Một số hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 88 - 100)

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ

3.3. Quy trình một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

3.3.3. Một số hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

Có thể thực hiện giáo dục nội dung phân loại rác, tái chế và tái sử dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng trong dự án: “Rác và Môi Trường”

- Giáo viên nêu lên ý tưởng và hướng trẻ hưởng ứng xây dựng ý tưởng.

- Giáo viên gợi ý và khuyến khích trẻ nêu lên những thắc mắc, những nội dung trẻ muốn tìm hiểu về dự án: “Rác và Môi trường”

+ Thế nào là rác?

+ Rác có ở những đâu?

+ Có những loại rác nào?

+ Ảnh hưởng của rác đến môi trường?

+ Làm gì để giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường?

+ Tái chế là gì?

+ Tái sử dụng là gì?

Dựa trên hệ thống các câu hỏi mà trẻ muốn khai thác ở dự án mà giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ tìm thông tin, chỉ dẫn, gợi ý cách triển khai dự án để tìm kiếm câu trả lời.

Ví dụ: Để trả lời câu hỏi: “Thế nào là rác? Rác có ở đâu? Có những loại rác nào? Ảnh hưởng của rác đến môi trường...” Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho trẻ cùng với người thân chụp lại hình ảnh của rác ở bất cứ nơi nào mình nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về rác trên internet... sau đó đem đến lớp chia sẻ lại cho bạn những thông tin, hình ảnh mình có đƣợc.

Giáo viên cũng có thể tổ chức cho trẻ thăm quan trường lớp, các phòng ban, bếp ăn của trường để trả lời câu hỏi: “Có những loại rác nào? Làm gì để giảm thiểu rác thải”. Có thể cho trẻ tham quan bếp ăn của trường, quan sát cách phân loại rác của các bác đầu bếp, và cùng giúp các bác nhặt rau, bóc trứng, dọn dẹp bếp và thực hành phân loại rác. Qua các hoạt động trải nghiệm mà trẻ biết phân loại rác (rác hữu cơ, rác vô cơ, rác thải tái chế).

Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham quan mô hình chăn nuôi, trồng trọt... của một số hộ gia đình gần trường để trẻ biết được các sản phẩm rác hữu cơ (rau, đồ ăn thừa...) bác nông dân dùng để làm thức ăn chăn nuôi, ủ làm phân bón cho cây trồng. Qua hoạt động tham quan trẻ đƣợc cho cá, lợn... ăn rau; đƣợc tự ủ phân bón ruộng... từ đó trẻ có thêm kiến thức và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

Tổ chức cho trẻ dạo chơi quanh trường, thăm các lớp học... và hỏi trẻ về các đồ dùng làm bằng vật liệu tái chế, tái sử dụng mà trẻ thấy. GV khơi gợi để trẻ nói tên các vật liệu tái chế, tái sử dụng mà trẻ biết. Những chiếc bánh

xe ô tô đƣợc tái chế thành bồn hoa, bàn; vỏ hộp sữa làm thành ô tô, tàu hỏa, rô bốt; Chai và hộp nhựa được tận dụng lại đựng hột hạt, đong, đo nước...Cũng có thể tổ chức cho trẻ tham quan một xưởng may gần trường và để trẻ phát hiên ra vải vụn có nhiều tác dụng, làm đƣợc nhiều sản phẩm sáng tạo đẹp.

3.3.3.2. Xây dựng 1 số hoạt động giáo dục sử dụng nguồn nước hợp lý và tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước.

Thực hiện giáo dục sử dụng nguồn nước hợp lý và tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước cho trẻ 5 - 6 tuổi trong dự án: “Nước”

Ở dự án này, trẻ sẽ tìm hiểu tất cả các vấn đề liên quan đến nước như:

+ Nước có ở đâu?

+ Có những loại nước nào?

+ Đặc điểm của nước?

+ Tác dụng của nước?

+ Thế nào là sử dụng nước hợp lý?

+ Làm sao để bảo vệ môi trường nước?

Giáo viên lập kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động triển khai dự án để trẻ có câu trả lời cho các câu hỏi về nước.

GV giao nhiệm vụ cho trẻ cùng gia đình tìm kiếm thông tin, chụp và sưu tầm tranh ảnh về nước. Qua tranh ảnh, thông tin thu thập được, GV giáo dục trẻ sử dụng nguồn nước hợp lý và tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước.

Ngoài ra, GV có thể tổ chức cho trẻ quan sát các cô đầu bếp của trường rửa rau, rửa bát; các bạn trong trường rửa tay... cho trẻ nêu nhận xét và thực hành rửa rau, rửa tay đúng cách. Có thể tổ chức cuộc thi rửa tay đúng cách, mỗi đội chơi gồm có 1 trẻ và 1 phụ huynh, các đội sẽ thi rủa tay xem đội nào rửa tay nhanh, sạch, không là bắn nước ra ngoài và tiết kiệm nước nhất. Cũng có thể tổ chức cho trẻ thực hành gieo hạt, trồng, chăm sóc cây xanh, tưới cây... thông qua các hoạt động thực tế để giáo dục trẻ sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Ở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng tích hợp giáo dục sử dụng nước hợp lý, tránh lãng phí. Như hoạt động rửa tay, rửa tay đúng cách, tắt nước khi không sử dụng, khi lấy xà phòng, không làm bắn nước vào quần áo và sàn nhà; uống nước, rót vừa đủ, không để nước tràn xuống sàn nhà, uống hết nước trong cốc.

3.3.3.3. Xây dựng 1 số hoạt động giáo dục sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng: điện, ánh sáng, gió...

 Dự án: “Điện”

Trẻ cùng phụ huynh tìm hiểu thông tin, tranh ảnh về điện, các đồ dùng điện, tai nạn điện và cách sử dụng điện hợp lý. GV có thể liên hệ với chú thợ điện đến lớp trò chuyện và chia sẻ với trẻ về điện, nguy cơ tai nạn điện, giáo dục sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn điện. Ngoài ra, GV có thể tổ chức cho trẻ tham quan các lớp học, phòng ban, khu dân cƣ và chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm trẻ,chụp hình, vẽ, ghi nhớ...việc sử dụng hợp lý/ sử dụng chƣa hợp lý nguồn điện. Giáo viên sẽ nhận xét và đƣa ra kết luận.

 Dự án: “Ánh sáng”

Cũng giống nhƣ các dự án khác, trẻ cũng đƣợc giao nhiệm vụ cùng gia đình sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu thông tin về ánh sáng, tác dụng, các loại ánh sáng (tự nhiên, nhân tạo) và cách sử dụng hợp lý ánh sáng.

Giáo viên lập kế hoạch và triển khai các hoạt động liên quan đến ánh sáng cho trẻ: nhƣ vẽ và so sánh chiếc bóng của bạn trong lớp với cô giáo; vẽ bóng của đồ chơi hình con vật, rạp chiếu phim...

GV cũng có thể tổ chức cho trẻ quan sát khu dân cƣ và ghi lại những việc người dân sử dụng ánh sáng: phơi quần áo, phơi thóc lúa,... GV tổ chức cho trẻ giặt khăn và phơi khăn để diệt khuẩn, phòng trừ dịch bệnh.

Trẻ cùng cô làm các thí nghiệm về ánh sáng: Cây đủ sáng và thiếu sáng. Tổ chức gieo hạt đỗ vào 2 chậu, 1 chậu cây để ở ngoài có đầy đủ ánh

sáng và 1 chậu cây chùm túi bóng đen và để trong phòng. Sau 1 tuần, so sánh kết quả của 2 chậu cây. Chậu cây thiếu ánh không có ánh sáng quang hợp và tổng hợp diệp lục nên có màu trắng. Chậu cây đủ sáng tươi tốt và có màu xanh. Con người cũng giống như cây, cũng cần ánh sáng để hấp thụ vitamin D cho cơ thể. Nếu được tắm nắng vào sáng sớm trước 9h và sau 5h chiều thì cơ thể sẽ hấp thu đƣợc nhiều vitamin D và khỏe mạnh, nếu đi ra nắng vào buổi trƣa thì nắng nóng sẽ làm cơ thể sẽ mệt mỏi và sinh bệnh.

Dự án: “Gió”

Giao nhiệm vụ cho trẻ cùng gia đình sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu thông tin về gió, tác dụng, các loại gió (tự nhiên, nhân tạo) và cách sử dụng hợp lý gió.

Giáo viên lập kế hoạch và triển khai các hoạt động liên quan đến gió cho trẻ: thả diều, thổi bong bóng xà phòng, chong chóng, làm quạt giấy, làm chuông gió...

GV có thể trao đổi kế hoạch với phụ huynh và mời phụ huynh cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục cùng con. Phụ huynh và con sẽ cùng nhau làm những chiếc diều và mang đến lớp khoe và chơi cùng các bạn, hay phụ huynh cũng có thể góp sách báo cũ cho lớp, trường để các con dùng sáng tạo thành chong chóng, chuông gió...

3.3.4. Gợi ý thực hiện quy trình thiết kế hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường được đề xuất

Ví dụ 1: Xây dựng hoạt động giáo dục BVMT, giáo dục hành vi phân loại rác cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.

- Bước 1: Xác định mục tiêu giáo dục BVMT, giáo dục hành vi phân loại rác:

+ Trẻ biết đặc điểm, công việc của người đầu bếp, từ đó có thái độ yêu quý, kính trọng người đầu bếp và yêu thích các món ăn, ăn hết xuất.

+ Trẻ biết phân loại rác, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

+ Rèn kỹ năng nhặt rau, bóc trứng, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.

- Bước 2: Xác định nội dung giáo dục:

Giáo dục BVMT, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.

- Bước 3: Chọn chủ đề phù hợp với nội dung: chủ đề “Nghề nghiệp”

- Bước 4: Xác định phương pháp và hình thức phù hợp với mục tiêu, nội dung , chủ đề

+ Thực hành trải nghiệm + Quan sát

+ Trò chuyện + Trò chơi

+ Sử dụng tình huống có vấn đề

- Bước 5: Chọn hoạt động giáo dục phù hợp:

Hoạt động dạo chơi/ tham quan: Dạo chơi quanh nhà bếp của trường Chuẩn bị:

- Thùng đựng rác có nắp đậy: 3 chiếc (màu xanh, đỏ, vàng) - Rau muống

- Trứng chim cút luộc chín

- Liên hệ với phía nhà bếp của trường, trao đổi nội dung buổi dạo chơi và mời bác bếp trưởng tham gia trò chuyện và làm trọng tài trong trò chơi:

“Đầu bếp tài ba”

- Nhắc nhở trẻ về những việc không đƣợc làm khi dạo chơi tại nhà bếp (không chạy nhảy, cười đùa gây ồn ào, không động vào dụng cụ nấu bếp khi chƣa đƣợc cô cho phép, không vứt rác bừa bãi...)

Tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc và di chuyển đến nhà bếp của trường.

- Giáo viên nhắc nhở trẻ chào hỏi các bác nhân viên bếp.

- Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát nhà bếp, trang phục và các hoạt động của các bác nhân viên trong nhà bếp.

- Giáo viên giới thiệu bác bếp trưởng với trẻ.

- Bác bếp trưởng tự giới thiệu về bản thân, chức vụ, công việc, trang phục và mời trẻ đặt câu hỏi mà trẻ thắc mắc.

- Giáo viên khuyến khích và cùng trẻ đặt câu hỏi cho bác bếp trưởng:

+ Hằng ngày bác đi làm lúc mấy giờ?

+ Ai là người đi chợ mua thức ăn?

+ Tại sao nhà bếp nhiều xoong nồi to vậy?

+ Nấu đồ ăn cho cả trường bác có thấy mệt không?

+ Tại sao bếp lại có tận 3 thùng rác?

+ Tại sao món ăn mỗi ngày đều khác nhau?

- Bếp trưởng trả lời các câu hỏi của trẻ và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi:

“Đầu bếp tài ba”:

+ Chia trẻ làm 3 tổ: tổ 1 sẽ làm công việc nhặt rau muống, tổ 2 và tổ 3 sẽ bóc trứng chim cút.

+ Đội nào hoàn thành công việc nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Trẻ hoàn thành trò chơi, bếp trưởng cho trẻ nhận xét về môi trường của bếp đã gọn gàng ngăn nắp chƣa? Khuyến khích trẻ đƣa ra cách giải quyết. Trẻ tự phân công công việc cho từng tổ, cá nhân. Sau khi lao động xong bếp trưởng cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường của bếp trước và sau khi lao động và nhận xét xem lớp đã phân loại rác và bỏ rác vào đúng thùng rác chƣa.

Ví dụ 2: Hoạt động GDBVMT, tái chế, tái sử dụng dựa vào cộng đồng Bước 1: Xác định mục tiêu

Trẻ có ý thức trong việc BVMT, biết đƣợc lợi ích của việc tận dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên, trong sản xuất và nguyên liệu tái sử dụng.

Bước 2: Xác định nội dung giáo dục

Làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên liệu trong thiên nhiên, trong sản xuất và nguyên liệu tái sử dụng.

Bước 3: Chọn chủ đề phù hợp với nội dung giáo dục Chủ đề: “Nghề nghiệp”

Bước 4: Xác định phương pháp, hình thức phù hợp với mục tiêu, nội dung, chủ đề

+ Thực hành, trải nghiệm + Quan sát

+ Đàm thoại

Bước 5: Chọn hoạt động giáo dục phù hợp với nội dung Hoạt động tham quan/ dạo chơi: Tham quan xưởng may Chuẩn bị:

- Kéo: đủ cho cô và trẻ

- Hạt vòng, khuy áo, dây cước, dây nhung...

- Nước uống, cốc

- Trang phục trẻ gọn gàng, đội mũ, đeo giầy hoặc dép quai hậu - Một số mẫu vòng tay, vòng cổ... làm từ vải vụn.

- Liên hệ với chủ xưởng may gần trường, trao đổi nội dung buổi dạo chơi và mời 1 cô công nhân tham gia trò chuyện với trẻ về công việc của mình và cùng trẻ tham gia làm “chiếc vòng từ vải vụn”. Sắp xếp thời gian đến bố trí không gian, địa điểm tổ chức hoạt động tạo hình tại xưởng may.

- Nhắc nhở trẻ về những việc không được làm khi dạo chơi tại xưởng may (không chạy nhảy, cười đùa gây ồn ào, không động vào máy móc, đồ dùng của xưởng may, không vứt rác bừa bãi...)

Tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc và di chuyển đến xưởng may cách trường 500m.

- Giáo viên nhắc nhở trẻ chào hỏi các bác thợ may và người lớn tuổi.

- Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát xưởng may.

- Giáo viên giới thiệu cô thợ may cho trẻ.

- Cô thợ may giới thiệu về bản thân và mời trẻ đặt câu hỏi mà trẻ thắc mắc.

- Giáo viên khuyến khích và cùng trẻ đặt câu hỏi cho cô thợ may:

+ Làm sao để may đƣợc một bộ quần áo?

+ Cô may một bộ quần áo trong bao lâu?

+ Cô có sợ bị kim đâm vào tay không? Cô đã bao giờ bị kim đâm vào tay chƣa?

+ Cô làm gì với chỗ vải vụn?

- Cô thợ may gợi trả lời câu hỏi và gợi ý tặng số vải vụn đó cho trẻ (Số vải đó đƣợc bỏ đi, nhƣng vẫn còn rất đẹp, các cháu có dùng số vải đó trong việc gì không?)

- Trẻ trả lời (làm váy cho búp bê, làm cái nơ, túi cát,...)

- Giáo viên tổ chức cho trẻ và cô thợ may làm chiếc vòng từ vải vụn:

+ Giáo viên đƣa ra chiếc vòng mẫu và tổ chức quan sát.

+ Giáo viên làm mẫu.

+ Giáo viên đƣa ra một số mẫu khác cho trẻ tham khảo.

+ Tổ chức cho trẻ cùng cô thợ may thi làm vòng xem ai làm đẹp và nhanh hơn.

- Giáo viên tổ chức cho trẻ nhặt rác, dọn vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ cảm ơn và chào tạm biệt các cô thợ may sau đó di chuyển theo đội hình 2 hàng dọc về trường.

Ví dụ 3: Xây dựng hoạt động GDBVMT, GD sử dụng tiết kiệm nước dựa vào cộng đồng

- Bước 1: Xác định mục tiêu GDBVMT, giáo dục sử dụng tiết kiệm nước: Giáo dục trẻ BVMT, biết yêu quý và chăm sóc cây xanh, sử dụng tiết kiệm nước.

- Bước 2: Xác định nội dung giáo dục: Sử dụng hợp lý nước và tiết kiệm nước

- Bước 3: Chọn chủ đề phù hợp với nội dung: chủ đề “Thực vật”

- Bước 4: Xác định phương pháp và hình thức phù hợp với mục tiêu, nội dung , chủ đề

+ Thực hành trải nghiệm + Quan sát

+ Trò chuyện

+ Sử dụng tình huống có vấn đề

- Bước 5: Chọn hoạt động giáo dục phù hợp:

Hoạt động lao động: “Chăm sóc vườn cây”

Mục đích:

- Phát triển kỹ năng quan sát, giáo dục lòng yêu lao động của trẻ.

- Giáo dục trẻ BVMT, yêu quý, chăm sóc cây, sử dụng tiết kiệm nước.

Chuẩn bị:

- Kéo, rổ đựng lá úa, dụng cụ xới đất (quốc, xẻng nhỏ, bay...), dụng cụ tưới nước...

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết, đội mũ.

- GV liên hệ với chủ vườn cây gần trường, mời chủ vườn cây cùng tham gia vào hoạt động giáo dục và tạo điều kiện cho trẻ học tập và thực hành chăm sóc cây tại vườn.

- GV xây dựng kế hoạch hoạt động và trao đổi với chủ vườn cây.

Tiến hành:

- GV tổ chức cho trẻ di chuyển an toàn đến vườn cây.

- Tổ chức cho trẻ quan sát vườn cây dưới sự hướng dẫn của bác nông dân.

- GV chia trẻ thành 3 nhóm (8 - 9 trẻ/nhóm). Mỗi nhóm thực hiện 1 công việc: tỉa lá úa, tưới nước cho cây, xới đất.

- Bác nông dân hướng dẫn trẻ đi xung quanh các luống cây, quan sát và cắt tỉa những lá ngả màu vàng úa, nâu, đen. Trẻ nhìn thấy sâu có thể dùng que để bắt hoặc nhờ cô giáo giúp.

- Bác nông dân hướng dẫn nhóm trẻ xới luống đất trống để trồng rau.

Dùng một dụng cụ (bay, quốc, xẻng...) để xới đất. Trẻ đứng ở xung quanh hốc luống để xới đất, không giẫm lên phần đất đã xới, xới đất thật kỹ cho đất nhỏ và xốp.

- Bác nông dân lấy nước vào bình và hướng dẫn trẻ tưới cây. Lượng nước tưới, cách tưới phù hợp với từng loại cây, tuổi cây (cây nhỏ, yếu không nên tưới mạnh tay để cây không bị gãy dập), tưới lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều nước gây lãng phí nước dẫn đến cây bị úng nước và chết.

- Bác nông dân hướng dẫn trẻ bỏ lá úa vừa cắt được vào thùng và đậy nắp kín để ủ thành phân bón cho cây.

- Sau khi hoàn thành công việc lao động, GV tổ chức cho trẻ ngắm nhìn vườn cây và cảm nhận việc làm của mình giúp cho cây tươi tốt, mau lớn, sớm ra hoa, quả.

- GV tổ chức cho trẻ di chuyển về trường.

- GV tổ chức cho trẻ rửa tay sau buổi lao động, GV kết hợp giáo dục trẻ sử dụng nước tiết kiệm (vặn vòi nước vừa đủ, rửa tay sạch sẽ, không vẩy nước tung tóe...).

Ví dụ 4: Xây dựng hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng điện dựa vào cộng đồng

- Bước 1: Xác định mục tiêu giáo dục sử dụng tiết kiệm điện: Trẻ có ý thức tiết kiệm điện, biết đƣợc lợi ích của việc sử dụng hợp lý nguồn điện trong sinh hoạt.

- Bước 2: Xác định nội dung giáo dục: Sử dụng hợp lý năng lượng điện và tiết kiệm điện.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)