Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁOTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
3.3.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo của TP. Hà Nội
Về quy mô cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo:
Theo số liệu của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội, tính đến hết năm 2018, toàn thành phố có 568 cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo trong đó cán bộ cấp thành phố có 19 người; cán bộ, công chức cấp huyện có 52 người và cán bộ công chức cấp xã là 497 người. Trong số 568 cán bộ, công chức có 71 cán bộ, công chức là cán bộ chuyên trách, còn lại là cán bộ kiêm nhiệm QLNN về tôn giáo [9].
Về chất lượng cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo của TP. Hà Nội
Báo cáo của Phòng Hành chính - Tổng hợp, Ban Tôn giáo thành phố, tính đến hết tháng 6 năm 2017, chất lượng cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo như sau:
- Đối với cấp thành phố: Tổng số cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo cơ 19 người, trong đó [9]:
+ Trình độ chuyên môn có: 6 người có trình độ sau đại học, 10 người có trình độ cử nhân và 3 người có trình độ cao đẳng;
+ Trình độ lí luận chính trị có: 3 người có trình độ cao cấp; 01 người có trình độ cử nhân và 9 người có trình độ sơ cấp, trung cấp;
+ Về trình độ QLNN có: 01 người có trình độ chuyên viên cao cấp; 02 người có trình độ chuyên viên chính; 07 người có trình độ chuyên viên và 09 người giữ ngạch cán sự.
+ Về trình độ ngoại ngữ, tin học: có 14/19 cán bộ, công chức đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ; 18/19 cán bộ, công chức đạt chuẩn về trình độ tin học; 14/19 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và 12/19 cán bộ có kinh nghiệm công tác tôn giáo từ 5 năm trở lên [9].
Bảng 3.3: Thống kê về trình độ chuyên môn, chính trị và QLNN của cán bộ, công chức chuyên trách QLNN về tôn giáo TP. Hà Nội
`
TT Cấp quản lý TS CB
Chuyên môn Chính trị Quản lý nhà nước SĐH ĐH CĐ Cao
cấp Cử nhân
TC SC
CV
CC CVC CV khác
1 Sở 19 6 10 3 3 1 9 1 2 7 9
2 Huyện 52 7 41 4 10 8 33 2 10 39 1
Tổng 71 13 51 7 13 9 42 3 12 46 10
Nguồn: [9]
- Đối với cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo cấp huyện: Tổng số cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo cấp huyện thuộc TP. Hà Nội có 52 người, chất lượng cán bộ, công chức cụ thể như sau [9]:
+ Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có: 07/52 người có trình độ sau đại học;
41/52 người có trình độ đại học; 4 người có trình độ cao đẳng;
+ Về trình độ lí luận chính trị: có 10/52 người có trình độ cao cấp; 8/52 người có trình độ cử nhân và 33/52 người có trình độ sơ cấp, trung cấp;
+ Về trình độ QLNN, có: 2/52 người có trình độ chuyên viên cao cấp; 10/52 có trình độ chuyên viên chính và 39/52 người có trình độ chuyên viên, 01 người có trình độ cán sự;
+ Về trình độ ngoại ngữ, tin học: có 52/52 người đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học; 49/52 người được bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và có 32/52 người có kinh nghiệm quản lý tôn giáo từ 05 năm trở lên.
- Số liệu cung cấp của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội cho thấy, đối với toàn thành phố có 584 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, hiên tại 497/584 đơn vị hành chính cấp xã phân công cán bộ kiêm nhiệm QLNN về tôn giáo trên địa bàn, còn 87 đơn vị hành chính cấp cơ sở không phân công cán bộ, công chức theo dõi, phụ trách tôn giáo vì địa bàn không có các tín đồ tôn giáo và cũng không có các cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng [9].
Bảng 3.4: Thống kê về trình độ tin học, ngoại ngữ, kiến thức tôn giáo và kinh nghiệm quản lý của cán bộ, công chức chuyên trách QLNN về tôn giáo TP. Hà Nội
Đơn vị: Người
TT Cấp quản lý TS
CB Tin học Ngoại ngữ Bồi dưỡng kiến thức tôn giáo
Kinh nghiệm 5 năm trở lên
1 Sở 19 18 14 14 12
2 Huyện 52 52 52 49 20
Tổng 71 70 66 53 32
Nguồn: [9]
Kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến tham gia khảo sát đánh giá khá cao về trình độ kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng; đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo của TP. Hà Nội, tuy nhiên nhiều ý kiến cũng cho là đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo của thành phố còn hạn chế về chuyên
môn, kiến thức và kinh nghiệm công tác, cụ thể: 27% số ý kiến khảo sát đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu về kiến thức chuyên môn; 27,5% số ý kiến đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ công tác; 53% số ý kiến cho là đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu và thiếu về kinh nghiệm công tác.
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo TP. Hà Nội
(Đơn vị: %)
Nguồn: Khảo sát thực tiễn của tác giả Kết quả khảo sát cũng phù hợp với thực tiễn nhận định của cán bộ lãnh đạo Ban Tôn giáo thành phố vì phần lớn số cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo của thành phố hiện nay không được đào tạo chuyên ngành tôn giáo và QLNN về tôn giáo; trong quá trình sát thực hiện chủ trương nhập và hợp nhất nhiều cán bộ, công chức có kinh nghiệm đã chuyển công tác và đã nghỉ hưu. Phần lớn cán bộ được đào tạo từ chuyên ngành sư phạm, văn hóa, xã hội học, mặt khác thời gian làm công tác tôn giáo chưa lâu nên còn yếu và thiếu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm công tác. Đây cũng là những hạn chế của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của thành phố trong giai đoạn tới cần khắc phục.
3.3.5. Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3.5.1. Quản lý việc phong chức, phong phẩm
Để quản lý việc phong phẩm của các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn thành phố đúng quy định pháp luật, Ban Tôn giáo thành phố đã có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục các điều kiện theo quy định đối với các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn. Nhờ đó, việc phong chức, phong phẩm chức sắc đạo Công giáo được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, theo đó:
21 18 18.5
52 54.5 54.5
28.5
37
27 27.5
53
8.5 0
10 20 30 40 50 60
Kiến thức chuyên môn
Kỹ năng, nghiệp vụ công tác
Kinh nghiệm công tác tôn giáo
Đạo đức lối sống
Tốt Bình thường Chưa tốt
- Thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo việc phong chức, phong phẩm, cách chức, bãi miễn phải có trách nhiệm gửi bản đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Đối với các chức sắc khác, việc phong chức, phong phẩm, cách chức, bãi miễn phải có trách nhiệm gửi bản đăng ký với Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, trình UBND thành phố xem xét, công nhận.
- Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của Giáo hội Công giáo có yếu tố nước ngoài phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tập hợp số liệu của Ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP. Hà Nội, tính từ năm 2004 đến 2017, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND Thành phố đã chấp thuận phong chức Thánh cho 63 trường hợp, năm 2018 là 6 trường hợp [9].
Việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn thành phố tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, thực hiện chức năng QLNN của UBND cấp huyện đối với hoạt động tôn giáo đã được cụ thể tại Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của UBND thành phố Hà Nội về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; theo đó tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến UBND cấp huyện.
Tính từ năm 2015 đến 2017, chính quyền Thành phố đã luôn tạo điều kiện để Giáo hội tiến hành các hoạt động liên quan đến chức sắc như: đồng ý thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo đối với 53 linh mục trong giáo phận; bổ nhiệm mới 01 Tổng giám mục; 13 linh mục. Tòa giám mục Hưng Hóa luân chuyển hoạt động tôn giáo đối với 09 linh mục (trong đó Hà Nội có 03 linh mục); bổ nhiệm mới 07 linh mục (trong đó Hà Nội có 02 linh mục); Tòa giám mục Bắc Ninh bổ nhiệm mới 04 linh mục (trong đó Hà Nội có 01 linh mục) [9;12,13]. Năm 2019, Thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho 34 linh mục thuyên chuyển công tác [9].
3.3.5.2. Quản lý việc đăng ký hoạt động của các dòng tu
Thực hiện chính sách, phát luật về tôn giáo, Ban Tôn giáo TP. Hà Nội, Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Hà Tây (cũ) đã có văn bản gửi Tòa Tổng giám mục Hà Nội, Tòa giám mục Hưng Hóa, Tòa giám mục Bắc Ninh hướng dẫn các dòng tu, tu viện trong giáo phận làm hồ sơ đăng ký hoạt động của các dòng tu theo Pháp lệnhTín ngưỡng, các nghị định hướng dẫn thi hành, tuy nhiệm việc chấp hành còn có những hạn chế.
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát thực trạng QLNN đối với tổ chức và hoạt động của các dòng tu đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nguồn: Khảo sát thực tiễn của tác giả Thực tế hiện nay ở Hà Nội có 23 dòng tu đạo Công giáo với gần 100 cơ sở, tu viện; trong đó có 04 dòng tu, với 10 cơ sở, tu viện hoạt động ổn định từ năm 1954 đến nay. Còn lại 19 dòng tu với khoảng 90 tu viện và cơ sở hoạt động giáo hội tự thành lập từ năm 2000 đến nay, không đăng ký với chính quyền. Trong số 23 dòng tu của đạo Công giáo tại Hà Nội chỉ có Hội dòng Mến Thánh giá giáo phận Hưng Hóa gửi hồ sơ đăng ký hoạt động cho 05 cơ sở tu viện trực thuộc hội dòng; năm 2014, UBND huyện Thạch Thất cấp đăng ký hoạt động đối với Cộng đoàn Mến Thánh giá tại xã Dị Nậu;
UBND huyện Quốc Oai cấp đăng ký hoạt động đối với Cộng đoàn Mến Thánh giá tại xã Đại Thành [9;12;13].
Kết quả khảo sát của tác giả cũng phản ánh đúng thực trạng quản lý hoạt về tổ chức và hoạt động của các dòng tu đạo Công giáo trên địa bàn của chính quyền Thành phố, thể hiện: có 71% số ý kiến khẳng định chưa quản lý tốt; 22,5% số ý kiến cho là quản lý bình thường; chỉ có 6,5% số ý kiến cho là đã quản lý tốt.
Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra trong QLNN đối với hoạt động của dòng tu của đạo Công giáo là hết sức phức tạp liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, để giải quyết vấn đề trên. Đến nay, Chính phủ cũng chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể việc cấp phép hoạt động cho các dòng tu đạo Công giáo.
3.3.5.3. Quản lý hoạt động của chức sắc, tín đồ đạo Công giáo; quản lý đào tạo chức sắc đạo Công giáo
Quản lý việc đăng ký chương trình hoạt động và lễ hội Công giáo
Nhằm đẳm bảo cho các chương trình hoạt động của các giáo xứ, giáo họ và các dòng tu trên địa bàn ổn định, chấp hành pháp luật nhà nước, Ban Tôn giáo Thành phố
8%
23%
71%
Thực hiện tốt
Thực hiện bình thường Thực hiện chưa tốt
đã yêu cầu chính quyền cấp quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn hướng dẫn các cơ sở đạo Công giáo trên địa bàn hàng năm trước 15/10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến UBND cấp xã, quận, thành phố.
Việc đăng ký hoạt động sinh hoạt tôn giáo của các giáo xứ Hà Nội đến nay được chấp hành khá nghiêm túc, nội dung sinh hoạt tôn giáo về cơ bản đúng với nội dung đăng ký.
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đạo Công giáo có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của giáo dân đạo Công giáo. Thành phố có văn bản hướng dẫn tổ chức, quản lý lễ hội đạo Công giáo; tuy nhiên, thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hội đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, phản cảm như: mở rộng quy mô lễ hội một cách tràn lan; trách nhiệm của người quản lý còn chưa được xác định rõ ràng; ý thức của người tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi, ứng xử chưa văn hóa đối với một số lễ hội; các hiện tượng tiêu cực như xâm phạm cảnh quan môi trường, an ninh trật tự. Thực trạng trên đang làm giảm đi giá trị chân thực, vốn có và làm sai lệch giá trị, bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư luận Thủ đô [12;14].
Quản lý hoạt động của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo
Nhằm ổn định hoạt động của các chức sắc đạo Công giáo, trong những năm qua, Ban Tôn giáo Thành phố và chính quyền các quận, huyện, thị xã trên địa bàn đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền những quy định về hoạt động của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo. Đối với các tổ chức, chức sắc đạo Công giáo có những hoạt động tôn giáo trái pháp luật chính quyền Thành phố đều có công văn nhắc nhở, trấn chỉnh hoạt động; trường hợp vi phạm nhiều lần thì tiến hành xử lý hành chính.
Với quan điểm cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các chức sắc đạo Công giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật nên về cơ bản các chức sắc đạo Công giáo đều thực hiện và chấp hành tốt các quy định sinh hoạt tôn giáo của nhà nước.
Bên cạnh những ưu điểm trên, vẫn còn có những trường hợp chức sắc đạo Công giáo chưa thực sự chấp hành tốt các quy định pháp luật về hoạt động tôn giáo, như [12; 14]:
- Một số chức sắc đạo Công giáo còn thể hiện thái độ chính trị chống đối Đảng và nhà nước.
- Phát động các phong trào đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo; hiệp thông, thắp nến cầu nguyện và tổ chức khiếu kiện đông người làm mất ổn định an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội, tạo ra một hệ ý thức, tư tưởng xấu trong đội ngũ chức sắc giáo dân đạo Công giáo.
Từ khi có Pháp lệnh TNTG cùng với sự gia tăng của số lượng tín đồ trên địa bàn Thành phố, Giáo hội Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội đã tiến hành chia tách, sáp nhập 10 tổ chức tôn giáo trực thuộc: Giáo phận Hà Nội chia tách, thành lập thêm 04 giáo xứ trong đó 01 giáo xứ không có hồ sơ đăng ký; Giáo phận Hưng Hóa chia tách, thành lập thêm 09 giáo xứ, đều có hồ sơ đăng ký và được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chấp thuận [12;14].
Hiện nay, khi số lượng giáo dân ngày một ra tăng, số lượng chức sắc được đào tạo ngày một bài bản để cử về mục vụ tại các giáo xứ nên việc chia tách, thành lập mới các tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các giáo dân. Các chức sắc cũng mong muốn được mở rộng, khôi phục các hình thức tổ chức lễ nghi trước đây để phục vụ việc truyền bá tôn giáo; được chính quyền các cấp tạo điều kiện mở mang cơ sở thờ tự, các công trình phụ trợ trong hoạt động tôn giáo; được tạo điều kiện nhiều hơn trong các hoạt động tôn giáo ngoài cơ sở thừ tự.
Quản lý đào tạo chức sắc đạo Công giáo
Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc đạo Công giáo, Thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi để Giáo hội Công giáo tổ chức mở trường, mở lớp đào tạo, bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo như: Đại chủng viện Hà Nội đào tạo chủng sinh tại 02 cơ sở (40 Nhà Chung và cơ sở 2 tại Cổ Nhuế) mỗi năm chiêu sinh khoảng 50 chủng sinh theo phê duyệt của Ban Tôn giáo Chính phủ. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã xem xét, tạo điều kiện để các tôn giáo cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài như: Pháp, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Đài Loan.
Năm 2018, Đại chủng viện có hơn 1.000 người đang theo học các lớp thần học, số học viên đã tốt nghiệp trong năm là 106 người. Viện Thánh kinh Thần học có số lượng học viên là 65 người, đã tốt nghiệp trong năm là 25 người [9].
Việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc đạo Công giáo trong những năm qua được Giáo hội thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về quy chế, quy định; đối tượng, thời gian, nội dung, chương trình và số lượng các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.