Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.2.1. Khái niệm môi trường; bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau về môi trường:
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm...
Theo Luật BVMT năm 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật [28].
Theo UNESCO (1981) khi nói đến môi trường cần nhắc đến khái niệm môi trường sống của con người: “Môi trường sống của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, nghệ thuật...), trong đó con người sống và bằng lao động của mình họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình”. Nhƣ vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh” của cuộc sống và sự nghỉ ngơi của con người”.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
Môi trường của một khách thể bao gồm các điểu kiện vật chất, hoàn cảnh bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Như vậy, khái niệm môi trường là một khái niệm phức tạp, có phạm vi rộng. Tuy nhiên, có những điểm chung được thống nhất: Môi trường là không gian sống của con người và nhân loại. Môi trường có thể là tổ hợp của không khí mà chúng ta thở, nước mà ta uống, thực phẩm chúng ta ăn, trái đất chúng ta ở,thành phố, làng mạc, ngôi nhà chúng ta cƣ trú, những đồ vật mà chúng ta sử dụng.
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu:
Môi trường là một hệ thống gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật.
1.2.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường không chỉ là của riêng một ai, khi làm việc gì đó hãy nghĩ rằng mỗi việc làm của chúng ta đều tác động tới môi trường. Nếu đó là tác động tốt thì chúng ta nên tích cực và phấn đấu nhiều hơn nữa. Còn nếu tác động xấu nhƣng ta không thể tránh đƣợc thì hãy làm sao cho tác động đó là tối thiểu, bởi môi trường đó chưa hẳn đã tác động đến chúng ta mà nó có tác động rất lớn đến con em chúng ta, thế hệ tương lai nói riêng và con người nói chung.
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái.
- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh.
- Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước.
- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép.
- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ.
- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
1.2.1.3. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường
Theo tài liệu Chương trình phát triển Liên hợp quốc năm 1998, khái niệm “Giáo dục môi trường là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm, kĩ năng để tự mình và tập thể đƣa ra những giải pháp giải quyết vấn đề môi trường trước mắt và lâu dài”.
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp quốc (UNESSCO) công bố tại Hội nghị Liên Chính Phủ lần thứ nhất về GDMT (tại Tbilisi - USSR - 1997) đã đƣa ra định nghĩa về GDMT nhƣ sau: “GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người kiến thức về môi trường, rèn luyện kỹ năng về môi trường, hình thành thái độ về môi trường để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề của hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể nảy sinh trong tương lai”.
Theo các quan niệm trên thì GDBVMT đƣợc hiểu nhƣ sau:
GDBVMT cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường phù hợp với lứa tuổi, thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với môi trường xung quanh. [34 Tr 3]
Định hướng cơ bản về GDBVMT cho trẻ mầm non bao gồm:
Giáo dục về môi trường là trang bị cho trẻ các kiến thức cơ bản về môi trường, các thành phần của nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cung cấp những kiến thức về những tác động của con người tới môi trường và môi trường tới con người.
Giáo dục trong môi trường là sử dụng môi trường như một nguồn lực dạy học. Giáo dục môi trường cần gắn liền với môi trường sống thực tế của trẻ.
Giáo dục vì môi trường là giáo dục hình thành ở trẻ thái độ quan tâm đến môi trường, có trách nhiệm trước các vấn đề của môi trường trên cơ sở các kiến thức về môi trường, các kĩ năng tác động đến môi trường.