xử này, người đã rất thành công trong việc cảm hóa, cuốn hút mọi người dưới ngọn cờ thống nhất, đoàn kết,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)