Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.2.3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
1.2.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo a. Kiến thức:
- Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường.
- Trẻ biết vai trò của môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường.
b. Kĩ năng:
- Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, vệ sinh nhà ở, lớp học cây xanh, trồng và chăm sóc...
- Hợp tác với bạn bè, người thân trong việc thực hiện hành vi bảo vệ môi trường.
c. Thái độ:
- Yêu quý, gần gũi thiên nhiên.
- Yêu quê hương, đất nước, thể hiện thái độ ủng hộ với hành động bảo vệ môi trường hoặc không ủng hộ trước hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1.2.3.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
a. Nội dung GDBVMT cho trẻ MN theo các văn bản, tài liệu hướng dẫn của ngành học:
Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị đã đƣa ra nhiệm vụ “Đƣa các nội dung GDBVMT vào chương trình giáo dục các cấp học và bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Tài liệu Giúp bé bảo vệ môi trường của Hoàng Thị Thu Hương (2009) chỉ ra rằng GDBVMT cho trẻ mầm non tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Nội dung 1: Con người và môi trường sống
+ Nhận biết môi trường: môi trường trong trường MN; môi trường ở gia đình.
+ Hiểu biết về môi trường xung quanh: phân biệt môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm; Nguyên nhân làm môi trường bị ô nhiễm; Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi trường.
+ Quan tâm bảo vệ môi trường: Tiết kiệm trong sinh hoạt; Tham gia bảo vệ môi trường.
Nội dung 2: Con người với động vật, thực vật
+ Mối quan hệ giữa động vật với con người, thực vật và môi trường.
+ Mối quan hệ giữa thực vật với con người, động vật và môi trường.
+ Mối quan hệ giữa con người với động vật, thực vật và môi trường.
Nội dung 3: Con người với một số hiện tượng thiên nhiên
+ Gió : Lợi ích của gió; Tác hại của gió; Biện pháp tránh gió.
+ Nắng và mặt trời: Lợi ích của nắng; Tác hại của nắng; Biện pháp tránh nắng.
+ Mƣa: Lợi ích của mƣa; Tác hại của mƣa; Biện pháp tránh mƣa.
Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng và danh lam thắng cảnh)
+ Tác dụng của đất, biện pháp bảo vệ đất.
+ Tác dụng của nước, biện pháp bảo vệ nước.
+ Tác dụng của rừng, biện pháp bảo vệ rừng.
+ Các danh lam thắng cảnh, biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh [24].
b. Nội dung GDBVMT dựa vào cộng đồng: Trẻ cần nắm đƣợc đặc điểm MT và các điều kiện tự nhiên, xã hội tại địa phương.
+ Những vấn đề môi trường tại địa phương cần được quan tâm và tác động để thay đổi: vấn đề ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (ý thức của người dân, nhận thức về vấn đề MT, kĩ năng thực hành BVMT…)
+ Các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có tại địa phương thuận lợi cho việc triển khai GDMT dựa vào cộng đồng: sông, núi, đồng ruộng, các công trình, di tích lịch sử-văn hóa, công xưởng, xí nghiệp, nhà cửa, tập quán sinh hoạt lao động sản xuất của người dân địa phương, kinh nghiệm của người dân, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dựa vào cộng đồng tại địa phương…
1.2.3.3. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
Theo Hoàng Thị Phương, trong giáo trình GDMT cho trẻ mầm non, phương pháp GDBVMT cho trẻ mầm non được quan niệm là “phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi đƣợc thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi, trách nhiệm của trẻ
đối với môi trường xung quanh”.[34]
Phương pháp GDBVMT cho trẻ mẫu giáo là cách thức hoạt động của giáo viên và trẻ, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và trẻ hoạt động trong môi trường, nhằm giúp trẻ khám phá những điều mới lạ xunh quanh, có thái độ thân thiện, gắn bó với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của mình.
Hiện nay, việc GDBVMT cho trẻ mầm non được thực hiện dưới hình thức lồng ghép, tích hợp nội dung một cách tự nhiên, phù hợp với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cần phối hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp truyền thống và phương pháp đặc trƣng trong từng hoạt động cụ thể, nhằm tận dụng ƣu thế của mỗi phương pháp để hướng tới mục tiêu cuối cùng là cung cấp tri thức, hình thành thái độ, kỹ năng hành vi của trẻ trong việc BVMT.
GDBVMT gồm các nhóm phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp trực quan: quan sát, sử dụng tranh ảnh, phim ảnh, mô hình, biểu đồ...
Tƣ duy của trẻ em độ tuổi MN chủ yếu là tƣ duy trực quan, do đó những nội dung giáo dục truyền đạt tới trẻ muốn đạt hiệu quả cần khai thác tốt phương pháp này. Trong GDMT dựa vào cộng đồng, phương pháp trực quan được sử dụng để giúp trẻ tri giác các hiện tƣợng tự nhiên, các mẫu vật thật (con vật nuôi, cây cối, mẫu nước, mẫu đồ dùng...), các thao tác, cách thức thực hiện một hoạt động khi trải nghiệm thực tế hoặc làm thí nghiệm; tri giác qua tranh vẽ, băng hình, các hành động mẫu của người khác... Trẻ được quan sát các phương tiện trực quan trong môi trường sống hoặc được lấy từ đời sống thực tế, các thao tác, hành vi mẫu cũng đƣợc chính GV, cha mẹ trẻ, những người dân trong cộng đồng tham gia thực hiện (vd: bác nông dân thực hiện cách trồng cây, thu hoach nông sản cho trẻ quan sát, cô giáo làm chiếc vòng
tay từ vải vụn,...). Qua quan sát trực quan, trẻ nhận thức đầy đủ, chính xác về các đối tượng cũng như kĩ năng thực hành bảo vệ môi trường từ đó có hành vi đúng, thái độ và biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ môi trường.
- Nhóm phương pháp dùng lời: kể chuyện, đọc thơ, đàm thoại, câu đố...
Đây là phương pháp có giá trị bổ trợ cho phương pháp trực quan giúp tăng hiệu quả giáo dục. Trong GDMT dựa vào cộng đồng, những người tham gia hoạt động giáo dục như GV, nhân viên nhà trường, cha mẹ trẻ hay cộng đồng đều có thể trò chuyện, phân tích, giảng giải, kể chuyện, đọc thơ,...nhằm mục đích truyền đạt thông tin và thu nhận thông tin về môi trường từ trẻ, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận về các vấn đề môi trường khác nhau.
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: thử nghiệm, lao động, trò chơi, sử dụng tình huống có vấn đề, thực hành thao tác với đồ dùng, đồ chơi...
Đây là phương pháp được đề cao và có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả GDMT cho trẻ em, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không có ý nghĩa thực tiễn nếu không được thực hiện. Phương pháp thực hành trải nghiệm được thực hiện dưới các hình thức như cho trẻ làm các thí nghiệm, giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống, thực hành trong sinh hoạt... Các hoạt động này tạo điều kiện cho trẻ đƣợc thực hành, tự mình trải nghiệm qua đó hình thành kỹ năng, củng cố và chính xác hóa kiến thức. Quá trình thực hành, trải nghiệm đƣợc đƣa vào cuộc sống hàng ngày của trẻ là điều kiện quan trọng để hình thành những thói quen hành vi văn minh, thân thiện với MT sống. Các hoạt động thực hành trải nghiệm có thể diễn ra ở trong lớp, trong trường, tại gia đình hoặc ở bất kỳ địa điểm nào ở địa phương thuận tiện, phù hợp với mục đích giáo dục. Những người tham gia hỗ trợ, giám sát quá trình thực hành của trẻ không chỉ là GV mà còn là những thành viên cộng đồng cùng tham gia khác.
- Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ: Mục đích của phương pháp này là để tuyên dương, khích lệ kịp thời khi trẻ có thái độ, hành vi bảo vệ môi trường, nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ khi trẻ có thái độ và hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường. Phương pháp này có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Nếu trẻ có hành vi chƣa đúng cần nhẹ nhàng nhắc nhở để trẻ rút kinh nghiệm.
Như vậy khi sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống có khai thác các điều kiện tại địa phương về nhân lực, vật chất và các điều kiện tự nhiên sẵn có sẽ tăng cường hiệu quả GDMT đồng thời đảm bảo yêu cầu của hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng.
1.2.3.4. Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
GDBVMT cho trẻ mầm non đƣợc lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động: oạt động học tập;hoạt động vui chơi;hoạt động ngoài trời;hoạt động dạo chơi, thăm quan;hoạt động sinh hoạt hàng ngày.GDBVMT dựa vào cộng đồng cho trẻ MN có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau:
Theo mục đích và nội dung giáo dục:
+ Tổ chức các hoạt động có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ + Tổ chức nhân dịp lễ, hội, hoạt động văn hóaxã hội tại địa phương
Theo đối tượng giáo dục:
+ Tổ chức hoạt động cá nhân
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm (nhỏ, lớn) + Tổ chức hoạt động cả lớp
+ Tổ chức hoạt động liên lớp
Theo môi trường tổ chức hoạt động giáo dục:
+ Trong phạm vi lớp học
+ Bên ngoài lớp học, trong phạm vi nhà trường
+ Tại các hộ gia đình/trại chăn nuôi/xưởng sản xuất…
+ Địa điểm thiên nhiên bên ngoài: đồng ruộng, sông, hồ, rừng, biển + Công trình công cộng
Tùy từng mục đích giáo dục, nội dung và phương pháp đã xác định mà giáo viên sẽ lựa chọn hình thức tổ chức GDBVMT cho trẻ MN một cách phù hợp nhất.