Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Chương 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo

Nghiên cứu QLNN đối với các hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam thực sự chưa được được chú ý nhiều, có thể kể đến một số công trình, bài viết sau:

- Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đô: “Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước”, đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2006. Công trình nghiên cứu được kết cấu thành ba chương: chương 1, nhóm tác giả xây dựng một số những thuật ngữ về dòng tu, giới thiệu các hình thức tu trì của đạo Công giáo ở Việt Nam; làm sáng tỏ những vai trò, vị trí của dòng tu đạo Công giáo trong Giáo hội và trình bày về quá trình hình thành, phát triển của các dòng tu đạo Công giáo tại Việt Nam [56,tr.11- 37]. Chương 2 đề tài tìm hiểu và làm sáng tỏ thực trạng các dòng tu đạo Công giáo và hoạt động đạo của các dòng tu đạo Công giáo ở Việt Nam [56,tr.38-68]. Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các dòng tu, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập trong QLNN đối với các dòng tu đạo Công giáo ở nước ta hiện nay. Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra những xu thế phát triển của các dòng tu đạo Công giáo ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp về công tác QLNN trong giai đoạn kế tiếp [56,tr.83-89].

- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Long với đề tài: “Vận dụng quan điểm khoa học

về tôn giáo trong công tác đối với Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1999. Nội dung luận án tác giả nghiên cứu và phân tích những cơ sở lí luận về tôn giáo, nghiên cứu và phân tích vấn đề thực tiễn hoạt động của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam; nghiên cứu và khái quát các quan điểm khoa học về tôn giáo và nhận thức bản chất của Thiên Chúa giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin [81,tr.27-84]. Phân tích thực trạng tình hình Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, luận án đề xuất một số phương hướng QLNN về Thiên Chúa giáo trong giai đoạn kế tiếp [81,tr. 147-183].

- Nghiên cứu của Hoàng Mạnh Đoàn: “Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”, luận án tiến sỹ lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2002. Nội dung luận án nghiên cứu và xây dựng những cơ sở lí luận về tổ chức cơ sở Đảng; nghiên cứu và xây dựng những cơ sở lí luận về công tác vận động quần chúng của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã [57,tr.26-52]. Nghiên cứu thực trạng công tác vận động quần chúng của các tổ chức cơ sở đảng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, luận án đã chỉ ra những thành công, hạn chế;

những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế của công tác vận động quần chúng, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công tác này của các tổ chức cơ sở Đảng vùng đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam [57].

- Nghiên cứu của Đặng Mạnh Trung: “Công tác vận động đồng bào Công giáo của đảng bộ một số tỉnh miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006”, luận án tiến sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 2011. Nội dung luận án tập trung nghiên cứu về kết quả thực hiện công tác vận động đồng bào Công giáo ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ [119,tr.71-95]; nghiên cứu thực trạng việc vận dụng sáng tạo chính sách tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ các tỉnh, qua đó, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lýđạo Công giáo ở nước ta trong giai đoạn tới [119,tr.116-152].

- Công trình nghiên cứu của Đoàn Triệu Long với đề tài: “Giáo phận Đà Nẵng -Lịch sử và vấn đề hiện tại” luận án tiến sỹ triết học 2010, Học viện Khoa học Xã hội.

Nội dung luận án tác giả nghiên cứu lịch sử truyền đạo, và thực trạng hoạt động truyền đạo của đạo Công giáo ở Đà Nẵng; chỉ ra những đặc điểm cơ bản của giáo phận Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay [79,tr.68-83]. Tác giả cũng nghiên cứu và chỉ ra những xu thế vận động, phát triển của đạo Công giáo ở giáo phận Đà Nẵng và những vấn đề tồn tại bất cập trong công tác quản lý đạo Công giáo của cơ quan chức năng, từ đó đề

xuất một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với đạo Công giáo ở Giáo phận Đà Nẵng [79,tr.128-154].

- Nghiên cứu của Đặng Luận, “Truyền giáo và phát triển đạo Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum”, luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Khoa học Xã hội 2012. Nội dung luận án nghiên cứu về quá trình du nhập, phát triển, đặc điểm truyền giáo và những ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với các mặt đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum [82,tr.37-69]. Tìm hiểu, phân tích và lý giải những nhân tố tác động của đạo Công giáo đến đối với người dân tộc thiểu số trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng; thông qua tìm hiểu thực tiễn những ảnh hưởng củađạo Công giáo đối với đời sống giáo dân dân tộc thiểu số luận án đã đề xuất một số kiến nghị trong việc giải quyết vấn đề đạo Công giáo trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Kon Tum trong giai đoạn kế tiếp [82,tr.131-149].

- Công trình nghiên cứu của Lê Văn Thơ: “Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của giáo phận Phát Diệm”, luận án tiến sỹ triết học, Học viện Khoa học Xã hội 2013. Nội dung luận án tác giả nghiên cứu và khái quát quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của giáo phận Phát Diệm [112,tr.43-58]. Nghiên cứu và phân tích thực trạng, đặc điểm hoạt động tôn giáo của giáo phận Phát Diệm, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những hoạt động tiêu cực của đạo Công giáo giáo phận Phát Diệm [112,tr.135-156].

- Bài viết của tác giả Phan Thị Mỹ Bình: “Quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 256, 2017, tác giả đã khái quát về thực trạng quan hệ quốc tế và QLNN đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Theo tác giả: “Giáo hội Công giáo Việt Nam là một thành viên nằm trong Giáo hội Công giáo thế giới, vì vậy chịu sự tác động, chỉ đạo chặt chẽ từ Vatican cả về tổ chức nhân sự và hoạt động tôn giáo” [18,tr.89-90]. Mối quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam còn được thực hiện thông qua quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Tòa Thánh Vatican.

Khái quát tình hình quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam, tác giả đã đề xuất bốn giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý hoạt động quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam [18,tr.89-92].

- Bài viết của Phạm Huy Thông: “Ảnh hưởng của giáo lý Công giáo đối với vấn đề hôn nhân gia đình ở Việt Nam”, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 112, năm 2015. Nội

dung bài viết trình bầy một số những vấn đề giáo lý về hôn nhân và gia đình của đạo Công giáo. Theo bài viết: “Hôn nhân là một vấn đề quan trọng đối với Giáo hội Công giáo, là một trong bẩy Bí tích Thánh” [111,tr.21]. Quan niệm người Công giáo Hôn nhân mang tính chất Thánh, thiêng liêng, là ơn gọi dâng hiến, tu trì, không chấp nhận hôn nhân cùng giới, đa thê, đa phu; hôn nhân bất khả chia ly, phải chung thủy với nhau chọn đời và chỉ chấp nhận ly thân mà thôi [111,tr.21-22]. Giáo hội Công giáo coi gia đình là tế bào của xã hội, là Hội Thánh tại gia, sinh sản có trách nhiệm và Giáo hội có quy định chặt chẽ nhằm thực hiện luật hôn nhân và gia đình. Bằng những dẫn chứng cụ thể, bài viết đã chứng minh được sự ảnh hưởng của giáo lý Công giáo đến hôn nhân, gia đình, cộng đồng đạo Công giáo và cộng đồng xã hội ở Việt Nam [111,tr.22-26].

- Bài viết: “Đồng bào Công giáo cả nước với phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 -2015”, của tác giả Diệu Hồng, Tạp chí Công tác Tôn giáo số 10, năm 2015. Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2010-2015, cùng với đồng bào cả nước, đồng bào Công giáo ở nước ta đã có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước như: phong trào “Xứ họ đạo tiên tiến” ở thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam; phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” ở Bắc Ninh, Vĩnh Long; phong trào thi đua “xứ họ đạo và gia đình Công giáo xây dựng nông thôn mới”, “Đẹp xóm làng, đẹp xứ họ, đẹp nhà cửa, đẹp ruộng đồng”, “tết của người nghèo”, “gia đình Công giáo gương mẫu thực hiện tân phúc âm hóa gia đình” ở Nam Định. Không chỉ là những khẩu hiệu, đồng bào Công giáo đã có những hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thông mới và đô thị văn minh [67,tr.51-54]. Đồng bào Công giáo cũng tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, bác ái; xây dựng nếp sống văn hóa văn minh; tích cực hưởng ứng các phong trào gìn giữ an ninh, trật tự xã hội, gìn giữ biển đảo quê hương như: Hội đồng giám mục Việt Nam ngày 09/2/2015 đã có thư kêu gọi đồng bào Công giáo trong và ngoài nước ủng hộ đồng bào, chiến sỹ làm việc khai thác trên biển;

UBĐKCGVN đã có thư kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan HĐ 981 khỏi vùng biển Việt Nam và nhiều hoạt động thiết thực khác [67,tr.51-55;59].

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu QLNN đối với đạo Công giáo, hoạt động của các dòng tu đạo Công giáo, hoạt động của đạo Công giáo: Vũ Thị Minh Phương: “Quản lý nhà nước đối với thanh niên Công giáo tại tỉnh Nam Định”, luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia 2015; Nguyễn Hữu Có với đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với các dòng tu của đạo Công giáo Việt Nam”, luận

văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia 2010;... mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu QLNN về đạo Công giáo, hoạt động của đạo Công giáo, tuy nhiên, những công trình này mới chỉ tiếp cận ở trình độ thạc sỹ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu còn hẹp nên giá trị tham khảo không cao.

1.2.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghiên cứu về đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội gần đây đã được một số học giả, các nhà nghiên cứu tôn giáo bắt đầu quan tâm, tuy nhiên số lượng công trình chưa nhiều, khía cạnh nghiên cứu chưa đa dạng và nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo chưa có một công trình nào nghiêu cứu sâu, cụ thể:

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Dương, trong bài viết: “Đời sống đạo của người dân theo đạo Công giáo ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xã hội học, 1995 cho thấy: Tín đồ đạo Công giáo ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giữ vững niềm tin tôn giáo thể hiện ở mức độ thực hành những lễ nghi Công giáo cao. Trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài, đạo Công giáo hai miền đón nhận sự đổi mới theo tinh thần Công đồng Vatican có sự khác nhau, nhưng sự khác biệt về niềm tin và lễ nghi không lớn. Xuất hiện những người Công giáo Hà Nội khô đạo, nhạt đạo trong việc đến nhà thờ thực hiện Thánh lễ, Xưng tội, Giải tội và chịu phép Thánh thể và sự trở lại của niềm tin tôn giáo [47,tr.50-56].

- Sách tham khảo: “Kitô giáo ở Hà Nội”, của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nhà xuất bản Tôn giáo - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2008. Đối với đạo Công giáo ở Hà Nội, cuốn sách mô tả quá trình các giai đoạn phát triển đạo Công giáo qua năm giai đoạn: Thời kỳ truyền giáo của các giáo sỹ dòng tên (1626 - 1663); thời kỳ truyền giáo của Hội Thừa sai Pari (1663 - 1802); thời kỳ truyền giáo của Hội Thừa sai Pari (1802 - 1883); thời kỳ Pháp thuộc (1883 - 1954) và thời kỳ từ năm 1954 đến nay [49,tr.7-102]. Cuốn sách cũng đề cập tới những đóng góp của đạo Công giáo Hà Nội trên những lĩnh vực văn hóa, xã hội ở phương diện vật thể và phi vật thể [49,tr.103-132]. Theo tác giả cuốn sách: “Với vị thế lịch sử, văn hóa của Hà Nội, việc Công giáo hóa văn hóa Hà Nội luôn là ước mơ của các đoàn truyền giáo Phương Tây.

Trong thực tế các đoàn truyền giáo đã không thực hiện được ước mơ đó, họ đã gặp sự chống đối mạnh mẽ, khiến họ không thể dễ dàng xâm nhập” [49.tr.129].

- Nghiên cứu Phạm Huy Thông qua bài viết: “Đạo Công giáo với Thăng Long - Hà Nội”đã cho thấy những ảnh hưởng của đạo Công giáo từ khi xâm nhập vào đất Kẻ Chợ (1626) đến văn hóa Thăng Long và những ảnh hưởng của nền văn hóa Thăng Long

đến văn hóa đạo Công giáo. Theo tác giả: Từ khi đạo Công giáo có mặt ở Thăng Long đến nay, người Công giáo Thủ đô đã luôn đồng hành với dân tộc, được đắp xây bằng sự chung tay của cả cộng đồng, để vun trồng truyền thống “tốt đạo, đẹp đời”. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đòi hỏi không chỉ là sự dấn thân để mỗi người Công giáo tốt, cũng là công dân tốt mà còn cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước, của toàn thể xã hội, bằng những việc làm cụ thể, đó là những chứng cứ thuyết phục về chính sách tôn giáo của Nhà nước và sẽ có tác dụng thật sự cổ vũ động viên người Công giáo Thủ đô đóng góp nhiều hơn nữa vào việc xây dựng thành phố Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh và thanh lịch hơn [110].

- Bài viết: “Bước đầu suy nghĩ về đặc điểm văn hóa Công giáo Hà Nội”, của tác giả Dương Thùy Linh, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 6/2012. Nội dung bài viết khái quát quá trình hình thành giáo phận Hà Nội từ thời kỳ giáo sỹ dòng tên đến năm 2012 và luận giải một số vấn đề về văn hóa tôn giáo, văn hóa đạoCông giáo; phân tích về văn hóa đạo Công giáo ở Hà Nội trong đời sống văn hóa người dân Thủ đô [78,tr.44-48]. Nghiên cứu cho thấy,trải qua gần bốn thế kỉ với rất nhiều thăng trầm của lịch sử, văn hóa đạo Công giáo đã để lại trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội những dấu ấn văn hóa riêng, làm phong phú thêm văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Với bản lĩnh của một nền văn hóa có sức lan tỏa và lay động mọi thành tố ngoại sinh trong nó, văn hóa Hà Nội cũng đã biến đổi văn hóa đạo Công giáo, khiến nó dung hợp và đối thoại được với văn hóa dân tộc [78,tr.49].

- Bài viết: “Một số mô hình tổ chức Giáo hội Công giáo cơ sở ở Hà Nội hiện nay”, của tác giả Dương Văn Biên, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 12/2012 đã khái quát về mô hình tổ chức các giáo xứ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo phong trào cải cách đạo Công giáo và tinh thần của Công đồng Vatican II. Qua bài viết, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Hội đồng giáo xứ tại một số giáo xứ trên địa bàn Thành phố. Mặc dù có cơ cấu, mô hình tổ chức và quy mô không giống nhau, nhưng chức năng của Hội đồng giáo xứ là tương tự nhau, cùng cộng tác với linh mục chính xứ để giải quyết những công việc đạo. Sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy trong giáo hội ở cơ sở ở Hà Nội cho thấy sự thích ứng với điều kiện thực tiễn của từng giáo xứ và đang còn gặp những khó khăn trong quá trình hoàn thiện tổ chức [17,tr.42-50].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)