Thực trạng việc tổ chức giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 63 - 76)

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.3. Thực trạng việc tổ chức giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo dựa vào cộng đồng

2.2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN

- Các nội dung giáo dục môi trường cần tăng cường cho trẻ được các đối tƣợng tham gia khảo sát lựa chọn với tỷ lệ cao tuy nhiên thực tế các nội dung GDMT cho trẻ chưa phong phú và ít được thực hiện thường xuyên.

Bảng 2.6: Nhận thức của GV, cha mẹ trẻ và cộng đồng về nội dung giáo dục môi trường cần tăng cường giáo dục cho trẻ (%)

TT Nội dung GDMT cho trẻ 5 - 6 tuổi

Đánh giá

Cần tăng cường Không cần tăng cường

GV PH GV PH

1 Nội dung 1: Con người và môi trường sống + Nhận biết MT: MT

trong trường

83,3 86,7 16,7 13,3

MN; MT ở gia đình.

+ Hiểu biết về MTXQ:

phân biệt MT sạch, MT bị ô nhiễm; Nguyên nhân làm MT bị ô nhiễm; Các hoạt động chăm só c, BVMT.

87,5 90 12,5 10

+ Quan tâm BVMT: Tiết kiệm trong sinh hoạt (điện, nước…);

Tham gia BVMT.

95,8 86,7 4,2 13,3

2 Nội dung 2: Con người với động vật, thực vật + Mối quan hệ giữa động

vật với con người, thực vật và MT.

75 70 25 30

+ Mối quan hệ giữa 70,8 83,3 29,2 16,7

thực vật với con người, động vật và MT.

+ Mối quan hệ giữa con người với động

vật, thực vật và MT.

75 66,7 25 33,3

3 Nội dung 3: Con người với một số hiện tượng thiên nhiên + Gió : Lợi ích của

gió; Tác hại của gió; Biện pháp tránh gió.

70,8 75 29,2 25

+ Nắng và mặt trời: Lợi

ích của nắng; Tác hại của nắng; Biện pháp tránhnắng.

83,3 85 16,7 15

+ Mƣa: Lợi ích của mƣa;

Tác hại của mƣa; Biện pháp tránh mƣa.

87,5 83,3 12,5 16,7

4 Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng và danh lam thắng cảnh)

+ Tác dụng của đất, biện pháp bảo vệ đất.

79,2 66,7 20,8 33,3

+ Tác dụng của nước, biện pháp bảo

vệ nguồn nước.

91,7 93,3 8,3 6,7

+ Tác dụng của rừng/cây xanh, biện

pháp bảo vệ rừng.

83,3 88,3 16,7 11,7

+ Danh lam thắng cảnh, biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh.

83,3 86,7 16,7 15,3

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy hầu hết các đối tƣợng tham gia khảo sát (giáo viên, cha mẹ trẻ) đều cho rằng những nội dung đƣợc nêu trên là cần thiết tăng cường giáo dục cho trẻ, một số nội dung được đánh giá cao trên 90% nhƣ: hiểu biết về môi trường xung quanh; quan tâm BVMT; Tiết kiệm trong sinh hoạt (điện, nước…), Tham gia BVMT; tác dụng của nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước;

Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các nội dung GDMT cho trẻ ở trường MN Đường Lâm Và MN Thanh Mỹ

TT Nội dung GDMT cho trẻ MN

Mức độ thực hiện Thường

xuyên (hàng ngày/hàng

tuần)

Thỉnh thoảng

(1- 2l/tháng)

Ít khi Không thực hiện

SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung 1: Con người và môi

trường sống

+ Nhận biết MT: MT trong trường MN; MT ở gia đình; MT công cộng.

21 87,5 3 12,5 0 0.0 0 0.0

+ Hiểu biết về MTXQ: phân biệt MT sạch, MT bị ô nhiễm; Nguyên nhân làm MT bị ô nhiễm; Các hoạt động chăm sóc, BVMT.

20 83,3 4 16,7

0 0.0 0 0.0

+ Quan tâm BVMT: Tiết kiệm trong sinh hoạt (điện, nước…);

Tham gia BVMT; Tuyên truyền BVMT đến những người xung quanh.

22 91,7 2 8,3 0 0.0 0 0.0

2 Nội dung 2: Con người với động vật, thực vật

+ Mối quan hệ giữa động vật với con người, thực vật và MT.

18 75 3 12,5 3 12,5 0 0.0

+ Mối quan hệ giữa thực vật với con người, động vật và MT.

17 70,8 5 20,8 2 8,3 0 0.0

+ Mối quan hệ giữa con người với động vật, thực vật và MT.

15 62,5 7 29,2 2 8,3 0 0.0

3 Nội dung 3: Con người với một số hiện tượng thiên nhiên

+ Gió : Lợi ích của gió; Tác hại của gió; Biện pháp tránh gió bão

19 79,2 1 4,2 4 16,6 0 0.0

+ Nắng và mặt trời: Lợi ích của nắng; Tác hại của nắng;

22 91,7 2 8,3 0 0.0 0 0.0

+ Mƣa: Lợi ích của mƣa; Tác hại của mƣa; cách bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời mƣa

21 87,5 3 12,5

0 0.0 0 0.0

4 Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng và danh lam thắng cảnh)

+ Tác dụng của đất, biện pháp bảo vệ đất.

17 70,8 5 20,8 2 8,3 0 0.0

+ Tác dụng của nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước.

16 66,7 7 29,2 1 4,2 0 0.0

+ Tác dụng của rừng/cây xanh, biện pháp bảo vệ rừng.

15 62,5 6 25 3 12,5 0 0.0

+ Danh lam thắng cảnh, biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh.

17 70,8 3 12,5 4 16,7 0 0.0

Kết quả khảo sát cho thấy các giáo viên hầu hết đã thực hiện các nội dung GDMT với mức độ khác nhau. Nội dung Con người và môi trường sống có tỷ lệ GV thường xuyên tổ chức ở mức cao nhất, Nội dung Con người với một số hiện tượng thiên nhiên cũng có tỷ lệ thường xuyên tổ

chức ở mức cao nhƣng chủ yếu tập trung vào hiện tƣợng nắng (91,7%), hiện tượng mưa (87,5%), hiện tượng gió còn ít được GV tổ chức thường xuyên. Nội dung Con người với động vật, thực vật; Con người và tài nguyên có tỷ lệ GV thường xuyên tổ chức ở mức trung bình.

Nhƣ vậy có thể nhận thấy mặc dù GV đã nhận thức đƣợc về sự cần thiết phải tăng cường các nội dung GDMT cho trẻ MN tuy nhiên thực tế khi tổ chức thì mới chỉ tập trung thực hiện ở một số nội dung, còn nhiều nội dung chưa được khai thác để dạy trẻ thường xuyên. Qua trao đổi với GV, có thể lí giải về điều này nhƣ sau: Có những nội dung GV chỉ triển khai dạy trẻ ở chủ đề có liên quan nhƣ Con người với động vật, thực vật trong chủ đề thực vật và chủ đề động vật, Con người và tài nguyên trong chủ đề quê hương đất nước. Có một số nội dung GV cho rằng khó khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Thực trạng này làm hạn chế rất nhiều đến cơ hội học tập và thực hành trải nghiệm của trẻ ở trường MN. Trên thực tế, mỗi chủ đề chỉ kéo dài từ 3 đến 4 tuần trong cả năm học và các hoạt động học chủ yếu tổ chức trên lớp vì vậy thời lƣợng để khai thác phát triển các nội dung về GDMT tích hợp trong chủ đề cũng bị hạn chế. GV ngại và né tránh các nội dung mới cũng là vấn đề khiến cho các hoạt động GDMT kém tính phong phú, mới lạ và hấp dẫn.

2.2.3.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN

Bảng 2.8. Các phương pháp giáo viên đang sử dụng để GDMT cho trẻ ở trường MN

TT Các phương pháp

Mức độ thực hiện Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Ít khi Không thực hiện

SL % SL % SL % SL %

1 Trao đổi, đàm thoại 20 83,3 4 16,7 0 0 0 0

2 Nêu gương 21 87,5 3 12,5 0 0 0 0

3 Động viên, khích lệ 22 91,7 2 8,3 0 0 0 0

4 Trực quan 12 50 10 41,7 2 8,3 0 0

5 Sử dụng tình huống có vấn đề

10 41,7 12 50 2 8,3 0 0

6 Thực hành, luyện tập 14 58,3 9 37,5 1 4,2 0 0 7 Tham quan, trải nghiệm 6 25 14 58,3 4 16,7 0 0 Các phương pháp GV sử dụng để GDMT cho trẻ là khá đa dạng, tuy nhiên nhóm phương pháp dùng lời, phương pháp nêu gương và động viên được sử dụng nhiều nhất (trên 80%). Tỷ lệ GV thường xuyên sử dụng các phương pháp trong nhóm phương pháp thực hành ở mức trung bình, phương pháp tham quan trải nghiệm chiếm tỷ lệ thấp, trong đó chiếm 25%

thường xuyên và 58,3% thỉnh thoảng. Có thể thấy, các giáo viên chú trọng tập trung vào các phương pháp dùng lời, chưa chú trọng nhiều đến phương pháp trực quan hay thực hành trải nghiệm trong việc GDMT cho trẻ.

Trên thực tế, việc GDMT cho trẻ cần tác động ở nhiều phương diện khác nhau và bằng nhiều biện pháp khác nhau. Để đảm bảo mục đích và

tính hiệu quả của việc GDMT, giáo viên không chỉ sử dụng các phương pháp dùng lời nói (động viên, nêu gương hay trao đổi đàm thoại) mà còn cần phải thường xuyên sử dụng các phương pháp trực quan và thực hành trải nghiệm, tổ chức cho trẻ đi tham quan để trẻ có nhận thức sâu sắc hơn nữa về các vấn đề môi trường đang tồn tại ở địa phương, về cách bảo vệ môi trường của địa phương và cộng đồng. Như vậy, hiệu quả tác động đến trẻ sẽ cao hơn.

2.2.3.3. Thực trạng các hoạt động GDBVMT cho trẻ mẫu giáo trên điạ bàn được chọn nghiên cứu

Thông qua khảo sát các đối tƣợng và quan sát tại địa bàn, có thể đƣa ra những nhận định sau:

Trường MN Đường Lâm đã đưa nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động giáo dục ở trường MN như giáo dục các con biết vệ sinh và giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (không viết vẽ bậy, không vứt rác bữa bãi). Mỗi năm nhà trường có tổ chức cho các con đi Trang trại Dê Trắng 1 lần (khu sinh thái phục vụ GDMT qua trải nghiệm) và theo phản ánh của các GV thì trẻ rất thích tuy nhiên phải đi xa và tốn kém chi phí.

Nhà trường có tổ chức hoạt động lao động tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, dọn dẹp vệ sinh và cảnh quan trong trường. Cha mẹ trẻ tham gia nhiệt tình, hiệu quả hoạt động cao vì có sự thay đổi về môi trường và cảnh quan trong nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động này trẻ không được tham gia nên chƣa nhận thức đƣợc nhiều, chủ yếu là Cha mẹ trẻ cùng hoạt động với nhà trường.

Nhƣ vậy, có thể thấy tại địa bàn khảo sát có xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái MT. Vấn đề được nhắc đến nhiều đó là vấn đề rác thải, nước thải chưa qua xử lý, ô nhiễm không khí tại các xưởng sản xuất và hộ gia đình chăn nuôi, ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc

bảo vệ thực vật. Địa phương xuất hiện những dịch bệnh và bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân là do vấn đề vệ sinh môi trường chưa đảm bảo. Chính quyền và nhà trường đã tổ chức một số hoạt động nhằm bảo vệ môi trường nhƣng triển khai chƣa triệt để, chƣa đi vào giải quyết đƣợc gốc của vần đề nên hiệu quả chưa cao. Đây là những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và đến cuộc sống của người dân. Do đó , cần phải có biện pháp hiệu quả và phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường của địa phương, trong đó việc nâng cao nhận thức của người dân là vấn đề quan trọng cần triển khai sớm.

Kết quả điều tra qua phiếu hỏi (câu hỏi 4 - phụ lục) có 2/24 (chiếm 8,3%) giáo viên đã GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hình thức dưới dạng các chủ đề. Và có 24/24 (Chiếm 100%) giáo viên GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động khác.

2.2.3.4 Thực trạng thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng

Thực trạng mức độ tham gia của cộng đồng trong GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay (câu hỏi 7 - phụ lục)

Đa phần giáo viên đánh giá việc tham gia GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cơ sở hiện nay là chƣa tích cực. Có 19 ý kiến (chiếm 79,2%) đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi là thỉnh thoảng, 3 ý kiến (chiếm 13,5%) đánh giá là rất ít, 2 ý kiến(chiếm 0,8%) cho rằng chƣa bao giờ.

- Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi (Câu hỏi 8 - phụ lục)

Có 16 giáo viên (chiếm 66,7%) nói ít khi mời phụ huynh tham gia vào hoạt động GDBVMT cho trẻ và có đến 8 giáo viên (chiếm 33,3%) nói mình chƣa bao giờ mời phụ huynh tham gia vào hoạt động GDBVMT cho trẻ.

Qua phỏng vấn, thảo luận nhóm chính quyền, cha mẹ trẻ và một số tổ chức xã hội đoàn thể trong xã đã đều khẳng định đã và sẽ tiếp tục tham gia khi có các hoạt động cần sự hỗ trợ:

+ Về nhân lực: Hội phụ huynh, đoàn Thanh niên và các gia đình xung quanh nhà trường đã tham gia hỗ trợ tổng vệ sinh trong và ngoài trường, hỗ trợ trồng cây. Nhà trường tổ chức cọ đường 1 năm 2 lần đều có sự tham gia tích cực của cha mẹ trẻ, cộng đồng và hiệu quả đạt đƣợc rất cao. (TLN cộng đồng, nhóm PH)

+ Về vật chất: Cha mẹ trẻ có ủng hộ tiền để nhà trường mua cây xanh, mua các thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động GDMT, có gia đình tặng cây giống cho nhà trường tổ chức hoạt động “Tết trồng cây”. Ngoài ra, cha mẹ trẻ có hỗ trợ và ủng hộ GV/nhà trường một số đồ dùng cần thiết hay đồ đã qua sử dụng khi GV kêu gọi. Sẵn sàng hỗ trợ địa điểm để trường tổ chức hoạt động GDMT khi có nội dung phù hợp.

GV có vận động phụ huynh tham gia vào một số hoạt động GDMT và nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình từ phụ huynh. Tuy nhiên phụ huynh mong muốn con em mình đƣợc thực hành nhiều hơn. Bà Phùng Thị T. phụ huynh bé M., trường MN Thanh Mỹ có trao đổi: “Nhà trường cũng có một số lần kêu gọi chúng tôi khuyên góp giấy báo, chai nhựa, đồ tái chế... để làm đồ dùng dạy học. Chúng tôi có khuyên góp nhƣng tôi chƣa thấy các cháu đƣợc cùng làm với cô”.

+ Các điều kiện khác: Chính quyền địa phương luôn luôn sẵn sàng phối hợp với nhà trường trong việc chỉ đạo, tuyên truyền đến người dân trong việc cùng tham gia giáo dục trẻ.

- Các khó khăn giáo viên thường gặp khi tổ chức hoạt động GDMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng:

Qua kết quả điều tra (câu hỏi 9 - phụ lục) ta thấy:

Có 14/24 (chiếm 58,3%) cô giáo cho rằng cơ sở vật chất của trường, lớp là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động GDMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.

Có 21/24 (chiếm 87,5%) cô giáo cho rằng khó khăn khi tổ chức HĐ giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng là do thiếu tài liệu hướng dẫn.

Có 3/24 (chiếm 12,5%) cô giáo rằng cho rằng năng lực của giáo viên gây ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng.

Có 5/24 (chiếm 20,8%) cô giáo cho rằng số trẻ trong lớp cũng gây ảnh hưởng đến việc tổ chức HD giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.

Có 16/24 (chiếm 66,7%) cô giáo cho rằng yếu tố gây ảnh hưởng là ở phía cộng đồng.

Ngoài ra, còn có một số ý kiến khác cho rằng vấn đề thời gian, lực lƣợng tham gia cũng gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.

Như vậy, có thể nhận thấy nguồn lực của địa phương phục vụ cho việc GDMT cho trẻ là không nhỏ, bao gồm cả nhân lực, vật chất và các điều kiện khác. Thực tế cho thấy các đối tƣợng đã tham gia trong những hoạt động đƣợc tổ chức tuy nhiên mức độ tham gia chƣa cao và chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng, chủ yếu là cha mẹ trẻ với nhà trường.

GVMN phải là người chủ động đưa ra các ý tưởng và đề xuất sự tham gia hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia hoạt động GD, nhà trường là nơi kết nối và phát huy tiềm năng, sức mạnh của các lực lƣợng. Thực trạng cũng cho thấy GVMN chƣa đánh giá hết đƣợc nguồn lực sẵn có từ phía cộng đồng địa phương và chưa nhiều ý tưởng khai thác nguồn lực từ địa phương. Bản thân các GV cũng chưa nhận thức tốt về việc

GD phải lấy trẻ làm trung tâm, trẻ chƣa đƣợc tạo điều kiện để tham gia nhiều vào các hoạt động BVMT (tỷ lệ đánh giá về sự tham gia của trẻ MN rất thấp). GDMT cho trẻ MN phải xác định đƣợc mục tiêu là trẻ hiểu biết về môi trường sống, trẻ hành động bảo vệ MT, hình thành ý thức, thói quen và tuyên truyền đến những người xung quanh

2.3.2.5.Thực trạng hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả GDBVMT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở hai trường MN Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội và

trường MN Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội Tên trường Số

trẻ

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Xếp loại Xếp loại Xếp loại

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Trường MN

Thanh Mỹ 30

4 9 12 5 2 12 10 6 3 12 11 4 13,3 30 40 16,7 6,7 40 33,3 20 10 40 36,7 13,3 Trường MN

Đường Lâm 30 5 9 11 5 6 11 10 3 3 12 10 5 16,7 30 36,7 16,7 20 36,7 33,3 10 10 40 33,3 16,7 Tổng ST 9 18 23 10 8 23 20 9 6 24 21 9

Tỉ lệ 15 30 38,3 16,7 13,3 38,3 33,3 15 10 40 35 15

X 24,2 24,6 24,3

24,4

Theo kết quả thu đƣợc, chúng tôi thấy rằng tiêu chí hiểu biết về môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi trường MN Đường Lâm Và MN Thanh Mỹ còn chưa cao, số trẻ đạt loại giỏi và khá chƣa cao (chiếm 45%), số trẻ đạt loại trung bình và yếu chiếm tỉ lệ lớn hơn (chiếm 55%). So sánh số trẻ đạt loại giỏi và số trẻ đạt loại yếu, chúng tôi thấy rằng số trẻ đạt loại yếu cao hơn số trẻ đạt loại giỏi (loại yếu chiếm 16,7%, loại giỏi chiếm 15%). Tiêu chí kỹ năng về môi

trường của trẻ 5 - 6 tuổi trường MN Đường Lâm Và MN Thanh Mỹ cũng chƣa cao, tuy nhiên số trẻ đạt loại khá và giỏi chiếm 51,6%, số trẻ đạt loại trung bình và yếu ít hơn (chiếm 48,5%). Tiêu chí thái độ về môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi trường MN Đường Lâm Và MN Thanh Mỹ còn thấp, số trẻ đạt loại giỏi và khá bằng số trẻ đạt loại trung bình và yếu và bằng 50%. So sánh số trẻ có thái độ với MT đạt giỏi và yếu ta thấy số trẻ đạt loại yếu (chiếm 15%) cao hơn số trẻ đạt loại giỏi(chiếm 10%).

Qua kết quả chúng ta có thể thấy rõ các điểm trung bình trên mỗi tiêu chí hiểu biết, kĩ năng, thái độ của trẻ đều nằm ở mức trung bình . Các điểm trung bình của các tiêu chí có sự chênh lệch, qua đây chúng ta cũng thấy đƣợc điểm trung bình của tiêu chí kỹ năng về môi trường của trẻ cao nhất (X=24,6) so với điểm trung bình của tiêu chí hiểu biết và kĩ năng.

Hiểu biết về MT của trẻ chƣa cao. (X= 24.2). Số trẻ đạt loại giỏi còn thấp (có 9/60, chiếm 15%). Số trẻ đạt loại yếu còn nhiều (10/60, chiếm 16,7%). Qua kết quả các bài tập của trẻ thực hiện chúng tôi nhận thấy mức độ hiểu biết của trẻ về MT qua bài tập 1 của 4 nội dung nhƣ sau: Nhìn chung các trẻ trả lời tốt các câu hỏi ở nội dung: Con người và môi trường sống, con người với tài nguyên tuy nhiên, trong nội dung thế giới thực vật, nhiều trẻ mới chỉ biết tên của một số loài cây đơn giản nhƣng chƣa biết đƣợc lợi ích chung cuả cây đối với con người. Bé Minh Tuệ kể được tên một số loài cây

“cây hoa hồng, cây bàng, cây xoài, cây rau cải, cây lúa” nhƣng bé lại không trả lời đƣợc lợi ích của cây. Nhƣ vậy, những hiểu biết của trẻ về MT chƣa đạt nhƣ mục tiêu GDMT cho trẻ đã đặt ra.

- Kỹ năng về MT của trẻ chỉ ở mức trung bình (X=24,6)

+ Số trẻ đạt loại giỏi (8/60 trẻ, chiếm 13,3%) ít hơn so với số trẻ đạt loại yếu (9/60 trẻ, chiếm 15%).

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)