Đạo Công giáo và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁOTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2. Đạo Công giáo Hà Nội và thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.2. Đạo Công giáo và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội

Là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Hà Nội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ thống nhất và ổn định, hiện nay có 01 Tòa Tổng Giám mục giáo phận có trụ sở tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, 01 Toà Giám mục của Địa phận Hưng Hóa, trụ sở tại số 5, phường Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây; 01 Đại Chủng viện ở 02 cơ sở (40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm và tại Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm); Văn phòng I của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại 40 phố Nhà Chung; Văn phòng của Uỷ ban Bác ái và Văn phòng của tổ chức Caritas tại 31 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm; Uỷ ban Đoàn kết Công giáothành phốcó trụ sở tại số 9 Vọng Đức, quận Hoàn Kiếm [9].

Giáo hội Công giáo Hà Nội có hệ thống tổ chức rất chặt chẽ, thống nhất và ổn định: Giáo tỉnh Hà Nội có 01 tổng giáo phận và 09 giáo phận: Tổng giáo phận Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, Thanh Hóa và Vinh. Hà Nội hiện nay có 03 giáo hạt: Giáo hạt Chính tòa, Giáo hạt Phú Xuyên và Giáo hạt Thanh Oai. Giáo hạt Chính tòa bao gồm 19 Giáo xứ; Giáo hạt Thanh Oai bao gồm 35 giáo xứ; hạt Phú xuyên bao gồm 22 Giáo xứ với 306 họ giáo [9].

Do địa bàn TP. Hà Nội không trùng với địa giới các giáo phận Hà Nội nên hiện trên địa bàn có các cơ sở đạo Công giáo của 3 giáo phận khác nhau: Giáo phận Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh. Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội, tính đến hết năm 2018, trên địa bàn TP. Hà Nội có 83 giáo xứ, 306 giáo họ với khoảng 192.959 giáo dân, tình hình các tổ chức Công giáo như sau [9]:

- Giáo phận Hà Nội có: 59 giáo xứ, 182 nhà thờ họ, nhà nguyện với 142.105 giáo dân tại các quận, huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Trì, Thường Tín, Hà Đông, Phú Xuyên, Thanh Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Đan Phượng.

- Giáo phận Hưng Hoá: 15 giáo xứ, 93 họ giáo; khoảng hơn 24.334 tín đồ tại các quận, huyện, thị xã: Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sơn Tây, một phần Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Chương Mỹ.

- Giáo phận Bắc Ninh: 09 giáo xứ, 31 giáo họ; 26.518 tín đồ tại các quận, huyện: Mê Linh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Long Biên.

Đạo Công giáo ở Hà Nội có 23 dòng tu với gần 100 cơ sở, tu viện; có 04 dòng

tu, với 10 cơ sở, tu viện hoạt động ổn định từ năm 1954 đến nay, đó là: Dòng Mến thánh giá giáo phận Hà Nội; Dòng Mến thánh giá giáo phận Hưng Hóa; Dòng Phaolô và Dòng Chúa cứu thế. Còn lại 19 dòng tu như: Donbosco, Bắc Ái Vinh Sơn, Đời Nữ Thánh tâm Chúa Giê su, Đức Mẹ Hiệp nhất, Phaolo Thiện Bản,...với gần 100 tu viện và cơ sở hoạt động giáo hội tự thành lập từ năm 2000 đến nay, không đăng ký với chính quyền.

Bảng 3.1: Thống kê về đạo Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội

Giáo phận Giáo xứ Giáo họ Tín đồ (người)

Hà Nội 59 182 142.105

Bắc Ninh 9 31 24.336

Hưng Hóa 15 93 26.518

Tổng 83 306 192.959

Nguồn: [9]

3.2.2.2. Hoạt động của đạo Công giáo Hà Nội những năm gần đây

Những năm gần đây, nhất là sau khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành, tình hình sinh hoạt đạo của các tín đồ, chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội dần đi vào ổn định, nền nếp, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND và các cấp chính quyền, đồng bào giáo dân trên địa bàn Thành phố yên tâm, phấn khởi xây dựng phát triển kinh tế xã hội, hăng hái tham gia các phong trào, các cuộc vận động xây dựng Thủ đô giàu đẹp, “sống tốt đời, đẹp đạo”,

“kính Chúa, yêu nước”.

Sau Lễ kỷ niệm năm Thánh 2010, với bài diễn văn mang chủ để “Sám hối, hòa giải và hy vọng” của Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, tình hình đạo Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện [9;12]:

- Để có thể đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội đã có sự tôn trọng hơn trong mối quan hệ với chính quyền các cấp. Tích cực đối thoại với chính quyền các cấp trong các vấn đề của Giáo hội như: đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo; phong chức, phong phẩm, điều chuyển chức sắc; nhu cầu tổ chức các lễ hội tôn giáo quy mô lớn.

- Tổng giám mục Hà Nội đã chủ động đối thoại với chính quyền các cấp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Tổng giáo phận Hà Nội.

- Khi chính quyền thành phố tổ chức triển khai thi công trạm xử lý nước thải bệnh viện Đống Đa hoặc bắt đầu tiến hành triển khai dự án xây dựng nhà điều trị nội

bất hợp tác với chính quyền, kích động giáo dân trong các bài giảng lễ tại một số giáo xứ nhưng Tổng giám mục vẫn kiên quyết đối thoại, bày tỏ với chính quyền mong muốn của Giáo hội bằng cách thức ôn hòa, thông qua gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi để mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền tại Hà Nội đạt được sự hài hòa. Đây là sự đánh giá cao của chính quyền thành phố trong việc đồng hành cùng dân tộc của những người Công giáo Thủ đô.

- Về tổ chức, Giáo hội Công giáo hợp thức hóa Ủy ban Bác ái Xã hội, xuất hiện tổ chức quản lý của Giáo hội về hoạt động từ thiện xã hội, tạo điều kiện để chính quyền các cấp đảm bảo công tác QLNN đồng thời giúp hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội trở nên quy củ hơn, hiệu quả hơn.

- Trong các hoạt động từ thiện xã hội, y tế, giáo dục do Ủy ban Bác ái giáo phận Hà Nội đã kịp thời phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, một số bệnh viện trên địa bàn như mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo; hình thành và duy trì nồi cháo từ thiện tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện Việt Nam - Cu Ba; bệnh viện Phụ sản Trung ương và trước cửa dòng tu nữ thánh Phaolô; tổ chức các lớp mầm non tư thục dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng giáo dục các quận, huyện, thị xã.

Mặc dù qua hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, quan điểm, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và pháp luật của Nhà nước có nhiều điểm cởi mở hơn, thông thoáng hơn đối với đạo Công giáo, nhưng còn một số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo Hà Nội chưa thực sự gắn bó với Thủ đô, chưa thật sự gắn bó với dân tộc như chính Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 kêu gọi.

Hoạt động của một số tổ chức, cá nhân chức sắc, giáo sỹ đạo Công giáo tại Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, không tuân thủ các quy định pháp luật. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân theo đạo Công giáo đã liên tục tập trung chỉ đạo tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu chế độ, lôi kéo, lợi dụng, kích động giáo dân sử dụng các hình thức tập trung đông người ngoài cơ sở thờ tự để nghe giảng đạo, cầu nguyện, hiệp thông, gây áp lực với chính quyền nhằm đòi đất có nguồn gốc tôn giáo, thể hiện ý đồ “đẩy nhân dân ra đối đầu với chính quyền”, gây xung đột, phức tạp, hình thành sự kiện chính trị bất ổn trong nước, tạo cớ để các thế lực thù địch ngoài nước và các tổ chức quốc tế khác can thiệp, từng bước thoát ly sự quản lý, phủ nhận Hiến pháp, pháp luật của nhà nước Việt Nam, cụ thể:

- Không đăng ký sinh hoạt tôn giáo thường niên và hoạt động tôn giáo bất thường, ngoài chương trình đăng ký hàng năm, như: tổ chức cấm phòng, tĩnh tâm, thường huấn… cho linh mục và nữ tu.

- Không đăng ký với chính quyền việc chia tách, thành lập mới các xứ, họ đạo, các hội đoàn trong đạo Công giáo. Không đăng ký với chính quyền việc chia tách, thành lập mới các dòng tu. Không đăng ký các hình thức tu hành tập thể như các tu đoàn; các hoạt động phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc.

- Kích động chức sắc, nhà tu hành, giáo dân với số lượng lớn để gây sức ép, đòi lại cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo như: khu vực số 42 phố Nhà Chung; 178 Nguyễn Lương Bằng... Hoạt động này diễn ra gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội [10].

- Giáo hội Công giáo phát động phong trào thắp nến cầu nguyện, kêu gọi giáo dân tham gia việc khiếu kiện đòi nhà đất có nguồn gốc đạo Công giáo kéo dài từ năm 2007 đến nay, đã tác động đến nhiều địa phương, nơi nào Giáo hội có đơn đòi lại thì chức sắc đạo Công giáo huy động giáo dân mang Thánh giá cao, thắp nến cầu nguyện để gây sức ép với chính quyền.

- Giáo xứ Thái Hà có tình trạng tập hợp sinh viên, học sinh tham gia các hoạt động thắp nến cầu nguyện, tập trung đông người khiếu kiện đòi lại đất tại 178 Nguyễn Lương Bằng và thửa đất Hồ Ba Giang, phường Quang Trung, quận Đống Đa.

- Dòng Thánh Phaolo vẫn tiếp tiếp tục có đơn thư khiếu nại kiến nghị với nội dung đòi lại nhà đất có nguồn gốc tôn giáo đã giao cho nhà nước quản lý tại các khu vực: số 37 Hai Bà Trưng, số 5 Quang Trung, Lý Thường Kiệt; Bệnh viện Xanh Pôn;

160 Tôn Đức Thắng,…[13].

- Năm 2016, Công đoàn Hàng Bột đã tổ chức tranh chấp do Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I đang quản lý, dựng Thánh giá, bàn thờ trên phần đất lấn chiếm, tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên mạng internet, .. nhằm hợp thức hóa phần đất lấn chiếm [10]. Năm 2017, một số linh mục dưới danh nghĩa hoạt động tôn giáo trong buổi lễ Cầu nguyện Công lý, Hòa bình đã xuyên tạc, chống đối nhà nước về sự kiện 30/4/1975 [10].

Những hoạt động trên của một số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, điều này đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải có những giải pháp tháo gỡ nhằm ổn định tình hình hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn Thủ đô trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)