Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo
2.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Công giáo ở địa bàn tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh ven biển phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1650 km2, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện (9 huyện và 1 thành phố, 20 phường, 15 thị trấn và 194 xã), dân số 1,853 triệu người [7]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 3 tôn giáo được công nhận và hoạt động, đó là: Phật giáo, Công giáo và Tin lành [8].
Đạo Công giáo Nam Định gồm trọn vẹn Giáo phận Bùi Chu và 1 phần Giáo phận Hà Nội; có 181 xứ - nhà thờ xứ (Giáo phận Bùi chu 159 xứ và Giáo phận Hà Nội
22 xứ), 645 nhà thờ họ, 513 nhà Nguyện; 02 giám mục, 191 linh mục, 134 chủng sinh đang học tại Đại chủng viện, 20 linh mục đang du học ở nước ngoài; trên 41 vạn giáo dân (chiếm 23% dân số toàn tỉnh). Toàn tỉnh có 5 dòng tu (Đa Minh, Mân Côi, Mến Thánh Giá, Thăm Viếng, Trinh Vương) với 78 cơ sở dòng và 900 nữ tu khấn trọn; 28 hội đoàn với 4.067 hội và trên 180.000 hội viên. Nam Định có Cơ sở II Đại chủng viện Hà Nội đóng tại Tòa Giám mục Bùi Chu (tháng 9/2010 khai giảng khóa đầu tiên với 33 chủng sinh), đến nay đã chiêu sinh được 5 khóa với 149 chủng viên [8;42].
Giáo hội Công giáo Nam Định có nhiều cá nhân có quan hệ rộng với những tổ chức, cá nhân giữ vai trò quan trọng trong các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước.
Hiện Nam Định có khoảng trên 400 linh mục đang hoạt động mục vụ tại các cơ sở đạo Công giáo trên phạm vi cả nước; khoảng 100 linh mục đang hoạt động mục vụ ở nước ngoài, trong đó có GM Mai Xuân Lương, quê Trực Ninh đang hoạt động mục vụ tại Califolia, GM Nguyễn Mạnh Hiếu, quê Hải Hậu, đang hoạt động mục vụ tại Toronto, Canada. Nam Định cũng là quê hương của 4 giám mục trong nước là: GM Vũ Đình Hiệu, GM Chu Văn Minh, GM Trần Xuân Tiếu và GM Nguyễn Chu Trinh [42].
Những kết quả đạt được
Những năm gần đây, cùng với việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng đối với tôn giáo, công tác QLNN đối với các hoạt động đạo Công giáo được tăng cường, dần đi vào nề nếp; các hoạt động đạo Công giáo diễn ra bình thường, thuần túy tôn giáo và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo. Các ban, ngành chức năng, các cấp trong tỉnh thường xuyên phối hợp, thống nhất tham mưu cho thường trực cấp ủy, UBND chỉ đạo và giải quyết những vụ việc liên quan đến tôn giáo theo đúng chức năng của từng cấp, đạt hiệu quả cao. Sở Nội vụ ở cấp tỉnh, phòng Nội vụ ở cấp huyện đã tham mưu xem xét, giải quyết các nhu cầu chính đáng của các giáo xứ, dòng tu đạo Công giáo kịp thời, đúng pháp luật; tạo điều kiện để chức sắc, tín đồ đạo Công giáo thực hành, bầy tỏ niềm tin tôn giáo “sống tốt đời, đẹp đạo” ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cùng với chính quyền và nhân dân toàn tỉnh xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước [8;42].
Căn cứ nội dung QLNN đối với hoạt động đạo Công giáo theo quy định của pháp luật, Ban Tôn giáo tỉnh Nam Định đã chủ động, quan tâm giải quyết những đề xuất, kiến nghị của tổ chức và cá nhân Công giáo; tham mưu UBND tỉnh kịp thời chấp
thuận, đáp ứng các nhu cầu TNTG chính đáng của nhân dân như việc tổ chức các ngày lễ trọng hàng năm và các hoạt động như: Xây sửa tôn tạo nơi thờ tự, thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở, đào tạo, thuyên chuyển, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc đạo Công giáo. Nam Định là tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện và hoàn thành việc “Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện”.
Những vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản đạo Công giáo đã có thời gian sử dụng, là việc khó khăn và phức tạp, do lịch sử để lại. Đối với mỗi vụ việc, Ban Tôn giáo tỉnh Nam Định xây dựng kế hoạch thực hiện, có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, sự điều hành kịp thời của chính quyền và sự phối hợp thống nhất trong triển khai thực hiện giữa các ban, ngành có liên quan và các tổ chức đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ. Chính vì vậy, đến nay nhà thờ Khoái Đồng, nhà thờ Phụ Long, nhà 24 Hai Bà Trưng nằm trong nội thành thành phố Nam Định, đất nhà dòng tu kín Bùi Chu, thuộc huyện Xuân Trường… đã giao lại cho Giáo hội sử dụng vào mục đích tôn giáo [8;42].
Những đề nghị của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo chưa đúng theo quy định của luật hoặc vượt thẩm quyền đều được giải thích thấu tình, đạt lý. Dù chưa được giải quyết, hay giải quyết chưa thỏa đáng, xong các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo sau khi làm việc với cơ quan QLNN, cảm thấy bằng lòng và tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với tôn giáo.
Đối với các hoạt động mang tính toàn quốc, toàn đạo Công giáo tổ chức trên địa bàn tỉnh Nam Định luôn được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, các ngành trong tỉnh như: Đại hội Tu sỹ toàn quốc, Hành hương Năm Thánh; Lễ Tấn phong Giám mục Chu Văn Minh - Giám đốc Đại chủng viện Hà Nội tại nhà thờ xứ Nam Định, của Giáo hội Công giáo,... Các cuộc lễ diễn ra trọng thể, chu đáo, với nghi thức đạo Công giáo trong sự đảm bảo, giữ gìn trật tự an ninh và chung sức của chính quyền cùng toàn thể nhân dân các địa phương nơi tổ chức.
Các ngày lễ trọng, những sự kiện lớn của đạo Công giáo, ngày tết cổ truyền của dân tộc, của các địa phương các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh, đến xã đều tổ chức các đoàn đến chức mừng, thăm hỏi, động viên chức sắc, tín đồ, người đứng đầu giáo hội, những giáo xứ, dòng tu tiêu biểu, qua đó tạo ra không khí gần gũi, hiểu biết nhau. Chức sắc, người có uy tín trong đạo Công giáo khi ốm đau, khó khăn, qua đời đều được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ, thăm viếng, chia ưu. Các đồng
chí lãnh đạo Đảng, chính quyền của tỉnh hàng năm đều có tiếp xúc, gặp gỡ với Giáo hội Công giáo tỉnh để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, của chức sắc, tín đồ; khuyến khích chức sắc đạo Công giáo tham gia các hoạt động xã hội, phát động tín đồ tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chung sức phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hưởng ứng những phong trào xã hội, trong nhiều năm qua Công giáo Nam Định đã thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động do các cấp , các ngành phát động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành phong trào “Xây dựng xứ, họ tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu”; xây dựng “Xứ, họ không ma túy”…và trở thành một điểm sáng trong phong trào đạo Công giáo cả nước trong công cuộc Công giáo đồng hành cùng dân tộc, đất nước.
Bài học kinh nghiệm của Nam Định
Có được những kết quả trên, tỉnh Nam Định rút ra một số bài học sau [8;42]:
Thứ nhất, quan tâm công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật nhà nước về TNTG. Tăng cường các hoạt động thăm hỏi, tiếp xúc tìm hiểu tâm tư, tình cảm của chức sắc, tín đồ đạo Công giáo.
Thứ hai, tăng cường QLNN đối với các hoạt động đạo Công giáo theo đúng quy định của pháp luật, thường xuyên nắm chắc tình hình đạo Công giáo và giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các chức sắc, tín đồ; xây dựng các quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong việc giải quyết đề nghị của các tổ chức, cá nhân tôn giáo.
Thứ ba, thường xuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình hoạt động của các giáo xứ, giáo hạt, các dòng tu đạo Công giáo; quan tâm, chú trọng công tác giải quyết khiếu nại nói chung, về đất đai đạo Công giáo nói riêng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong QLNN đối với hoạt động đạo Công giáo.
Thứ tư, hướng dẫn tạo điều kiện, giúp đỡ các chức sắc đạo Công giáo trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ năm, từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo và tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp.
Thứ sáu, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế phối hợp giữa chính quyền với Dân vận, MTTQ và các đoàn thể; quy chế phối hợp giữa Công an với chính quyền
trong việc đấu tranh, phòng ngừa những hành vi lợi dụng đạo Công giáo để làm việc trái pháp luật.
Thứ bảy, không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đồng bào đạo Công giáo nói riêng.
Thứ tám, duy trì chế độ giao ban nghe báo cáo tình hình tôn giáo, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo của các đơn vị.
2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Công giáo tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng giáo phận Huế có Tòa Tổng giám mục là Tổng hành dinh của Giáo tỉnh Huế, năm 2014, Tổng giáo phận Huế có 5 giáo hạt, 80 giáo xứ với 69.240 giáo dân với 5 dòng tu. Giáo phận Huế có 01 Tổng giám mục đương chức (01 đã nghỉ hưu), 120 linh mục triều, 23 linh mục dòng, 9 linh mục Hội Bích Xuân, 108 nam tu sĩ, 985 nữ tu sĩ [117,tr.48].
Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, với những thành tựu của công cuộc đổi mới và chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với sự quan tâm và chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp, tình hình hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Huế đã có những chuyển biến tích cực. Đa số những chức sắc, tín đồ đạo Công giáo yên tâm làm việc đạo, có tinh thần tích cực thực hiện đường hướng: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”. Đồng bào đạo Công giáo tại Huế đã hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn như: “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,“xóa đói, giảm nghèo”, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng hương ước, quy ước thôn, xóm,… Các dòng tu, giáo xứ đạo Công giáo cũng đã tích cực, đối thoại, phối hợp với chính quyền tại cơ sở để xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như: điện thắp sáng, đường giao thông khối xóm, trường học,… trị giá hàng chục tỷ đồng. Những hoạt động khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc trẻ mồ côi, người tàn tật, người già không nơi nương tựa, người nhiễm HIV cũng được các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo quan tâm, góp phần giảm bớt những gánh nặng cho chính quyền địa phương. Quan hệ giữa các tổ chức Giáo hội, các vị chức sắc với các cấp ủy Đảng, chính quyền ngày càng cởi mở, thân thiện, gắn kết [117,tr.49].
Cùng với những chuyển biến trên, trong những năm qua, Tổng giáo phận Huế đã có những ảnh hưởng, tác động tích cực đến đời sống xã hội không chỉ đồng bào
giáo dân mà cả những cộng đồng những người theo tôn giáo khác và xã hội trên các phương diện đời sống đạo đức, văn hóa xã hội, trật tự và an toàn xã hội.
Những bài học kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế
Có được những kết quả trên là do trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND và các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm đến việc thực hiên nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết 25- NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo; Nghị định 92/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, chính quyền Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng hệ thống chính trị, thống nhất nhận thức, tăng cường tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vùng có đông đồng bào đạo Công giáo; thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo.
Tổ chức thực hiện sâu, rộng những chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho chức sắc, tín đồ đạo Công giáo; thực hiện tốt công tác thể chế chính sách, pháp luật tôn giáo.
Xây dựng và công khai những biểu mẫu thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo, đưa lên website các cấp chính quyền; khuyến khích và tôn trọng các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo tham gia các họat động từ thiện, nhân đạo, bác ái.
Đối với những hoạt động đạo Công giáo có liên quan đến chính trị xã hội được theo dõi, uốn nắn nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và ngăn chặn kịp thời những hành vi lợi dụng đạo Công giáo vào những hoạt động ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Tăng cường các hoạt động gắn kết các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tôn giáo, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa Dân vận, MTTQ, Công an với chính quyền và các cơ quan liên quan trong công tác vận động chức sắc, tín đồ đạo Công giáo.
Đổi mới những hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, tổ chức những hoạt động quần chúng phong phú, thiết thực để thu hút và tập hợp tín đồ đạo Công giáo. Quan tâm đến đời sống, việc làm và hoàn cảnh gia đình của những cán bộ, công chức người Công giáo. Phối hợp với Giáo hội thực hiện các cuộc vận động do các cấp, các ngành tổ chức. Chính những việc làm trên đây đã góp phần tạo được những kết quả tích cực trong QLNN đối với đạo Công giáo tại Thừa Thiên Huế, đồng thời cũng hạn chế những hoạt động tiêu cực, lợi dụng đạo Công giáo để gây ảnh hưởng
tới trật tự xã hội [117,tr.49-56].
2.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Công giáo ở địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh có nhiều tôn giáo, bao gồm 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, có số lượng tín đồ đông nhất nước với hơn 1.339.426 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 60% số dân toàn tỉnh. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Tỉnh Đồng Nai đến 31/2015, toàn tỉnh có 256 giáo xứ, 01 Tòa Giám mục, 01 Đại Chủng viện, 01 Trung tâm mục vụ, 260 cộng đoàn (thuộc 82 dòng tu); về chức sắc có 2.389, với 3.448 tu sĩ, giáo dân có 873.440 người, sinh hoạt tôn giáo tại 300 cơ sở thờ tự [7].
Những kết quả đạt được
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 25-NQ/TW "Về công tác tôn giáo trong tình hình mới", Đồng Nai đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đồng Nai đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh việc tổ chức học tập quán triệt trong cán bộ, đảng viên và đoàn viên hội viên các đoàn thể, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp vận dụng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như học tập, trao đổi tài liệu hỏi đáp..., phổ biến tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW, Chương trình hành động số 55-CTr/TU của Tỉnh ủy Đồng Nai và các văn bản pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho hơn 25.000 lượt chức sắc, chức việc, tu sĩ, hơn 600.000 lượt tín đồ các tôn giáo. Qua đó, đã nâng cao nhận thức về chính sách tôn giáo, tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ý thức chấp hành pháp luật trong chức sắc, đồng bào có đạo ngày càng tự giác hơn, tinh thần đoàn kết lương giáo ngày càng được củng cố, vai trò tích cực của đồng bào có đạo được phát huy trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh [7].
Bên cạnh đó, công tác QLNN về tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo và hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật, ngày càng được tăng cường.
Trong giai đoạn 2003 - 2007, UBND tỉnh, huyện và các cơ quan chức năng đã ban hành hàng ngàn văn bản quy định, hướng dẫn QLNN về tôn giáo, về hoạt động